YOMEDIA

40 câu trắc nghiệm ôn tập lần 1 về con lắc lò xo môn Vật Lý lớp 12 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nội dung Tài liệu 40 câu trắc nghiệm ôn tập về con lắc lò xo có đáp án do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức về chương dao động điều hòa trong chương trình Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021. Chúc các em học tập tốt, đạt kết quả cao.

ATNETWORK
YOMEDIA

40 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LẦN 1 VỀ CON LẮC LÒ XO

TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m = 200 g treo vào lò xo có độ cứng k = 1 N/cm. Cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với quỹ đạo dài 3 cm. Lực đàn hồi có độ lớn cực đại bằng

A. 3,5 N.                            B. 2 N.                               C. 1,5 N.                                D. 0,5 N.

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 10 cm chu kì dao động là 0,5 s. Khối lượng quả nặng m = 0,25 kg. Lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật có giá trị bằng

A. 0,4 N.                            B. 4 N.                               C. 5 N.                                D. 8 N.

Câu 3: Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m = 200 g treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 3 cm. Lực đàn hồi có độ lớn cực tiểu bằng

A. 3 N.                    B. 2 N.                    C. 1 N.                    D. 0.

Câu 4: Con lắc lò xo có m = 200 g, chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng là 30 cm dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s. Lực hồi phục tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài 33 cm là

A. 0,33 N.               B. 0,3 N.                  C. 0,6 N.                 D. 0,06 N.

Câu 5: Con lắc lò xo có độ cứng k = 40 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s. Chọn gốc toạ độ O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên và khi v = 0 thì lò xo không biến dạng. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi vật đang đi lên với vận tốc v = +80 cm/s là

A. 2,4 N.                  B. 2 N.                    C. 4,6 N.                 D. 1,6 N hoặc 6,4 N.

Câu 6: Con lắc lò xo dao động điều hoà trên phương ngang: lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật bằng 2 N và gia tốc cực đại của vật là 2 m/s2. Khối lượng của vật nặng bằng

A. 1 kg.                   B. 4 kg.                   C. 2 kg.                   D. 100 g.

Câu 7: Con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m = 100 g, chiều dài tự nhiên 20 cm treo thẳng đứng. Khi vật cân bằng lò xo có chiều dài 22,5 cm. Kích thích để con lắc dao động theo phương thẳng đứng. Thế năng của vật khi lò xo có chiều dài 24,5 cm bằng

A. 8 J.                     B. 0,02 J.                C. 8 mJ.                  D. 0,8 mJ.

Câu 8: Con lắc lò treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 3 cm rồi thả cho dao động. Hòn bi thực hiện 50 dao động mất 20 s. Lấy g = 10 m/s2. Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo khi dao động là

A. 5.                        B. 4.                        C. 7.                        D. 3.

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng. Trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 50 dao động toàn phần giữa hai vị trí mà khoảng cách 2 vị trí này là 12 cm. Cho g = 10 m/s2, lấy π2= 10. Độ biến dạng của lò xo khi hệ thống ở trạng thái cân bằng là

A. 0,36 m.               B. 0,18 m.               C. 0,30 m.               D. 0,40 m.

Câu 10: Vật có khối lượng m = 0,5 kg dao động điều hoà với tần số 0,5 Hz; khi vật có li độ 4 cm thì vận tốc là 9,42 cm/s. Lấy π2= 10. Lực hồi phục cực đại tác dụng vào vật bằng

A. 0,25 N.                B. 25 N.                  C. 2,5 N.                 D. 0,5 N.

Câu 11: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 400 g, lò xo có độ cứng k = 80 N/m, chiều dài tự nhiên 25 cm được đặt trên một mặt phẳng nghiêng có góc = 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vật nặng. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là

A. 22,5 cm.              B. 21 cm.                C. 29,5 cm.             D. 27,5 cm.

Câu 12: Con lắc lò xo gồm một lò xo thẳng đứng có đầu trên cố định, đầu dưới gắn một vật dao động điều hòa có tần số góc 10 rad/s. Lấy g = 10 m/s2. Tại vị trí cân bằng độ dãn của lò xo là

A. 9,8 cm.               B. 10 cm.                C. 4,9 cm.               D. 5 cm.

Câu 13: Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà, ở vị trí cân bằng lò xo giãn 4 cm. Khi lò xo có chiều dài cực tiểu lò xo bị nén 3 cm. Biên độ dao động của con lắc là

A. 4 cm.                  B. 1 cm.                  C. 7 cm.                  D. 3 cm.

Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật có khối lượng m = 1 kg. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới sao cho lò xo giãn đoạn 6 cm, rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hoà với năng lượng dao động là 50 mJ. Lấy g = 10 m/s2. Biên độ dao động của vật bằng

A. 2 cm.                  B. 4 cm.                  C. 6 cm.                  D. 3 cm.

Câu 15: Một vật treo vào lò xo làm nó giãn ra 4 cm. Cho g = π2=10 m/s2. Biết lực đàn hồi cực đại, cực tiểu lần lượt là 10 N và 6 N. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động lần lượt bằng

A. 25 cm và 24 cm.                                B. 26 cm và 24 cm.

C. 24 cm và 23 cm.                                D. 25 cm và 23 cm.

...

---Nội dung từ câu 16 đến câu 40 và đáp án, vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 40 câu trắc nghiệm ôn tập về con lắc lò xo môn Vật Lý 12 năm 2020-2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON