YOMEDIA

40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lý thuyết quá trình phiên mã, dịch mã Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lý thuyết quá trình phiên mã, dịch mã Sinh học 12 có đáp án nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức về quá trình phiên mã, dịch mã trong chương trình Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

ÔN TẬP LÝ THUYẾT PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp

A. ARN pôlimeraza từ mạch khuôn của ADN.                  B. tARN từ mạch khuôn của ADN.

C. mARN từ mạch khuôn của ADN.                                  D. các loại ARN từ mạch khuôn của ADN.

Câu 2: ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?

A. Từ mạch mang mã gốc.              B. Từ mạch bổ sung.

C. Từ cả hai mạch.                           D. Khi thì từ mạch, khi thì từ 2 mạch.

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo chung của các loại ARN là:

A. Hai mạch kép, cấu trúc đa phân.

B. Hai mạch xoắn kép hoặc một mạch thẳng tuỳ loại.

C. Một mạch thẳng, có cấu trúc đa phân đa phân.

D. Có cấu trúc đa phân, một mạch thẳng hoặc cuộn xoắn tuỳ loại.

Câu 4: Chức năng của tARN là

A. truyền thông tin di truyền.

B. cấu tạo ribôxôm.

C. vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã.

D. lưu giữ thông tin di truyền.

Câu 5: Chức năng của rARN là

A. vận chuyển axit amin.

B. tham gia cấu tạo ribôxôm.

C. chuyển thông tin di truyền từ ADN đến nơi tổng hợp prôtêin.

D. enzim xúc tác cho quá trình phiên mã.

Câu 6: Loại ARN nào sau đây mang anticôđon?

A.  mARN.               B.  tARN.                    C. rARN.                    D. Cả hai loại mARN và tARN.

Câu 7: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?

A. tARN và mARN.            B. mARN.                   C. tARN.                    D. rARN.

Câu 8: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit?

A. Gen.                                B. mARN                    C. rARN.                    D. tARN.

Câu 9: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã?

A. ADN pôlimeraza.                  B. Ligaza.              C. Restrictaza.        D. ARN pôlimeraza.

Câu 10:  Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:

A.  A liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X,  X liên kết với G.

C. A liên kết với U, G liên kết với X.

D. A liên kết với X, G liên kết với T.

{-- Để xem nội dung từ câu 11 - 30 của tài liệu ôn tập lý thuyết quá trình phiên mã, dịch mã Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 31: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).                 B. (3) → (1) → (2) → (4) →(5) →(6).

C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).                 D. (3 → (1) →  (4)→ (2) → (6) →)(5).

Câu 32: Ở sinh vật nhân thực, các đoạn intron của gen cấu trúc có được phiên mã và dịch mã không

A. Không được phiên mã và dịch mã.   B. Không được phiên mã nhưng được dịch mã.

C. Đều được phiên mã và dịch mã.       D. Được phiên mã nhưng không được dịch mã.

Câu 33: Đơn phân cấu tạo của prôtêin là

A. nuclêôtit.                         B. ribônuclêôtit.          C. pôlipeptit.               D. axit amin.

Câu 34: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:

A. Gen → tính trạng → ARN → prôtêin.   B. Gen → prôtêin → ARN → tính trạng.

C. Gen → ARN → prôtêin → tính trạng.   D. Gen → ARN → tính trạng → prôtêin.

Câu 35: Cùng quy định cho chuỗi pôlipeptit có số axit amin như nhau, chiều dài của gen ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

A. bằng nhau.                                               B. gen ở tế bào nhân sơ dài hơn.

C. gen ở tế bào nhân thực dài hơn.              D. tùy thuộc vào từng loài sinh vật cụ thể.

Câu 36: Anticôđon là bộ ba nằm trên cấu trúc nào sau đây?

A. mạch gốc của gen.                                 

B. mARN quy định cho một axit amin tương ứng.

C. ADN gồm 3 cặp nuclêôtit kế tiếp nhau.

D. tARN.

Câu 37: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là quá trình:

A. tự sao.                  B. sao mã.                  

C. dịch mã.               D. Cả 3 quá trình tự sao, phiên mã và dịch mã.

Câu 38: Triplet là bộ ba nuclêôtit có ở

A. mARN.                            B. tARN.        C. ADN.                                 D. rARN.

Câu 39: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.

B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc của quá trình dịch mã.

C. Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.

D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.

Câu 40: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. mARN.                         B. ADN.                            C. prôtêin.                         D. mARN và prôtêin.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lý thuyết quá trình phiên mã, dịch mã Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON