YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học trường THPT Phan Châu Trinh có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm đánh giá năng lực và khả năng ôn tập, ghi nhớ kiến thức; Ban Biên tập HOC247 xin gửi đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Đà Nẵng THPT Phan Châu Trinh có đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG

THPT PHAN CHÂU TRINH

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2022-2023 

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề)

 

ĐỀ THI

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;

Cl =  35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. X là 

A. FeCl2.

B. FeCl3.

C. MgCl2.

D. CuCl2.

Câu 2: Công thức hóa học của vôi sống là 

A. Ca(OH)2.

B. CaSO4.

C. CaO.

D. CaCO3.

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? 

A. Fructozơ.

B. Tinh bột.

C. Glucozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 4: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? 

A. Ba(OH)2 đặc, nguội.

B. H2SO4 đặc, nguội. 

C. HCl.

D. NaOH. 

Câu 5: Dung dịch của chất nào sau đây không phản ứng với NaHCO3

A. H2SO4.

B. BaCl2.

C. Ca(OH)2.

D. NaOH.

Câu 6: Công thức cấu tạo của metyl fomat là 

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC3H7.

C. HCOOCH3.

D. HCOOC2H5.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? 

A. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.

B. Cho Zn vào dung dịch MgCl2

C. Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

D. Cho Zn vào dung dịch Fe(NO3)2.

Câu 8: Số oxi hóa của K trong hợp chất KMnO4 là 

A. +3.

B. +1.

C. -1.

D. +2.

Câu 9: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm gặp là 

A. hematit.

B. xiderit.

C. manhetit.

D. pirit.

Câu 10: Chất nào sau đây là amin bậc hai? 

A. C6H5NH2.

B. CH3NHCH3

C. H2N[CH2]6NH2.

D. CH3CH(CH3)NH2

 Câu 11: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH? 

A. KCl.

B. NaHCO3.

C. Ba(NO3)2.

D. NaNO3.

Câu 12: Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp 

A. điện phân dung dịch.

B. thủy luyện. 

C. điện phân nóng chảy.

D. nhiệt luyện. 

Câu 13: Trường hợp nào sau đây kim loại Fe bị ăn mòn điện hóa học nhanh nhất? 

A. Fe-Al.

B. Fe-Mg.

C. Fe-Zn.

D. Fe-Cu.

Câu 14: Kim loại nào sau đây không khử được nước? 

A. Sr.

B. Be.

C. Ca.

D. Ba.

Câu 15: Dung dịch K2Cr2O7 có màu 

A. da cam.

B. xanh lục.

C. vàng.

D. đỏ thẫm.

Câu 16: Xà phòng hóa tripanmitin thu được sản phẩm là

A. C17H35COOH và C3H5(OH)3.

B. C17H35COONa và C2H5OH. 

C. C15H31COOH và C3H5(OH)3.

D. C15H31COONa và C3H5(OH)3.

Câu 17: Vật liệu polime nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ? 

A. Tơ nilon-6.

B. Tơ lapsan.

C. Tơ nitron.

D. Tơ visco.

Câu 18: Tên gọi của amino axit có công thức cấu tạo CH3CH(NH2)COOH là 

A. valin.

B. glyxin.

C. alanin.

D. lysin.

Câu 19: Công thức của natri aluminat là 

A. NaAlO2.

B. NaAl(SO4)2.12H2O. 

C. Al(OH)3.

D. Na3AlF6

Câu 20: Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức chung là 

A. CnH2n+2OH (n ≥ 1).

B. CnH2n-2O (n ≥ 1). 

C. CnH2n+1OH (n ≥ 1).

D. CnH2n-1OH (n ≥ 1). 

Câu 21: Dãy nào sau đây chỉ gồm chất điện li mạnh? 

A. KOH, HClO4, FeCl2.

B. Al(OH)3, H2S, NaHS. 

C. NaOH, H3PO4, CaCO3.

D. H2O, HCl, BaCl2

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo. 

B. Đun sôi nước cứng vĩnh cửu có thể làm mất tính cứng. 

C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. 

D. Thạch cao nung thường dùng để nặn tượng, bó bột. 

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Hiđro hóa hoàn toàn triolein tạo thành tristearin. 

B. Triolein không làm mất màu dung dịch brom. 

C. Chất béo nặng hơn nước và không tan trong nước. 

D. Chất béo là polime do có khối lượng phân tử lớn. 

Câu 24: Cho các chất sau: benzen, toluen, isopren, axetilen, phenol, stiren, axit acrylic. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là 

A. 4.

B. 5.

C. 7.

D. 6.

Câu 25: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn  toàn lượng khí CO2 sinh ra bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là 

A. 45,0.

B. 15,0.

C. 18,5.

D. 7,5.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Metylamin tác dụng được với dung dịch NaOH. 

B. Anilin tác dụng được với nước brom. 

C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3

D. Phenylamoni clorua tác dụng được với dung dịch HCl. 

Câu 27: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn  thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong X là 

A. MgCl2.

B. Ca(HCO3)2.

C. AlCl3.

D. Al2(SO4)3.

Câu 28: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? 

A. Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O. 

B. FeO + CO (t°) → Fe + CO2

C. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. 

D. 2Al + Fe2O3 (t°) → Al2O3 + 2Fe.

Câu 29: Este X có tỉ khối hơi so với hiđro là 44. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng lớn hơn khối lượng este đã phản ứng. Công thức của X là 

A. CH3COOCH2CH3.

B. HCOOCH2CH2CH3

C. CH3CH2COOCH3.

D. CH3COOCH3

Câu 30: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa 1 mol không khí (trong không khí  có 20% O2 và 80% N2 theo thể tích), phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z  (84,74% N2, 10,6% SO2 và 4,66% O2 theo thể tích). Giá trị của m gần nhất với 

A. 8,0.

B. 8,5.

C. 7,5.

D. 9,0.

...

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 

 

1B 

2C 

3B 

4B 

5B 

6C 

7B 

8B 

9C 

10B

11B 

12C 

13D 

14B 

15A 

16D 

17D 

18C 

19A 

20C

21A 

22B 

23A 

24B 

25B 

26B 

27C 

28A 

29C 

30C

31A 

32B 

33A 

34A 

35B 

36C 

37C 

38B 

39C 

40D

 

Câu 1:  

Chất X là FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3 (nâu đỏ) 

Các chất còn lại tạo kết tủa Mg(OH)2 (trắng), Cu(OH)2 (xanh), Fe(OH)2 (trắng xanh). 

Câu 4:  

A. HCl + Al → AlCl3 + H2 

B. NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2 

C. Ba(OH)2 + Al + H2O → Ba(AlO2)2 + H2 

D. H2SO4 đặc nguội: Không phản ứng 

Câu 5:  

A. H2SO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2

B. Không phản ứng 

C. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2

D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2

Câu 7:  

A. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag 

B. Không phản ứng 

C. Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 

D. Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe 

Câu 10:  

Khi thay thế 2H trong NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II. 

→ CH3NHCH3 là amin bậc II. 

Câu 13:  

Fe bị ăn mòn điện hóa khi Fe có tính khử mạnh hơn kim loại còn lại.

Fe bị ăn mòn điện hóa học nhanh nhất khi kim loại còn lại có tính khử càng yếu. → Chọn D. 

Câu 22:  

A. Đúng, nước cứng có phản ứng trao đổi với xà phòng, tạo kết tủa (Ví dụ (C17H35COO)2Ca) làm giảm tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo. 

B. Sai, nước cứng vĩnh cửu (Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-) không bị mất tính cứng khi đun.

C. Đúng, kim loại kiềm hoạt động rất mạnh nên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.

D. Đúng 

Câu 23:  

A. Đúng: 

(C17H33COO)3C3H5 + H2 → (C17H35COO)3C3H5 

B. Sai, triolein (C17H33COO)3C3H5 có 3C=C nên làm mất màu dung dịch brom. 

C. Sai, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 

D. Sai, chất béo là trieste của glyxerol và axit béo. 

Câu 24:  

Có 5 chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là: isopren, axetilen, phenol, stiren, axit  acrylic. 

Câu 25:  

nCO2 = nCaCO3 = 0,15 

→ nC6H12O6 phản ứng = 0,075 

→ mC6H12O6 đã dùng = 0,075.180/90% = 15 gam 

Câu 26:  

A. Sai, CH3NH2 không phản ứng với NaOH. 

B. Đúng: C6H5NH2 + Br2 → C6H2Br3-NH2 + HBr 

C. Sai, nhiều amin có tính bazơ yếu hơn NH3, như anilin. 

D. Sai, C6H5NH3Cl không phản ứng với HCl. 

Câu 27:  

A. MgCl2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2 + BaCl2 

B. Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 + BaCO3 + H2

C. AlCl3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + BaCl2 + H2

D. Al2(SO4)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + BaSO4 + H2O

 

Câu 28:  

A không đúng, sửa lại thành: 

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O. 

Câu 29:  

MX = 88 → X là C4H8O2 

mRCOOR’ < mRCOONa → R’ < Na = 23 → R’ = 15: CH3- X là CH3CH2COOCH3

Câu 30:  

Đặt nFeS2 = x và nFeS = y 

Ban đầu: nO2 = 0,2; nN2 = 0,8 

→ nZ = 0,8/84,74% = 0,9441 

→ nSO2 = 2x + y = 0,9441.10,6% 

Bảo toàn electron → nO2 phản ứng = 2,75x + 1,75y 

→ nO2 dư = 0,2 – (2,75x + 1,75y) = 0,9441.4,66% 

→ x = 19/750; y = 37/750 

→ mX = 7,381 gam 

...

 

---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Đà Nẵng THPT Phan Châu Trinh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON