Ban biên tập Toán HỌC247 đã tổng hợp và biên soạn một cách nhanh và chính xác nhất đáp án Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 Trường THPT chuyên Trần Phú HP có đáp án để gửi đến các em tham khảo. Mời các em tham khảo nội dung đề dưới đây!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 MÔN TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút |
1. Đề thi
Câu 1:Tập nghiệm của phương trình x\({{2}^{x}}=-1\) là
A. \(\left\{ 0 \right\}\). B. \(\left\{ 2 \right\}\). C. \(\left\{ 1 \right\}\). D. \(\varnothing \).
Câu 2:Tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \({{\log }_{2}}\left( x-1 \right) < 3\) là
A. \(S=\left( 1;10 \right)\). B. \(S=\left( -\infty ;9 \right)\). C. \(S=\left( 1;9 \right)\). D. \(S=\left( -\infty ;10 \right)\).
Câu 3:Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số \(y=f\left( x \right)\)đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
A. \(\left( -\infty ;1 \right)\). B. \(\left( -1;1 \right)\). C. \(\left( 0;1 \right)\). D. \(\left( 1;+\infty \right)\).
Câu 4:Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\)và có bảng xét dấu:
Hàm số \(f(x)\) có bao nhiêu điểm cực trị?
A. 4. B. 2 C. 3 D. 1.
Câu 5:Hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-9x+7\) đồng biến trên khoảng nào sau đây?
A. \(\left( -5\,;\,-2 \right)\). B. \(\left( -1\,;\,3 \right)\). C. \(\left( 1\,;\,+\infty \right)\). D. \(\left( -\infty \,;\,1 \right)\).
Câu 6:Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \({{3}^{2x}}-{{4.3}^{x}}+3=0\) bằng
A. \(4\). B. \(1\). C. \(\frac{4}{3}\). D. \(3\).
Câu 7:Khối chóp có diện tích đáy là \(B\), chiều cao bằng \(h\). Thể tích \(V\) của khối chóp là
A. \(V=\frac{1}{6}Bh\). B. \(V=\frac{1}{3}Bh\). C. \(V=\frac{1}{2}Bh\). D. \(V=Bh\).
Câu 8:Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(a\). Biết cạnh bên \(SA=2a\) và vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích của khối chóp \(S.ABCD\).
A. \(2{{a}^{3}}\). B. \(\frac{4{{a}^{3}}}{3}\). C. \(\frac{{{a}^{3}}}{3}\). D. \(\frac{2{{a}^{3}}}{3}\).
Câu 9:Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào nghịch biến trên tập số thực \(\mathbb{R}\)?
A. \(y={{\left( \frac{\pi }{3} \right)}^{x}}.\) B. \(y={{\log }_{\frac{1}{3}}}x.\) C. \(y={{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}.\) D. \(y={{\log }_{2005}}\left( 4{{x}^{2}}+1 \right).\)
Câu 10:Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng đường cong như hình vẽ?
A. \(y={{x}^{4}}-3{{x}^{2}}+2.\) B. \(y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2.\)
C. \(y=-{{x}^{4}}+3{{x}^{2}}+2.\) D. \(y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-2.\)
Câu 11:.Trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án \(\text{A, B, C, D}\) dưới đây, hàm số nào có bảng biến thiên sau?
A. \(y=\frac{-x+2}{x+1}\). B. \(y=\frac{-x-2}{x-1}\). C. \(y=\frac{-x+2}{x-1}\). D. \(y=\frac{x-2}{x+1}\).
Câu 12:Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(2a,\) cạnh bên bằng \(3a\). Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( SCD \right)\) bằng
A. \(\frac{a\sqrt{14}}{4}\). B. \(a\sqrt{14}\). C. \(\frac{a\sqrt{14}}{2}\). D. \(\frac{a\sqrt{14}}{3}\).
Câu 13:Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ
Giá trị cực tiểu của hàm số là
A. \(5\). B. \(3\). C. \(1\). D. \(0\).
Câu 14:Cho hình nón có chiều cao bằng \(8\,\text{cm}\), bán kính đáy bằng \(6\,\text{cm}\). Diện tích toàn phần của hình nón đã cho bằng
A. \(96\pi \,\,\text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}}\). B. \(84\pi \,\,\text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}}\). C. \(132\pi \,\,\text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}}\). D. \(116\pi \,\,\text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}}\).
Câu 15:Với các số thực dương \(a\), \(b\) bất kì, mệnh đề nào dưới đây sai?
A. \(\log \left( ab \right)=\log a+\log b\). B. \({{\log }_{2}}\sqrt{ab}=\frac{1}{2}{{\log }_{2}}\left( ab \right)\).
C. \({{\log }_{{{3}^{a}}}}b=a{{\log }_{3}}b\). D. \(\ln \frac{a}{b}=\ln a-\ln b\).
Câu 16:Hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\)và có bảng biến thiên như sau:
Biết \(f\left( -4 \right)>f\left( 8 \right)\), khi đó giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên \(\mathbb{R}\)bằng
A. \(9\). B. \(f\left( -4 \right)\). C. \(f\left( 8 \right)\). D. \(-4\).
Câu 17:Có bao nhiêu giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}+3x-3\) với trục \(Ox\)?
A. \(2\). B. \(0\). C. \(3\). D. \(1\).
Câu 18:Cho hình lập phương \(ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'\) cạnh bằng \(3\). Tính diện tích xung quanh \({{S}_{xq}}\) hình nón có đáy là đường tròn nội tiếp hình vuông \(ABCD\) và đỉnh là tâm hình vuông \({A}'{B}'{C}'{D}'\).
A. \({{S}_{xq}}=8\sqrt{3}\pi \) B. \({{S}_{xq}}=\frac{9\sqrt{5}\pi }{4}\) C. \({{S}_{xq}}=\frac{9\sqrt{5}\pi }{2}\) D. \({{S}_{xq}}=8\sqrt{5}\pi \)
Câu 19:Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có số hạng đầu \({{u}_{1}}=3\) và công sai \(d=2\). Giá trị của \({{u}_{7}}\) bằng:
A. \(15\) B. \(19\). C. \(17\). D. \(13\).
Câu 20:Thể tích của khối hình hộp chữ nhật có các kích thước lần lượt là \(a\);\(2a\);\(3a\) bằng bao nhiêu?
A. \(3{{a}^{3}}\). B. \({{a}^{3}}\). C. \(2{{a}^{3}}\) D. \(6{{a}^{3}}\)
...
2. Đáp án
BẢNG ĐÁP ÁN
1.D |
2.C |
3.C |
4.B |
5.A |
6.B |
7.B |
8.D |
9.C |
10.A |
11.B |
12.C |
13.C |
14.A |
15.C |
16.C |
17.D |
18.B |
19.A |
20.D |
21.C |
22.D |
23.D |
24.B |
25.C |
26.B |
27.A |
28.B |
29.B |
30.A |
31.D |
32.C |
33.A |
34.A |
35.C |
36.D |
37.B |
38.B |
39.B |
40.A |
41.D |
42.D |
43.A |
44.C |
45.D |
46.D |
47.B |
48.C |
49.A |
50.C |
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:Tập nghiệm của phương trình x\({{2}^{x}}=-1\) là
A. \(\left\{ 0 \right\}\). B. \(\left\{ 2 \right\}\). C. \(\left\{ 1 \right\}\). D. \(\varnothing \).
Lời giải
Chọn D
Vì \({{2}^{x}}>0\)nên phương trình \({{2}^{x}}=-1\) vô nghiệm.
Câu 2:Tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \({{\log }_{2}}\left( x-1 \right)<3\) là
A. \(S=\left( 1;10 \right)\). B. \(S=\left( -\infty ;9 \right)\). C. \(S=\left( 1;9 \right)\). D. \(S=\left( -\infty ;10 \right)\).
Lời giải
Chọn C
Điều kiện: \(x-1>0\Leftrightarrow x>1\).
Ta có \({{\log }_{2}}\left( x-1 \right)<3\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( x-1 \right)<{{\log }_{2}}{{2}^{3}}\Leftrightarrow x-1<8\Leftrightarrow x<9.\)
Kết hợp với điều kiện, ta có: \(1 < x < 9\Rightarrow S=\left( 1;9 \right)\).
Câu 3:Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:
Hàm số \(y=f\left( x \right)\)đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
A. \(\left( -\infty ;1 \right)\). B. \(\left( -1;1 \right)\). C. \(\left( 0;1 \right)\). D. \(\left( 1;+\infty \right)\).
Lời giải
Chọn C
Câu 4:Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\)và có bảng xét dấu:
Hàm số \(f(x)\) có bao nhiêu điểm cực trị?
A. 4. B. 2 C. 3 D. 1.
Lời giải
Chọn B
Dựa vào bảng xét dấu, ta thấy hàm số \(f(x)\) có 2 điểm cực trị.
Câu 5:Hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-9x+7\) đồng biến trên khoảng nào sau đây?
A. \(\left( -5\,;\,-2 \right)\). B. \(\left( -1\,;\,3 \right)\). C. \(\left( 1\,;\,+\infty \right)\). D. \(\left( -\infty \,;\,1 \right)\).
Lời giải
Chọn A
Tập xác định của hàm số là \(D=\mathbb{R}\), \({y}'=3{{x}^{2}}-6x-9\). Có \({y}'\ge 0\Leftrightarrow x\in \left( -\infty ;-1 \right]\cup \left[ 3;+\infty \right)\) nên hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( -\infty ;-1 \right),\left( 3;+\infty \right)\) nên cũng đồng biến trên \(\left( -5;-2 \right)\).
Câu 6:Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \({{3}^{2x}}-{{4.3}^{x}}+3=0\) bằng
A. \(4\). B. \(1\). C. \(\frac{4}{3}\). D. \(3\).
Lời giải
Chọn B
Ta có \({{3}^{2x}}-{{4.3}^{x}}+3=0\Leftrightarrow {{\left( {{3}^{x}} \right)}^{2}}-{{4.3}^{x}}+3=0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} {{3}^{x}}=3 \\ {{3}^{x}}=1 \\ \end{matrix} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} x=1 \\ x=0 \\ \end{matrix} \right.\)
Vậy tổng các nghiệm của phương trình là \(1\).
Câu 7:Khối chóp có diện tích đáy là \(B\), chiều cao bằng \(h\). Thể tích \(V\) của khối chóp là
A. \(V=\frac{1}{6}Bh\). B. \(V=\frac{1}{3}Bh\). C. \(V=\frac{1}{2}Bh\). D. \(V=Bh\).
Lời giải
Chọn B
Câu 8:Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(a\). Biết cạnh bên \(SA=2a\) và vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích của khối chóp \(S.ABCD\).
A. \(2{{a}^{3}}\). B. \(\frac{4{{a}^{3}}}{3}\). C. \(\frac{{{a}^{3}}}{3}\). D. \(\frac{2{{a}^{3}}}{3}\).
Lời giải
Chọn D
Thể tích khối chóp là \(V=\frac{1}{3}SA.{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{3}.2a.{{a}^{2}}=\frac{2{{a}^{3}}}{3}\).
Câu 9:Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào nghịch biến trên tập số thực \(\mathbb{R}\)?
A. \(y={{\left( \frac{\pi }{3} \right)}^{x}}.\) B. \(y={{\log }_{\frac{1}{3}}}x.\) C. \(y={{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}.\) D. \(y={{\log }_{2005}}\left( 4{{x}^{2}}+1 \right).\)
Lời giải
Chọn C
Vì hàm số \(y={{\left( \frac{2}{e} \right)}^{x}}\) là hàm số mũ, có tập xác định \(\mathbb{R}\) và cơ số \(a=\frac{2}{e}<1\) nên hàm số nghịch biến trên tập số thực \(\mathbb{R}\).
Câu 10:Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng đường cong như hình vẽ?
A. \(y={{x}^{4}}-3{{x}^{2}}+2.\) B. \(y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2.\)
C. \(y=-{{x}^{4}}+3{{x}^{2}}+2.\) D. \(y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-2.\)
Lời giải
Chọn A
Hàm số có hình dạng của hàm số \(y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c\) nên loại phương án B và D
Lại có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=+\infty \) nên \(a>0\). Do đó loại phương án C.
---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 Trường THPT chuyên Trần Phú HP có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt!