YOMEDIA

50 Câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế Địa lí 12 - Mức độ thông hiểu có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập với 50 Câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế Địa lí 12 - Mức độ thông hiểu tài liệu bao gồm những câu hỏi kiến thức về Địa lí ngành kinh tế ở mức độ thông hiểu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả đồng thời giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Địa lý 12. Hy vọng các em đạt được thành tích cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

50 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ ĐỊA 12 – MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU 

Câu 1. Vùng biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là:

A. Nam trung bộ                   B. Nam Bộ                 C. Bắc Bộ                   D. Bắc Trung Bộ

Câu 2. Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển

A. các tam giác châu với bãi triều rộng.                  B. vịnh, cửa sông, cồn cát.

C. đầm phá, bờ biển mài mòn.                                D. các vũng, vịnh nước sâu.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến 
lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.                                     B. Hải Phòng, Cần Thơ.

C. Cần Thơ, Hà Nội.                                                 D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Câu 4. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kện cho chúng ta phát triển

A. nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.

C. trồng các cây công nghiệp nhiệt đới.

D. trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

Câu 5. Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là

A. Chăn nuôi gia súc lớn.                                        B. nuôi trồng thủy sản.

C. Thâm canh, tăng vụ.                                            D. cây trồng ngắn ngày

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng ?

A. Đóng tàu.                                                              B. Chế biến nông sản.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.                                  D. Luyện kim màu.

Câu 7. Lĩnh vực được tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là

A. dịch vụ.                                                                 B. nông nghiệp.

C. tiểu thủ công nghiệp.                                            D. công nghiệp.

Câu 8. Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển

A. các tam giác châu với bãi triều rộng.                    B. các vũng, vịnh nước sâu.

C. các bờ biển mài mòn.                                           D. vịnh, cửa sông.

Câu 9. Thành tựu to lớn của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là

A. tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao.

B. tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế.

C. đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).

D. tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội được đẩy lùi.

Câu 10. Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là

A. Cửu Long và Sông Hồng.                                    B. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.                               D. Sông Hồng và Trung Bộ.

Đáp án trắc nghiệm Phần Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 12 câu 1 - 10

1. A

2. D

3. A

4. B

5. A

6. D

7. B

8. B

9. C

10. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Vùng biển có điều kiện thuận lợi nhất cho nghề làm muối là vùng biển ở Nam Trung Bộ, nơi có nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển 

=> Chọn đáp án A
Câu 2. Dạng địa hình ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển là các vũng, vịnh nước sâu

=> Chọn đáp án D

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô rất lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

=> Chọn đáp án A

Câu 4. Nền nhiệt ẩm cao tạo điều kiện phát triển nông nghiệp lúa nước, khí hậu phân mùa tạo điều kện cho chúng ta tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi 

=> Chọn đáp án B

Câu 5. Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là Chăn nuôi gia súc lớn; đây là thế mạnh của vùng đồi núi, nơi có điều kiện chăn thả và nguồn thức ăn là các đồng cỏ rộng lớn 

=> Chọn đáp án A

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là Luyện kim màu 

=> Chọn đáp án D

Câu 7. Lĩnh vực được tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 7) 

=> Chọn đáp án B

Câu 8. Dạng địa hình ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển là các vũng, vịnh nước sâu, nơi tàu thuyền dễ ra vào, neo đậu

=> Chọn đáp án B

Câu 9. Thành tựu to lớn của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là đã thu hút 
mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) (sgk Địa lí 12 trang 10)

=> Chọn đáp án C

Câu 10. Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là Nam Côn Sơn và Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 38)

=> Chọn đáp án C

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11 - 20 và lời giải chi tiết của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế môn Địa lý lớp 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 21. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là

A. Vịnh Thái Lan.                                                     B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.                                                      D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 22. Điểm nào sau đây biểu hiện chủ yếu nhất cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững?

A. Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế.

B. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí.

C. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế hợp lí và phân bố rộng khắp.

D. Cơ cấu ngành và vùng kinh tế hợp lí, kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chủ đạo

Câu 23. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là

A. các loại rau cao cấp.                                             B. lúa có chất lượng cao.

C. cây ăn quả.                                                            D. đay, cói.

Câu 24. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Trữ lượng thủy sản lớn nhất cả nước.

B. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước

C. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

D. Có nhiều cửa sông và bãi triều rộng.

Câu  25. Sự  phân  hóa của  nhân tố tự  nhiên  nào  sau đây  có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?

A. Địa hình.               B. Đất đai.                  C. Khí hậu.                D. Nguồn nước

Câu 26. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở

A. đóng góp tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta.

B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm gần đây khá ổn định.

C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.

D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Câu 27. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản

A. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến

B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến

C. Tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt

D. Hiện đại hóa các phương tiện, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ

Câu 28. Ý nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền?

A. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa

B. Năng suất lao động và năng suất cây trồng, vật nuôi thấp

C. Nông nghiệp mang tính chất tự cấp tự túc

D. Sử dụng nhiều nguời, công cụ thủ công

Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta được phân bố rộng khắp cả nước là

A. Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, có nhu cầu lớn về sản phẩm 
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

B. Gắn với các vùng chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm

C. Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp các vùng lãnh thổ, thị trường tiêu thụ rộng khắp

D. Nguyên liệu chủ yếu của  ngành  là sản phẩm từ  nông nghiệp  và thủy sản,  khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém 

Câu 30. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước có được là do

A. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế

B. sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế

C. phát huy thế mạnh từng vùng và tăng cường hội nhập quốc tế

D. sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Đáp án trắc nghiệm Phần Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 12 câu 21 - 30

21. D

22. B

23. A

24. C

25. C

26. C

27. A

28. A

29. C

30. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 21. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là Duyên hải Nam Trung Bộ do biển sâu, nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng cảng nước sâu

=> Chọn đáp án D

Câu 22. Biểu hiện chủ yếu nhất  cho một nền  kinh tế tăng trưởng bền vững  là Cơ cấu giữa  các 
ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí (xem phần mở đầu bài Chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế - sgk Địa lí 12 trang 82)

=> Chọn đáp án B

Câu 23. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có trồng các loại rau cao cấp (xem bảng 25.1 sgk Địa lí 12 trang 107-108)

=> Chọn đáp án A

Câu 24. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất nước ta do nguyên nhân chủ yếu là diện  tích mặt nước  cho  nuôi trồng thủy sản nước ngọt như  sông  ngòi, kênh rạch ao hồ lớn nhất (riêng Cà Mau, Bạc Liêu chiếm 45% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước - sgk Địa lí 12 trang 100)

=> Chọn đáp án C

Câu 25. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc - Nam và theo chiều cao địa hình nên có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án C

Câu 26. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở tỉ trọng tăng 
nhanh trong cơ cấu GDP (sgk Địa lí 12 trang 84)

=> Chọn đáp án C

Câu 27. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản là Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản (tăng sản lượng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi ven bờ) và chế biến (tăng giá trị thủy sản)

=> Chọn đáp án A

Câu 28. Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền không  bao gồm đẩy mạnh thâm canh,
chuyên môn hóa (xem các đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền ở trang 89 sgk Địa lí 12)

=> Chọn đáp án A

Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta được phân bố rộng khắp cả nước là Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp các vùng lãnh thổ, thị trường tiêu thụ rộng khắp 

=> Chọn đáp án C

Câu 30. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước có được là do phát huy thế mạnh từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế (sgk Địa lí 12 trang 85)

=> Chọn đáp án C

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 31 - 40 và lời giải chi tiết của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế môn Địa lý lớp 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trên biên giới Việt Nam- Cam-pu- chia có bao nhiêu khu kinh tế cửa khẩu?

A. 6 khu.                    B. 8 khu.                    C. 4 khu.                    D. 10 khu

Câu 42. Ý nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa?

A. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.

B. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp tăng mạnh, dịch vụ không tăng.

C. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp tăng chậm.

D. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu  
hướng tăng, nhất là ngành công nghiệp.

Câu 43. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là:

A. Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc.

B. Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU.

C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

D. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc

Câu 44. Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm

A. nâng cao tỉ lệ dân thành thị.

B. khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

C. phân bố lại dân cư.

D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội.

Câu 45. Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch về 
mặt sinh vật của nước ta?

A. Hơn 30 vườn quốc gia.

B. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.

C. Nhiều loại động vật hoang dã, thủy hải sản.

D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Câu 46. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

A. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.

B. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.

C. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.

Câu 47. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do

A. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

B. tác dụng bảo vệ môi trường.

C. mang lại hiệu quả kinh tế cao.

D. dân cư có truyền thống sản xuất.

Câu 48. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng ở miền Trung nước ta là

A. Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất.

B. Hải Phòng, Cái Lân.

C. Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải.

D. Cái Lân, Đà Nẵng.

Câu 49. Thành tựu ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là

A. Có các mạng điện thoại nội hạt, mạng đường dài, mạng cố định, mạng di động.

B. Mạng viễn thông với kĩ thuật analog.

C. Tăng trưởng với tốc độ cao.

D. Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

Câu 50. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?

A. Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng.

B. Sự khác nhau về cơ sở vật chất, hạ tầng.

C. Sự phân hóa của lượng mưa, mạng lưới sông ngòi.

D. Sự phân bố dân cư không đều.

Đáp án trắc nghiệm Phần Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 12 câu 41 - 50

41. A

42. D

43. D

44. B

45. B

46. C

47. C

48. A

49. D

50. A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trên biên giới Việt Nam- Cam-pu-chia có 6 khu kinh tế cửa khẩu: Bờ Y, Xa Mát, Mộc Bài, Đồng Tháp, An Giang, Hà Tiên

=> Chọn đáp án A

Câu 42. Biểu hiện cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa là Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, nhất là ngành công nghiệp 

=> Chọn đáp án D

Câu 43. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc (sgk Địa lí 12 trang 139)

=> Chọn đáp án D

Câu 44. Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước (sgk Địa lí 12 trang 27)

=> Chọn đáp án B

Câu 45. Biểu hiện không đúng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật  của nước ta là “Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng” vì nước khoáng, nước nóng là tài nguyên 
nước không phải tài nguyên sinh vật (sgk Địa lí 12 trang 140)

=> Chọn đáp án B

Câu 46. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ vì ở nước ta đầu vào của các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chính là nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đầu ra là thị trường tiêu thụ rộng lớn

=> Chọn đáp án C

Câu 47. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy được thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội

=> Chọn đáp án C

Câu 48. Các cảng biển và cụm cảng  quan trọng ở miền Trung nước ta là Đà Nẵng -  Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất (Atlat trang 23)

=> Chọn đáp án A

Câu 49. Thành tựu ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ (sgk Địa lí 12 trang 135)

=> Chọn đáp án D

Câu 50. Nguyên nhân chủ yếu cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông 
nghiệp khác  nhau giữa các vùng là sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng (sgk Địa lí 12 
trang 88)

=> Chọn đáp án A

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 50 Câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế Địa lí 12 - Mức độ thông hiểu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON