YOMEDIA

39 Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Địa lý 11 - Mức độ vận dụng có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu 39 Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Địa lý 11 - Mức độ vận dụng có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khái quát kiến thức  Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Địa lý 11  sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài một cách tốt nhất. Hy vọng các em sẽ ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây

ADSENSE
YOMEDIA

39 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHẦN KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI ĐỊA LÝ 11-

Mức độ vận dung có đáp án

Câu 1. Tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dến sự phát triển kinh tế - xã hội

  1. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật thấp
  2. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nước rút ngắn lại
  3. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  4. Thay đổi cơ cấu lao động, đầu tư nước ngoài giảm mạnh

Câu 2. Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành

  1. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
  2. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương
  3. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương
  4. 22 tỉnh, 4 khu tự trị và 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 3. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

  1. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  2. sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
  3. nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
  4. vị trí địa lí mang tính chiến lược.

Câu 4. Những quốc gia nào sau đây thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)?

A. Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.                 B. Xin-ga-po, Ca-na-đa, Đài Loan.

C. Hàn Quốc, Cô-lôm-bi-a, Thụy Điển.          D. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na.

Câu 5. Cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

  1. nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, lạc hậu.
  2. gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, môi trường.
  3. tự do hóa thương mại được mở rộng và phát triển.
  4. bị áp đặt lối sống và văn hóa của các siêu cường kinh tế.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do

A. khai thác quá mức                                      B. phát triển thủy điện.

C. mở rộng đất trồng                                      D. các vụ cháy rừng

Câu 7. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là

A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.              B. làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.

C. tác động xấu đến môi trường xã hội.         D. làm tăng cường các hoạt động tội phạm. Câu 8. Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào dưới đây?

A. EU.                       B. APEC.                    C. NAFTA.                 D. ASEAN.

Câu 9. So với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển có dân số

A. trẻ và đông hơn.   B. trẻ và ít hơn.           C. già và đông hơn.     D. già và ít hơn.

Câu 10. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì nó đã

  1. Làm xuất hiện các dịch vụ nhiều tri thức
  2. Tham gia vào quá trình sản xuất.
  3. Tạo ra nhiều ngành có hàm lượng kĩ thuật cao
  4. Trực tiếp làm ra sản phẩm.

Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng

  1. tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng rất nhanh tỉ trọng công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
  2. tăng rất nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
  3. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp và dịch vụ.
  4. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; giảm nhẹ tỉ trọng công nghiệp công nghiệp; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không thuộc hoạt động thương mại quốc tế

  1. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
  2. Tự do hóa thương mại phát triển rất nhanh.
  3. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  4. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

Câu 13. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở nào?

  1. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.
  2. Những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa- xã hội.
  3. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
  4. Những quốc gia này cùng giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 14. Đây không phải là tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội?

  1. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  2. Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.
  3. Thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế.
  4. Khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi.

Câu 15. Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?

A. Điện tử.                B. Hóa dầu.                 C. Luyện kim.             D. Chế tạo máy

Câu 16. Đâu không phải biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.        B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.       D. Chiến tranh, xung đột ngày càng tăng.

Câu 17. Gần đây tình hình kinh tế nhiều nước ở Mỹ La Tinh từng bước được cải thiện không phải do

  1. thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài.
  2. nguồn lao động đông, dồi dào.
  3. phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế.
  4. tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế.

Câu 18. Đâu không phải là đặc điểm khu vực Trung Á:

  1. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc
  2. giàu tài nguyên thiên nhiết nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng.
  3. đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).
  4. từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.

Câu 19. Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là

  1. sự cạnh tranh của các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới.
  2. nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lêch giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới.
  3. tạo việc làm, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển
  4. sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.

Câu 20. Khu vực nào từng có “Con đường tơ lụa” đi qua?

A. Đông Nam Á        B. Trung Á                  C. Tây Nam Á            D. Bắc Phi

Câu 21. Dân số thế giới đang có xu hướng già đi chủ yếu diễn ra ở nhóm nước nào?

A. Châu Phi.             B. Đang phát triển.     C. Phát triển.              D. Châu Á

Câu 22. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh ở các nước Mỹ Latinh xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

  1. Công nghiệp ở các thành thị phát triển mạnh mẽ.
  2. Các chủ trang trại chiếm phần lớn đất canh tác
  3. Tỉ suất sinh ở vùng nông thôn quá cao.
  4. An ninh ở vùng nông thôn không được đảm bảo.

Câu 23. Đồng bằng Amazôn nằm trong kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới hải dương.                                      B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Cận nhiệt Địa Trung Hải.                            D. Xích đạo.

Câu 24. Khu vực nào có hiện tượng đô thị hóa tự phát phát triển nhanh nhất thế giới?

A. Mĩ La tinh.           B. Trung Á                     C. Đông Nam Á          D. Bắc Phi.

Câu 25. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Vị trí địa lý mang tính chiến lược
  2. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
  3. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  4. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

Câu 26. Xu hướng toàn cầu hóa không phải là

  1. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
  2. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
  3. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội thế giới
  4. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học

Câu 27. Sự gia tăng loại khí thải chính nào sau đây gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. SO2.                     B. CFCs.                     C. CO2.                      D. NO2.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số thế giới?

  1. Sự bùng nổ dân số thế giới diễn ra vào nửa đầu của thế kỉ XX.
  2. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm.
  3. Nhóm nước đang phát triển chiếm phần lớn dân số.
  4. Già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.

Câu 29. Vấn đề dân số nổi bật nhất ở các nước phát triển là

A. bùng nổ dân số.                                         B. tỉ lệ dân thành thị thấp.

C. già hóa dân số.                                           D. nạn nhập cư trái phép.

Câu 30. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh không phải do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.
  2. Dân nghèo kéo ra thành phố tìm việc làm.
  3. Cải cách ruộng đất không triệt để.
  4. Các chủ trang trại chiếm hết ruộng đất.

Đáp án trắc nghiệm ôn tập phần Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Địa lý 11 

1. C

2. A

3. A

4. D

5. C

6. A

7. A

8. B

9. A

10. B

11. C

12. A

13. D

14. D

15. C

16. D

17. B

18. A

19. D

20. B

21. C

22. B

23. D

24. A

25. C

26. B

27. C

28. A

29. C

30. A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-39 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập phần Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Địa lý 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 39 Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Địa lý 11 - Mức độ vận dụng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF