YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập Oxit axit tác dụng với bazơ môn Hóa học 9

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh học tập thật tốt bộ môn Hóa học 9, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Oxit axit tác dụng với bazơ môn Hóa học 9 bên dưới đây. Tài liệu gồm phần lý thuyết, các bài tập minh họa có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, củng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ

A. LÝ THUYẾT

PTTQ

Oxit axit + bazơ  → Muối + nước

  • Oxit: CO2, SO2
  • Dung dịch ba zơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2,Ba(OH)2

Ví dụ:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

                         (muối trung hòa)

Nếu CO2 dư :  CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

                                                                (muối axit)

Chú ý: Muối sinh ra là muối trung hòa  hay muối axit phụ thuộc vào dung dịch NaOH dư hay CO2 dư.

1. Dung dịch bazơ vừa đủ hoặc dư

Sản phẩm tạo thành :  muối trung hòa (Na2CO3, CaCO3, …)

PTHH:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Dữ kiện cho: số mol oxit axit hoặc số mol bazơ.

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
  • Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành.
  • Bước 4: Từ  tỉ lệ số mol theo PTHH tìm số mol có liên quan, rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 1: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng muối tạo thành.

Ta có: nCO2 = 2,2422,4=0,1 (mol)

PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Tỉ lệ        1        2                        2       1

P/ư    0,1 ->0,2     ->0,1

Từ PTHH => Muối tạo thành là Na­2CO3 (0,1 mol)

=>mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 (g)

2. Oxit axit dư

Sản phẩm tạo thành:

  • Muối axit: CO2 dư hoàn toàn.
  • Muối axit + muối trung hòa : CO2 dư một phần.

PTHH:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O                 (1)

CO2 dư :  CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3     (2)

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3↓ + H2O

CO2 dư:  CO2 + CaCO3↓ + H2O → Ca(HCO3)2

Dữ kiện cho: Số mol oxit axit, số mol bazơ.

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
  • Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành. Từ pt (1) tìm được số mol muối trung hòa, số mol CO2 dư.
  • Bước 4: Đặt số mol CO2 dư và muối trung hòa vào pt (2). Xác định CO2 dư hay muối trung hòa dư => Tính số mol các chất liên theo chất phản ứng hết trước.
  • Bước 5: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 2: Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành.

Ta có: nCO2 = 6,7222,4=0,3 (mol)

nNaOH = C­M. V = 1.0,4 = 0,4 (mol)

PTHH:

          CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O                       (1)

Có:     0,3        0,4

P/ư:    0,2<-     0,4     -> 0,2

Theo PTHH (1) ta thấy: CO2 dư nên số mol tính theo NaOH :

=> nNa2CO3 = 0,2 (mol)

nCO2­ p/ư = 0,2 (mol) => nCO2 dư = 0,3 – 0,2 = 0, 1 (mol)

CO2 dư :  CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3               (2)

Có        :   0,1            0,2

P/ư:   :      0,1      -> 0,1                  -> 0,2

Theo PTHH (2) ta thấy, Na2CO3 dư nên số mol tính theo CO2:

nNaHCO3 = 2nCO2 = 0,1.2 = 0,2 (mol)

nNa2CO3 dư = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)

Dung dịch sau phản ứng gồm : Na2CO3 (0,1 mol), NaHCO3 (0,2 mol)

mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 (g)

mNaHCO3 = 0,2 .84 = 16,8 (g)

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

Đáp án:

Ta có: nCO2 = 5,622,4=0,25 (mol)

Ca(OH)2 dư nên chỉ xảy ra phản ứng:

              CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Tỉ lệ        1             1                 1             1

P/ư       0,25       ->0,25     ->0,15

Từ PTHH => Muối tạo thành là CaCO3 (0,25 mol)

=>mCaCO3 = m↓ =  0,25.100 = 25 (g)

Bài 2: Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Đáp án:

Ta có: nSO2 = 2,2422,4=0,1 (mol)

nNaOH = C­M. V = 1.0,15 = 0,15 (mol)

PTHH:

          SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O                       (1)

Có:     0,1        0,15

P/ư:    0,075<-     0,15     -> 0,075

Theo PTHH (1) ta thấy: SO2 dư nên số mol tính theo NaOH :

=> nNa2SO3 = 0,2 (mol)

nCO2­ p/ư = 0,075 (mol) => nCO2 dư = 0,1 – 0,075 = 0,025 (mol)

CO2 dư :  CO2   +   Na2SO3  + H2O → 2NaHSO3               (2)

Có      :    0,025          0,075

P/ư:   :      0,025      -> 0,025                  -> 0,05

Theo PTHH (2) ta thấy, Na2SO3 dư nên số mol tính theo SO2:

  • nNaHSO3 = 2nSO2 = 0,025.2 = 0,05 (mol)
  • nNa2SO3 dư = 0,075 – 0,025 = 0,05 (mol)

Dung dịch sau phản ứng gồm : Na2SO3 (0,05 mol), NaHSO3 (0,05 mol)

  • mNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 (g)
  • mNaHSO3 = 0,05 .104 = 5,2 (g)

Bài 3: Nung 2,5 g đá vôi, sản phẩm khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Tính nồng mol các chất trong X biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

 

--- Để xem nội dung đáp án của các câu hỏi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Oxit axit tác dụng với bazơ môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON