YOMEDIA

114 Bài tập tổng hợp chuyên đề Andehit và Axit cacboxylic môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là 114 Bài tập tổng hợp chuyên đề Andehit và Axit cacboxylic môn Hóa học 12 năm 2019-2020 được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường trên cả nước đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm chia làm 2 phần có đáp án sẽ giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 12 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

114 BÀI TẬP TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ ANDEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC

 

Câu 1. Để trung hòa hoàn toàn 2,36 g một axit hữu cơ  X cần 80ml dung dịch NaOH 0,5 M. X là.

  A. CH3COOH.                       B. C2H5COOH.            C. C2H3COOH.            D. C2H4(COOH)2.

 Câu 2. Cho 2,2 gam hợp chất đơn chức X chứa C, H, O phản ứng hết với dung dịch AgNO3/ NH3 dư tạo ra 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:

  A. HCHO.                               B. CH2=CHCHO.          C. CH3CHO.                  D. C2H5CHO.

 Câu 3. Cho bốn hợp chất sau:

(X):

CH3CHClCHClCOOH

;

(Y):

ClCH2CH2CHClCOOH

(Z):

Cl2CHCH2CH2COOH

;

(T):

CH3CH2CCl2COOH

 

Hợp chất nào có tính axit mạnh nhất?

  A. Hợp chất  (X).                    B. Hợp chất (Y).            C. Hợp chất (Z).             D. Hợp chất (T).

 Câu 4. Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3  thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit.

A. HCHO.                              B. OHC-CHO.               C. CH3CHO.                 D. CH2=CH-CHO.

 Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng:

Xenlulozo ( + H2O, H+, to) → X ( men rượu) → Y ( men giấm) → Z ( + Y, xt, to) → T

Công thức của T là:

  A. C2H5COOH.                      B. C2H5COOCH3.         C. CH3COOH.               D. CH3COOC2H5.

 Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,360 lít CO2 (đktc) và 2,70 gam H2O. Số mol của mỗi axit lần lượt là:

  A. 0,050 và 0,050.                   B. 0,060 và 0,040.          C. 0,045 và 0,055.          D. 0,040 và 0,060.

 Câu 7. Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là:

  A. H2O, C2H5OH, CH3CHO. B. CH3CHO, H2O, C2H5OH.                                C. H2O, CH3CHO, C2H5OH.    D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.

 Câu 8. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong.

dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO.

(sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16).

  A. CH3CH2CHO.                  B. CH2 = CHCHO.       C. CH3CHO.                 D. HCHO.

 Câu 9. X là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa C, H, O. X tham gia phản ứng tráng gương và cũng tham gia phản ứng với dung dịch NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 0,3 mol gồm CO2 và H2O. X là.

  A. HCOOCH3.                       B. H- CO - CH2 - COOH.                                   

  C. H - CO - COOH.               D. HCOOH.

 Câu 10. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16).

  A. 16,20.                                 B. 6,48.                          C. 8,10.                           D. 10,12.

 Câu 11. Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?

  A. CH3COOH.                        B. CF3COOH.               C. CCl3COOH.              D. CBr3COOH.

 Câu 12. Cho 4 hợp chất sau: CH3COOH, CF3COOH, CCl3COOH, CBr3COOH.

Hợp chất có tính axit mạnh nhất là:

  A. CF3COOH.                        B. CBr3COOH.              C. CH3COOH.               D. CCl3COOH.

 Câu 13. Axit acrylic (CH2=CH−COOH) không tham gia phản ứng với.

  A. NaNO3.                              B. H2/xt.                         C. dung dịch Br2.           D. Na2CO3.

 Câu 14. Anđehit X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 36. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:

  A. 2.                                        B. 1.                               C. 3.                                D. 4.

 Câu 15. Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là:

  A. 4.                                        B. 2.                               C. 1.                                D. 3.

 Câu 16. A, B là 2 axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 4,60 gam A và 6,0 gam B tác dụng hết với kim loại Na thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của A và B lần lượt là:

  A. CH3COOH và C2H5COOH.                                      B. C3H7COOH và C4H9COOH.   

  C. HCOOH và CH3COOH.                                           D. C2H5COOH và C3H7COOH.

 Câu 17. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH.

Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là:

  A. C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH.             B. C2H5OH, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH.

  C. C6H5OH, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.             D. C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.

 Câu 18. Có 3 dung dịch: CH3CHO, CH3COOH, HCOOH đựng trong 3 lọ mất nhãn. Hoá chất có thể dùng để phân biệt ba dung dịch trên là:

  A. Quì tím, CuO.                                                           B. quỳ tím, Na.

  C. Quì tím, dung dịch AgNO3/NH3.                             D. dung dịch AgNO3/NH3, CuO.

 Câu 19. Cho axit axetic tác dụng với ancol etylic dư (H2SO4 đặc, to), kết thúc thí nghiệm thu được 0,3 mol etyl axetat với hiệu suất phản ứng là 60%. Vậy số mol axit axetic cần dùng là:

  A. 0,5 mol.                              B. 0,18 mol.                   C. 0,05 mol.                    D. 0,3 mol.

 Câu 20. Cho 4,52 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 896 ml khí (ở đktc) và m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:

  A. 5,44 gam.                            B. 6,36 gam.                   C. 5,40 gam.                   D. 6,28 gam.

 Câu 21. Chia a gam CH3COOH thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M.

Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với C2H5OH thu được m gam este (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Giá trị của m là:

  A. 8,8 gam.                              B. 35,2 gam.                   C. 21,2 gam.                   D. 17,6 gam.

 Câu 22. Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol CO2 = số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng:

  A. Anđehit hai chức no.                                                 B. Anđehit đơn chức no.

  C. anđehit không no, đơn chức.                                     D. Anđehit vòng no.

 Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit.

  A. no, đơn chức.                                                            B. no, hai chức.

  C. không no có một nối đôi, đơn chức.                         D. không no có hai nối đôi, đơn chức..     

 Câu 25. Khi cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 2 axit etanoic và metanoic. Số lượng sản phẩm có thể tạo thành của phản ứng este là:

  A. 16 sản phẩm.                      B. 17 sản phẩm.             C. 14 sản phẩm.              D. 15 sản phẩm.

 Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng sau:

\(X\,( +  {H_2} du) \to Y( +  CuO,{t^0}) \to Z( + {O_2},xt) \to axit isobutiric\)

Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ khác nhau và X chưa no. Công thức cấu tạo của X là chất nào sau đây?

  A. (CH3)2C=CHCHO.            B. CH3-H(CH3)CH2OH.                                       C. (CH3)3CCHO.           D. CH2=C(CH3)CHO.

 Câu 27. Đun nóng 18 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH có mặt H2SO4 đặc. Kết thúc thí nghiệm thu được 10,56 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá bằng.

  A. 30%.                                   B. 40%.                          C. 60%.                           D. 80%.

 Câu 28. Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5COOH, CH3COOCH3, CH3CH2CH2OH.

Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là:

A. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH3, C2H5COOH.                           

B. CH3COOCH3, CH3CH2CH2OH, CH3COOH, C2H5COOH.

C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH3,  C2H5COOH.                          

D. CH3COOH, CH3COOCH3, CH3CH2CH2OH, C2H5COOH.

 Câu 29. Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là.

  A. C3H7COOH.                     B. CH3COOH.              C. C2H5COOH.            D. HCOOH.

 Câu 30. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của xeton có công thức phân tử C5H10O?

  A. 2.                                        B. 3.                               C. 5.                                D. 4.

 Câu 31. Cho các chất sau: CH3COOH, HCOOH, C6H5OH, CH2=CHCOOH,  CH3CHO, CH3COCH3. Dãy gồm các chất không phản ứng với dung dịch Br2 là:

  A. CH3COOH, HCOOH, CH3COCH3.                        B. CH3COOH, CH3COCH3.

  C. C6H5OH, CH2=CHCOOH, CH3CHO.                     D. CH3COOH, CH3COCH3, CH3CHO.

 Câu 32. Một hỗn hợp X gồm hai anđehit A, B đơn chức. Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 86,40 gam kết tủa. Biết MA < MB. A ứng với công thức phân tử nào dưới đây?

  A. C2H3CHO.                         B. HCHO.                      C. CH3CHO.                  D. C2H5CHO.

 Câu 33. Cho các dung dịch thuốc thử: AgNO3/NH3; Br2; Na2CO3; quì tím, KMnO4. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất: etanal (anđehit axetic), propan−2−on (axeton) và pent−1−in (pentin−1) là:

  A. 1.                                        B. 4.                               C. 3.                                D. 2.

 Câu 34. Để phản ứng este hoá có hiệu suất cao hơn (tạo ra nhiều este hơn), ta có thể dùng những biện pháp nào trong số các biện pháp sau.

1) tăng nhiệt độ                        

2) dùng H+ xúc tác                 

3) tăng nồng độ axit (hay ancol).

4) chưng cất dần este ra khỏi môi trường phản ứng.

  A. 2,3.                                     B. 3,4.                            C. 3.                                D. 1,2.

 Câu 35.  Có bao nhiêu đồng phân anđehit có công thức phân tử C5H10O?

 A. 3.                                         B. 6.                              C. 5.                                 D. 4.

 Câu 36. Cho 4 axit:

CH3COOH

(X),

Cl2CHCOOH

(Y)

ClCH2COOH

(Z),

BrCH2COOH

(T)

 

Chiều tăng dần tính axit của các  axit đã cho là:

  A. Y, Z, T, X.                          B. T, Z, Y, X.                 C. X, T, Z, Y.                 D. X, Z, T, Y.

 Câu 37. Để trung hòa 6,72 gam axit cacboxylic no, đơn chức Y, cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là:

  A. CH3COOH.                        B. C2H5COOH.             C. C3H7COOH.              D. HCOOH.

 Câu 38. Chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Y có công thức phân tử C4H7O2Na. X là loại chất nào dưới đây?

  A. Axit.                                   B. Phenol.                      C. Ancol.                        D. Este.

 Câu 39. Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:

  A. T, Z, Y, X.                          B. T, X, Y, Z.                 C. Z, T, Y, X.                 D. Y, T, X, Z.

 Câu 40. Brom phản ứng với axit butiric (X) sinh ra CH3CHBrCH2COOH (Y) hoặc CH3CH2CHBrCOOH (Z) hoặc BrCH2CH2CH2COOH (T) tùy theo điều kiện phản ứng. Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của các axit trên là:

  A. T, Z, Y, X.                          B. X, Y, Z, T.                 C. Y, Z, T, X.                 D. X, T, Y, Z.

 Câu 41. Hợp chất hữu cơ X (CxHyOz) có phân tử khối nhỏ hơn 90 g/mol. X tham gia phản ứng tráng gương và có thể tác dụng với H2/Ni, t0, sinh ra một ancol có cacbon bậc bốn trong phân tử. Công thức của X là:

  A. (CH3)3CCH2CHO.             B. (CH3)2CHCHO.        C. (CH3)3CCHO.            D. (CH3)2CHCH2CHO.

 Câu 42. Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2. Số chất có phản ứng với C2H5CHO là:

  A. 1.                                        B. 2.                               C. 3.                                D. 4.

 Câu 43. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho Na = 23, Ag = 108).

  A. CH3CH(OH)CHO.            B. OHC-CHO.               C. CH3CHO.                 D. HCHO.

 Câu 44. Trong công nghiệp anđehit fomic được điều chế trực tiếp từ chất nào dưới đây?

  A. Cacbon.                              B. Metyl axetat.             C. Metanol.                     D. Etanol.

 Câu 45. Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là:

  A. 3,0 gam.                              B. 6,0 gam.                     C. 4,6 gam.                     D. 7,4 gam.

 Câu 46. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Toàn bộ lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

  A. HCHO.                               B. CH3CH2CHO.           C. CH3CHO.                  D. CH2 = CHCHO.

 Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam một axit hữu cơ nhiều lần axit người ta thu được 1,344 lít khí CO2 (đo đktc) và 0,9 gam nước. Công thức nguyên đơn giản của axit là:

  A. (C2H4O2)n.                       B. (C2H3O2)n.              C. (C3H5O2)n.               D. (C4H7O2)n.

 Câu 48. Phần 1: Cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là:

A. CH3COOH, C2H5COOH.   B. CH3COOH, C3H7COOH.                               

C. HCOOH, C3H7COOH.       D. HCOOH, C2H5COOH.

 Câu 49. Để phân biệt axit fomic và axetic có thể dùng.

  A. Cu(OH)2 ở điều kiện thường.                                  B. CaCO3.

  C. AgNO3 trong dung dịch NH3.                                D. Dung dịch NH3.

 Câu 50. Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O, trong đó cacbon chiếm 50% khối lượng. Trong A chỉ có một loại nhóm chức, khi cho 1 mol A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư ta thu được 4 mol Ag. Công thức cấu tạo của A là:

  A. OHC-(CH2)2-CHO.            B. (CHO)2.                     C. OHC-CH2-CHO.       D. HCHO.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 96. X là hợp chất hữu cơ (chứa C, H, O) trong đó hiđro chiếm 2,439% về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol nước bằng số mol X, mặt khác biết 1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol AgNO3 trong dung dịch amoniac. Công thức cấu tạo có thể có của X là:

  A. HCC-CHO.                     B. HCHO.                      C. CH3CHO.                  D. OHC-CC-CHO.

 Câu 97. Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp X thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol hỗn hợp X thì cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai axit là:

  A. CH3COOH và C2H5COOH.                                   B. HCOOH và HOOC - COOH. 

C. CH3COOH và C3H7COOH.                                    D. CH3COOH và HOOC - COOH.

 Câu 98. Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X  

A. C9H12O9.                           B. C3H4O3.                   C. C12H16O12.             D. C6H8O6.

 Câu 99. Để trung hoà 3,6 gam một axit đơn chức (X) cần 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Tên gọi của X là:

  A. axit fomic.                          B. axit metacylic.           C. Axit crylic.                 D. axit axetic.

 Câu 100. C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?

  A. 3 đồng phân.                       B. 1 đồng phân.              C. 4 đồng phân.              D. 2 đồng phân.

 Câu 101. Cho hỗn hợp HCHO và H2 dư đi qua ống đựng bột Ni đun nóng thu được hỗn hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng bình tăng 11,80 gam. Lấy toàn bộ dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,60 gam Ag. Khối lượng ancol có trong X là giá trị nào dưới đây?

  A. 1,03 gam.                            B. 8,30 gam.                   C. 9,30 gam.                   D. 10,30 gam.

Câu 103. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai axit cacboxylic thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,70 gam H2O. Hai axit trên thuộc loại nào trong những loại sau?

  A. No, đơn chức, mạch hở. B. No, đa chức.                 C. Thơm, đơn chức.       D. Không no, đơn chức.

 Câu 104. Cho 4 chất: C6H5OH, CH3COOH, H2CO3, HCOOH.

Chất có tính axit yếu nhất là:

  A. H2CO3.                               B. CH3COOH.               C. HCOOH.                   D. C6H5OH.

 Câu 105. Một hỗn hợp gồm hai anđehit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no đơn chức, mạch hở (khác HCHO). Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam Ag kim loại (hiệu suất phản ứng 100%). Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là:

  A. HCHO, C2H5CHO.            B. C3H7CHO, C4H9CHO.                                    

C. CH3CHO, C2H5CHO.         D. CH3CHO, HCHO.

 Câu 106. Số liên kết π trong công thức cấu tạo của axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở có một nối đôi là:

  A. 0.                                        B. 3.                               C. 2.                                D. 1.

Câu 109. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit cacbonxylic đơn chức cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

  A. 4,48.                                   B. 5,60.                          C. 8,96.                           D. 6,72.

 Câu 110. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,4 mol CO2. Mặt khác hiđro hoá hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,2 mol H2 (Ni, to), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thì số mol H2O thu được là bao nhiêu?

  A. 0,8 mol.                              B. 0,6 mol.                     C. 0,3 mol.                      D. 0,4 mol.

 Câu 111. Oxi hoá 2,2 gam một anđehit đơn chức X thu được 3,0 gam axit tương ứng (hiệu suất phản ứng bằng 100%). X có công thức cấu tạo nào dưới đây?

  A. CH3CHO.                                    B. CH3CH2CH2CHO.    C. CH3CH(CH3)CHO.   D. C2H5CHO.

 Câu 112. Axit fomic HCOOH có thể tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư và phản ứng khử Cu(OH)2 trong môi trường bazơ thành kết tủa màu đỏ gạch (Cu2O) vì.

  A. axit fomic là axit rất mạnh nên có khả năng phản ứng được với các chất trên.

  B. đây là những tính chất của một axit có tính oxi hóa.

  C. axit fomic thể hiện tính chất của một axit phản ứng với một bazơ là AgOH và Cu(OH)2.

  D. trong phân tử axit fomic có nhóm chức anđehit.

 Câu 113. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 3a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là:

  A. HOOC=CH2-COOH.        B. CH3-COOH.             C. HOOC=COOH.        D. CH3-CH2-COOH.

 Câu 114. Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam.

muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là.

  A. CH2=CH-COOH.            B. HC≡C-COOH.          C. CH3-CH2-COOH.     D. CH3COOH.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung 114 Bài tập tổng hợp chuyên đề Andehit và Axit cacboxylic môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON