YOMEDIA

Soạn văn 11 Thao tác lập luận bình luận tóm tắt

 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Thao tác lập luận bình luận tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách sử dụng thao tác lập luận bình luận một cách chính xác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

1. Bố cục bài học

- Khái niệm: Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.

- Mục đích: thuyết phục mọi người hiểu và đồng tình với ý kiến của mình.

- Yêu cầu: 3 yêu cầu

  • Phải có kĩ năng bình luận (lí lẽ - dẫn chứng)
  • Phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn.
  • Trình bày rõ ràng, trực tiếp bộc lộ rõ thái độ.

- Vai trò: Thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe.

- Cách làm: 3 bước

  • Nêu vấn đề bình luận.
  • Đánh giá vấn đề bình luận.
  • Bàn bạc vấn đề.

2. Hướng dẫn soạn văn bài Thao tác lập luận bình luận

Câu 1. Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hay gặp từ bình luận (bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao,…). Theo anh (chị), từ bình luận trong những trường hợp ấy mang ý nghĩa gì?

Gợi ý:

- Bình luận trong các trường hợp trên nhằm đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận về sự đúng/sai, hay/dở, lợi/hại của vấn đề.

Câu 2. Hãy tìm hiểu một lần nữa đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một)

a. Trong đoạn trích đó, tác giả có nhận định, đánh giá đúng - sai, hay - dở không? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến hay không? Nếu có thì đích cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc đó là gì?

b. Nguyễn Trường Tộ có lí do để viết Xin lập khoa luật không, nếu vào lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức?

c. Dựa vào nhận thức về ý nghĩa của từ bình luận trong mục 1, anh (chị) thấy Xin lập khoa luật có phải là một đoạn trích có tính chất bình luận không? Vì sao không thể coi đây là một đoạn trích chứng minh hay giải thích?

Gợi ý:

a. Phân tích ngữ liệu ″Xin lập khoa luật″ của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)

- Tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.

- Nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

b. Nguyễn Trường Tộ đề nghị lập khoa luật: mang tính chất bình luận.

c. Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận

- Vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với đề xuất của tác giả.

Câu 3. Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Vì sao?

Gợi ý:

Vì :

- Như vậy mới nắm vững được cách tổ chức luận cứ, luận điểm ⇒đạt tới mục đích đặt ra.

- Để vận dụng trong quá trình trình bày ⇒ tạo sự lôi cuốn, thuyết phục.

Câu 4. Tại sao có thể nói rằng con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó, phải nắm vững kĩ năng bình luận?

Gợi ý:

- Con người cần thiết bình luận, dám bình luận: để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó.

- Phải nắm kĩ năng bình luận ⇒ bình luận hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục khách quan.

3. Luyện tập

Câu hỏi: Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?

Gợi ý:

- Mục đích của giải thích là giúp người nghe (người đọc) hiểu nhận định được nêu,

- Mục đích của chứng minh là giúp họ tin rằng nhận định ấy là có căn cứ trong sự thật (hay lẽ phải). Sự giải thích, do đó, phải hướng vể những người còn chưa rõ, chưa tin.

- Trong khi ấy, mục đích cuối cùng của bình luận lại là giúp người nghe (người đọc) đánh giá hiện tượng (vấn đề) được chính xác, toàn diện, công bằng và bàn luận cùng họ về những ý nghĩa sâu rộng có thể rút ra từ hiện tượng (vấn đề) đó, bằng những ý kiến chặt chẽ, sắc sảo và mới mẻ của riêng mình. Xét về bản chất, lập luận bình luận là để dành cho những người đã biết, đã có ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) nào đó, nhưng ý kiến của họ còn khác với ý kiến của người bình luận.

=> Vì thế, yêu cầu cao nhất của hoạt động bình luận không phải là dễ hiểu (đó là yêu cầu của giải thích), hay có nhiều dẫn chứng phong phú, đáng tin cậy (đó là yêu cầu của chứng minh). Trôi chảy, hấp dẫn, giàu nhiệt tình thuyết phục, giàu tính đấu tranh cho quan điểm, ý kiến đúng đắn, đó mới là những phẩm chất thích hợp với văn bình luận.

Câu 2. Đoạn trích nào sau đây có sử dụng thao tác bình luận không? Căn cứ vào đâu để anh (chị) có thể kết luận là có (hoặc không)?

[…] Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xuất khi đua ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.

Thần chết trao lưỡi hái chó những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luận hoặc không thèm biết đến luật giao thông. Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm…

Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tiếc thay, đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15 – 19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.

Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.

Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!

(Theo Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet, ngày 12-12-2006)

Gợi ý:

Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra:

∗ Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

∗ Giải quyết vấn đề:

- Dùng lí lẽ:

+ Thần chết đã … đường phố

+ Những kẻ … giao thông

+ Những kẻ đầu …. khoái cảm

- Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

- Dẫn chứng:

+ Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

- Chỉ ra tác hại: gây ra sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước.

- Kêu gọi mọi người có ý thức tham gia giao thông và hình thành một chương trình truyền thông về an toàn giao thông.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn luận:

- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách...

- Câu bình luận logic, chặt chẽ; cách nêu dẫn chứng thuyết phục cho lập luận của mình.

Câu 3. Sau khi đọc và suy nghĩ kỹ về đoạn trích Xin lập khoa luật, anh (chị) thấy mình có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?

Gợi ý:

Để viết được bài bình luận về vai trò của luật pháp và việc giáo dục pháp luật trong xã hội, cần tập trung chú ý:

- Nêu được vai trò và ý nghĩa to lớn của luật pháp trong mỗi lĩnh vực của đời sống, nhất là trong thời đại mọi người "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" hôm nay.

- Tinh hình hiểu biết và thói quen làm việc theo pháp luật ở nước ta hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu phát triển chưa?

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiểu biết về pháp luật và sự tuân thủ pháp luật của mỗi người trong cuộc sống.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Thao tác lập luận bình luận tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thao tác lập luận bình luận.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON