YOMEDIA

Giải Toán 12 SGK nâng cao Chương 2 Bài 8 Hệ phương trình mũ và logarit

 
NONE

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài tập Toán 12 nâng cao Chương 2 Bài 8 Hệ phương trình mũ và logaritđược hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Giải tích 12 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

ADSENSE

Bài 72 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải các hệ phương trình

a) \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 20\\
lo{g_4}x + lo{g_4}y = 1 + lo{g_4}9
\end{array} \right.\) 

b) \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 1\\
{4^{ - 2x}} + {4^{ - 2y}} = 0,5
\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Điều kiện: x > 0; y > 0

\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 20\\
lo{g_4}x + lo{g_4}y = 1 + lo{g_4}9
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + y = 20\\
lo{g_4}xy = lo{g_4}36
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + y = 20\\
xy = 36
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 2\\
y = 18
\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 18\\
y = 2
\end{array} \right.\)

Vậy S = {(2; 18); (18; 2)}

Câu b:

Từ phương trình thứ nhất suy ra y = 1 – x, thay vào phương trình thứ hai ta được: 

\({4^{ - 2x}} + {4^{ - 2\left( {1 - x} \right)}} = 0,5 \Leftrightarrow {\mkern 1mu} {\kern 1pt} {\mkern 1mu} {\kern 1pt} {4^{ - 2x}} + {4^{ - 2 + 2x}} = \frac{1}{2}\)

Đặt t = 4x (t > 0) ta được:

\(\begin{array}{l}
\frac{1}{t} + \frac{t}{{16}} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow 16 + {t^2} = 8t \Leftrightarrow {(t - 4)^2} = 0 \Leftrightarrow t = 4\\
 \Leftrightarrow {4^{2x}} = 4 \Leftrightarrow 2x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}
\end{array}\)

Với \(x = \frac{1}{2}\) ta có: \(y = 1 - x = 1 - \frac{1}{2} = \frac{1}{2}\)

Vậy \(S = \left\{ {\left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)} \right\}\)


Bài 73 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}
a)\left\{ \begin{array}{l}
\{ {3^{ - x}}{.2^y} = 1152\\
lo{g_{\sqrt 5 }}(x + y) = 2
\end{array} \right.\\
b)\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - {y^2} = 2\\
lo{g_2}(x + y) - lo{g_3}(x - y) = 1
\end{array} \right.
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Điều kiện: x + y > 0.
Từ phương trình thứ hai suy ra: \(x + y = {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 5 \Rightarrow y = 5 - x\) thay vào phương trình thứ nhất ta được:

\({3^{ - x}}{.2^{(5 - x)}} = 1152 \Leftrightarrow {6^{ - x}}.32 = 1152 \Leftrightarrow {6^{ - x}} = 36 \Leftrightarrow x =  - 2\)

Với x = −2 ta có y = 5 – (−2) = 7 
Vậy S = {(−2; 7)}

Câu b:

Điều kiện

\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y > 0\\
x - y > 0
\end{array} \right.\)

Đặt \({\log _2}\left( {x + y} \right),{\log _2}\left( {x - y} \right)\)

Ta được hệ 

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
u + v = 1\\
u - v{\log _3}2 = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u = 1\\
v = 0
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\log _2}\left( {x + y} \right) = 1\\
{\log _2}\left( {x - y} \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + y = 2\\
x - y = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = \frac{3}{2}\\
y = \frac{1}{2}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ {\left( {\frac{3}{2};\frac{1}{2}} \right)} \right\}\)


Bài 74 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải các phương trình

\(\begin{array}{l}
a)lo{g_2}(3 - x) + lo{g_2}(1 - x) = 3\\
b)lo{g_2}(9 - {2^x}) = {10^{log(3 - x)}}\\
c){7^{logx}} - {5^{logx + 1}} = {3.5^{\log x - 1}} - {13.7^{\log x - 1}}\\
d){6^x} + {6^{x + 1}} = {2^x} + {2^{x + 1}} + {2^{x + 2}}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Điều kiện: x > 1

\(\begin{array}{l}
lo{g_2}(3 - x) + lo{g_2}(1 - x) = 3 \Leftrightarrow lo{g_2}(3 - x)(1 - x) = 3\\
 \Leftrightarrow (3 - x)(1 - x) = 8 \Leftrightarrow {x^2} - 4x - 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 1\\
x = 5\left( L \right)
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy S = {-1}

Câu b:

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}
3 - x > 0\\
9 - {2^x} > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow x < 3\)

\(\begin{array}{l}
lo{g_2}(9 - {2^x}) = {10^{log(3 - x)}} \Leftrightarrow lo{g_2}(9 - {2^x}) = 3 - x \Leftrightarrow 9 - {2^x} = {2^{3 - x}}\\
 \Leftrightarrow 9 - {2^x} = \frac{8}{{{2^x}}} \Leftrightarrow {4^x} = {9.2^x} - 8 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{2^x} = 1\\
{2^x} = 8
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = 3\left( L \right)
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy S = {0}

Câu c:

Điều kiện: x > 0

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow {20.7^{lgx - 1}} = {28.5^{lgx - 1}}\\
 \Leftrightarrow {\left( {\frac{7}{8}} \right)^{lgx - 1}} = \frac{7}{8}\\
 \Leftrightarrow lgx - 1 = 1 \Leftrightarrow lgx = 2 \Leftrightarrow x = 100
\end{array}\)

Vậy S = {100}

Câu d:

Ta có: 

\(\begin{array}{l}
{6^x} + {6^{x + 1}} = {2^x} + {2^{x + 1}} + {2^{x + 2}}\\
 \Leftrightarrow {6^x}(1 + 6) = {2^x}(1 + 2 + {2^2})\\
 \Leftrightarrow {3^x} = 1 \Leftrightarrow x = 0
\end{array}\)

Vậy S = {0}


Bài 75 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải các phương trình

\(\begin{array}{l}

a){\mkern 1mu} {\kern 1pt} {\log _3}\left( {{3^x} - 1} \right).{\log _3}\left( {{3^{x + 1}} - 3} \right) = 12\\
b)lo{g_{x - 1}}4 = 1 + lo{g_2}(x - 1)\\
c){\mkern 1mu} {\kern 1pt} 5\sqrt {{{\log }_2}\left( { - x} \right)}  = {\log _2}\sqrt {{x^2}} \\
d){3^{lo{g_4} + \frac{1}{2}}} + {3^{lo{g_4} - \frac{1}{2}}} = \sqrt x 
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Điều kiện: x > 0

Ta có: \(lo{g_3}\left( {{3^x} - 1} \right).lo{g_3}\left( {{3^{x + 1}} - 3} \right) = 12\)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {{3^x} - 1} \right).lo{g_3}3\left( {{3^x} - 1} \right) = 12\\
 \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {{3^x} - 1} \right)\left[ {1 + lo{g_3}\left( {{3^x} - 1} \right)} \right] = 12\\
 \Leftrightarrow \log _3^2\left( {{3^x} - 1} \right) + lo{g_3}\left( {{3^x} - 1} \right) - 12 = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
lo{g_3}({3^x} - 1) =  - 4\\
lo{g_3}({3^x} - 1) = 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = lo{g_3}\frac{{82}}{{81}}\\
x = lo{g_3}28
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ {lo{g_3}28;lo{g_3}82 - 4} \right\}\)

Câu b:

Điều kiện: x > 1; x≠2

Ta có: \({\log _{x - 1}}4 = \frac{1}{{{{\log }_4}\left( {x - 1} \right)}} = \frac{2}{{{{\log }_2}\left( {x - 1} \right)}}\)

Đặt \(t = lo{g_2}(x - 1)\)

Ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}
\frac{2}{t} = 1 + t \Leftrightarrow {t^2} + t - 2 = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 1\\
t =  - 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
lo{g_2}(x - 1) = 1\\
lo{g_2}(x - 1) =  - 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 3\\
x = \frac{5}{4}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ {3;\frac{5}{4}} \right\}\)

Câu c:

Điều kiện: \(lo{g_2}( - x) \ge 0 \Leftrightarrow  - x \ge 1 \Leftrightarrow x \le  - 1\)

\(\begin{array}{l}
5\sqrt {{{\log }_2}\left( { - x} \right)}  = {\log _2}\sqrt {{x^2}}  \Leftrightarrow 5\sqrt {{{\log }_2}\left( { - x} \right)}  = {\log _2}\left( { - x} \right)\\
 \Leftrightarrow 5\sqrt t  = t,\left( {t = {{\log }_2}\left( { - x} \right) \ge 0} \right)\\
 \Leftrightarrow 25t = {t^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 0\\
t = 25
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
lo{g_2}( - x) = 0\\
lo{g_2}( - x) = 25
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 1\\
x =  - {2^{25}}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy \(S = \{  - 1; - {2^{25}}\} \)

Câu d:

Điều kiện: x > 0

Ta có: \(\sqrt x  = \sqrt {{4^{lo{g_4}x}}}  = {2^{lo{g_4}x}}\)

Do đó: 

\(\begin{array}{l}
{3^{\frac{1}{2} + {{\log }_4}x}} + {3^{{{\log }_4}x - \frac{1}{2}}} = \sqrt x  \Leftrightarrow \left( {\sqrt 3  + \frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right){3^{{{\log }_4}x}} = {2^{{{\log }_4}x}}\\
 \Leftrightarrow \frac{4}{{\sqrt 3 }} = {\left( {\frac{2}{3}} \right)^{lo{g_4}x}} \Leftrightarrow lo{g_4}x = lo{g_{\frac{2}{3}}}\frac{4}{{\sqrt 3 }}\\
 \Leftrightarrow x = {4^{lo{g_{\frac{2}{3}}}\frac{4}{{\sqrt 3 }}}}
\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ {{4^{lo{g_{\frac{2}{3}}}\frac{4}{{\sqrt 3 }}}}} \right\}\)


Bài 76 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}
a){4^{\frac{{ - 1}}{x}}} + {6^{\frac{{ - 1}}{x}}} = {9^{\frac{{ - 1}}{x}}}\\
b){4^{lnx + 1}} - 6l{n^x} - {2.3^{ln{x^2} + 2}} = 0\\
c)3\sqrt {lo{g_2}x}  - lo{g_2}8x + 1 = 0\\
d)log_{\frac{1}{2}}^2(4x) + lo{g_2}\frac{{{x^2}}}{8} = 8
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Điều kiện: x ≠ 0

Chia hai vế phương trình cho \({4^{\frac{{ - 1}}{x}}}\)  ta được \(1 + {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{^{\frac{{ - 1}}{x}}}} = {\left( {\frac{9}{4}} \right)^{^{\frac{{ - 1}}{x}}}}\)

Đặt \(t = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{^{\frac{{ - 1}}{x}}}},\left( {t > 0} \right)\) ta có phương trình:

\({t^2} - t - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\\
t = \frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}\left( L \right)
\end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l}
t = \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2} \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{ - \frac{1}{x}}} = \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2} \Leftrightarrow  - \frac{1}{x} = {\log _{\frac{2}{3}}}\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\\
 \Leftrightarrow \frac{1}{x} = {\log _{\frac{2}{3}}}{\left( {\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} \right)^{ - 1}} = {\log _{\frac{2}{3}}}\frac{{\sqrt 5  - 1}}{2}\\
 \Leftrightarrow x = {\log _{\frac{{\sqrt 5  - 1}}{2}}}\frac{3}{2}
\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ {{{\log }_{\frac{{\sqrt 5  - 1}}{2}}}\frac{3}{2}} \right\}\)

Câu b:

Điều kiện: x > 0

\(\begin{array}{l}
{4^{lnx + 1}} - 6l{n^x} - {2.3^{ln{x^2} + 2}} = 0 \Leftrightarrow {4.4^{lnx}} - {6^{lnx}} - {18.9^{lnx}} = 0\\

\end{array}\)

Chia hai vế của phương trình cho 4lnx , ta được:

\(4 - {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{lnx}} - 18{\left( {\frac{9}{4}} \right)^{lnx}} = 0\)

Đặt \(t = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{lnx}},\left( {t > 0} \right)\)

\(\begin{array}{l}
18{t^2} + t - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 49\\
t =  - \frac{1}{2}\left( L \right)
\end{array} \right.\\
t = \frac{4}{9} \Leftrightarrow {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{lnx}} = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{ - 2}} \Leftrightarrow lnx =  - 2 \Leftrightarrow x = {e^{ - 2}}
\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ {{e^{ - 2}}} \right\}\)

Câu c:

Điều kiện: \(lo{g_2}x \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\)

Đặt \(t = \sqrt {{{\log }_2}x} \left( {t \ge 0} \right) \Rightarrow {\log _2}x = {t^2}\)

\(\begin{array}{l}
3\sqrt {{{\log }_2}x}  - {\log _2}8x + 1 = 0\\
 \Leftrightarrow 3\sqrt {{{\log }_2}x}  - 3 - {\log _2}x + 1 = 0
\end{array}\)

Ta có phương trình: \(3t - 2 - {t^2} = 0\)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow {t^2} - 3t + 2 = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 1\\
t = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\sqrt {{{\log }_2}x}  = 1\\
\sqrt {{{\log }_2}x}  = 2
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{\log _2}x = 1\\
{\log _2}x = 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2\\
x = 16
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy S = {2; 16}

Câu d:

Điều kiện: x > 0. Với điều kiện ta có:     

\(\begin{array}{l}
log_{\frac{1}{2}}^2(4x) = (lo{g_{\frac{1}{2}}}4 + lo{g_{\frac{1}{2}}}x)2 = {( - 2 - lo{g_2}x)^2} = {(2 + lo{g_2}x)^2}\\
lo{g_2}\frac{{{x^2}}}{8} = lo{g_2}{x^2} - lo{g_2}8 = 2lo{g_2}x - 3
\end{array}\) 

Ta có phương trình \({(lo{g_2}x + 2)^2} + 2lo{g_2}x - 3 = 8\)

Đặt \(t = lo{g_2}x\) ta được \({\left( {t + 2} \right)^2} + 2t - 11 = 0\)

\(\begin{array}{l}
{t^2} + 6t - 7 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 1\\
t =  - 7
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
lo{g_2}x = 1\\
lo{g_2}x =  - 7
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2\\
x = {2^{ - 7}}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy \(S = \{ 2;{2^{ - 7}}\} \)


Bài 77 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải phương trình:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{a){2^{{{\sin }^2}x}} + {{4.2}^{{{\cos }^2}x}} = 6}\\
{b){4^{3 + 2\cos 2x}} - {{7.4}^{1 + \cos 2x}} = {4^{\frac{1}{2}}}}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{2^{{{\sin }^2}x}} + {4.2^{{{\cos }^2}x}} = 6\\
 \Leftrightarrow {2^{1 - {{\cos }^2}x}} + {4.2^{{{\cos }^2}x}} = 6
\end{array}\)

Đặt \(t = {2^{co{s^2}x}}(1 \le t \le 2)\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l}
\frac{2}{t} + 4t = 6 \Leftrightarrow 4{t^2} - 6t + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 1\\
t = \frac{1}{2}\left( L \right)
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow {2^{co{s^2}x}} = 1 \Leftrightarrow \cos x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z
\end{array}\)

Câu b:

Đặt \(t = {4^{t + \cos 2x}} \left( {t > 0} \right)\)

Ta có: \({4.4^{2(1 + cos2x)}} - {7.4^{1 + cos2x}} = 2\)

\(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow {2^{2 + 2cos2x}} = 2 \Leftrightarrow 2 + 2cos2x = 1\\
 \Leftrightarrow cos2x =  - \frac{1}{2} = cos\frac{{2\pi }}{3}\\
 \Leftrightarrow x =  \pm \frac{{2\pi }}{3} + k\pi ,k \in Z
\end{array}\)


Bài 78 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải phương trình:

\(\begin{array}{l}
a) {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} = x + 4 \\
b){\left( {sin\frac{\pi }{5}} \right)^x} + {\left( {cos\frac{\pi }{5}} \right)^x} = 1
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Rõ ràng x = −1 là nghiệm của phương trình

Với x < −1 ta có \({\left( {\frac{1}{3}} \right)^{ - x}} > 3 > x + 4\) phương trình không có nghiệm x < −1

Với x > −1 ta có \({\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} < {\left( {\frac{1}{3}} \right)^{ - 1}} = 3 < x + 4\) phương trình không có nghiệm x > −1

Vậy S = {-1}

Câu b:

Rõ ràng x = 2 là nghiệm của phương trình

Do \(0 < \sin \frac{\pi }{5} < 1;0 < co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5} < 1\) nên 

Nếu x > 2 thì \(\begin{array}{l}
{\left( {\sin \frac{\pi }{5}} \right)^x} < {\left( {\sin \frac{\pi }{5}} \right)^2}\,\,v\`a \,{\left( {co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5}} \right)^x} < {\left( {co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5}} \right)^2}\\
 \Rightarrow \,{\left( {\sin \frac{\pi }{5}} \right)^x} + {\left( {co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5}} \right)^2} < 1
\end{array}\)

Nếu x > 2 thì \(\begin{array}{l}
{\left( {\sin \frac{\pi }{5}} \right)^x} > {\left( {\sin \frac{\pi }{5}} \right)^2}\,\,v\`a \,{\left( {co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5}} \right)^x} > {\left( {co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5}} \right)^2}\\
 \Rightarrow \,{\left( {\sin \frac{\pi }{5}} \right)^x} + {\left( {co{\mathop{\rm s}\nolimits} \frac{\pi }{5}} \right)^2} > 1\,
\end{array}\)

Vậy S = {2}


Bài 79 trang 127 SGK Toán 12 nâng cao

Giải hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}
a)\left\{ \begin{array}{l}
{3.2^x} + {2.3^y} = 2,75\\
{2^x} - {3^y} =  - 0,75
\end{array} \right.\\
b)\left\{ \begin{array}{l}
lo{g_5}x + lo{g_5}7.lo{g_7}y = 1 + lo{g_5}2\\
3 + lo{g_2}y = lo{g_2}5(1 + 3lo{g_5}x)
\end{array} \right.
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Câu a:

 Đặt u = 2x, v = 3y (u > 0,v > 0)

Ta có hệ phương trình: 

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
3u + 2v = 2,75\\
u - v =  - 0,75
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u = \frac{1}{4}\\
v = 1
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{2^x} = \frac{1}{4}\\
{3^y} = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x =  - 2\\
y = 0
\end{array} \right.
\end{array}\)

Vậy S = {(-2; 0)}

Câu b:

Điều kiện: x > 0 và y > 0. Khi đó \({\log _5}y = {\log _5}7.{\log _7}y;lo{g_2}5.log5x = lo{g_2}x\) nên ta có thể biến đổi tương đương hệ đã cho thành:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
lo{g_5}x + lo{g_5}y = 1 + lo{g_5}2\\
3 + lo{g_2}y = lo{g_2}5 + 3lo{g_2}x
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
lo{g_5}xy = lo{g_5}10\\
lo{g_2}8y = lo{g_2}5{x^3}
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
xy = 10\left( 1 \right)\\
8y = 5{x^3}\left( 2 \right)
\end{array} \right.
\end{array}\)

Thay \(y = \frac{{5{x^3}}}{8}\) vào (1) được: \(\frac{{5{x^4}}}{8} = 10 \Leftrightarrow {x^4} = 16 \Leftrightarrow x = 2\left( {v\`i \,x > 0} \right)\)

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Toán 12 Chương 2 Bài 8 Hệ phương trình mũ và logarit được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF