YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Khuyến lần 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với sự không ngừng nỗ lực cập nhật, chọn lọc những đề thi tham khảo mới nhất và bám sát theo cấu trúc gần nhất; HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh THPT Nguyễn Khuyến lần 2 có đáp án. Chúc các em ôn tập và đạt được những điểm số thật cao trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp đến!

ATNETWORK

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TPHCM

THPT NGUYỄN KHUYẾN

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM HỌC 2022-2023 

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian: 50 phút

(không tính thời gian phát đề)

 

ĐỀ THI

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;

Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit? 

A. CrO3.

B. Fe2O3.

C. Al2O3.

D. Cr2O3.

Câu 2: Hòa tan 5,4 gam Al vào dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít.

B. 8,96 lít.

C. 6,72 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 3: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? 

A. Fructozơ.

B. Etyl axetat.

C. Etylamin.

D. Saccarozơ.

Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau: CH3CH=O + H2 → X. Chất X là 

A. CH3CH2OH.

B. HCOOCH3.

C. CH3-CH3.

D. CH3COOH.

Câu 5: Ở nhiệt độ cao, hợp chất nào sau đây không bị phân hủy? 

A. Al(OH)3.

B. CaCO3.

C. NaNO3.

D. Na2CO3.

Câu 6: Kim loại Al tác dụng với chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm? 

A. O2.

B. CuSO4.

C. MgO.

D. Fe2O3.

Câu 7: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ? 

A. Poli(vinyl clorua).

B. Poliacrilonitrin. 

C. Polietilen.

D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 8: Quặng hematit dùng để điều chế kim loại nào sau đây? 

A. Fe.

B. Mg.

C. K.

D. Al.

Câu 9: Công thức phân tử của vinyl axetat là 

A. C3H4O2.

B. C4H8O2.

C. C3H6O2.

D. C4H6O2.

Câu 10: Chất X có công thức là FeO. Tên gọi của X là 

A. sắt (III) oxit.

B. sắt (III) hidroxit.

C. sắt (II) oxit.

D. sắt (III) hidroxit.

Câu 11: Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. KCl.

B. HNO3.

C. CuSO4.

D. NaOH.

Câu 12: Kim loại loại X tan trong dung dịch HCl nhưng không tan trong dung dịch NaOH. Kim loại X là

A. Ba.

B. Cu.

C. Mg.

D. Al.

Câu 13: Trong dãy các ion sau: Fe2+, Na+, Cu2+, Ag+. Cation có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Cu2+.

B. Na+.

C. Ag+.

D. Fe2+.

Câu 14: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH? 

A. FeCl3.

B. CaCl2.

C. NaHSO4.

D. Al(OH)3.

Câu 15: Ở điều kiện thường, dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2?

A. Saccarozơ.

B. Lòng trắng trứng.

C. Glucozơ.

D. Triolein.

Câu 16: Số nguyên tử oxi có trong phân tử đipeptit Gly-Ala là 

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 17: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba? 

A. CH3NH2.

B. (CH3)3N.

C. C2H5NHCH3.

D. C2H5NH2.

Câu 18: Chất nào sau đây có tính bazơ yếu? 

A. CH3COOH.

B. NaCl.

C. NaOH.

D. NH3.

Câu 19: Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là 

A. Ag.

B. Cu.

C. Na.

D. Ni.

Câu 20: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 

A. 160.

B. 480.

C. 240.

D. 320.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây SAI? 

A. Kim loại kiềm mềm nhất là Cs.

B. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

C. Kim loại khó nóng chảy nhất là W.

D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

Câu 22: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là 

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 23: Phương pháp nào sau đây không thể làm mềm nước cứng toàn phần? 

A. Dùng dung dịch Na2CO3 dư.

B. Dùng dung dịch HCl dư.

C. Dùng dung dịch Na3PO4 dư.

D. Dùng phương pháp trao đổi ion.

Câu 24: Cho phương trình phản ứng sau: Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu. Nhận xét nào về phản ứng trên là đúng? 

A. Mg là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa.

B. Mg2+ là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa.

C. Cu2+ là chất khử, Mg2+ là chất oxi hóa.

D. Mg là chất oxi hóa, Cu2+ là chất khử.

Câu 25: Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit oxalic với ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp gồm hai sản phẩm hữu cơ Y và Z (MY < MZ). Biết rằng trong Y, oxi chiếm 54,24% về khối lượng. Công thức của X là 

A. C3H7OH.

B. CH3OH.

C. C2H5OH.

D. C3H5OH.

...

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 

 

1A 

2C 

3A 

4A 

5D 

6D 

7B 

8A 

9D 

10C

11D 

12C 

13C 

14B 

15D 

16A 

17B 

18D 

19C 

20D

21D 

22C 

23B 

24A 

25C 

26B 

27D 

28B 

29B 

30A

31A 

32A 

33D 

34B 

35B 

36C 

37C 

38B 

39C 

40C

 

Câu 2:

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 

nAl = 0,2 nH2 = 0,3 V = 6,72 lít 

Câu 4:

Chất X là CH3CH2OH: 

CH3CH=O + H2 → CH3CH2OH 

Câu 6:

Phản ứng của Al với oxit kim loại đứng sau Al gọi là phản ứng nhiệt nhôm. 

Al + Fe2O3 là phản ứng nhiệt nhôm. 

Câu 12:

Kim loại X là Mg. Còn lại Ba, Al tan trong cả dung dịch HCl và NaOH; Cu không tan trong HCl, không tan trong NaOH. 

Câu 14:

CaCl2 không phản ứng với dung dịch NaOH. 

FeCl3 + NaOH Fe(OH)3 + NaCl 

NaHSO4 + NaOH Na2SO4 + H2

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + H2

Câu 17:

Amin bậc 3 được tạo ra khi thay thế 3H trong NH3 bằng 3 gốc hiđrocacbon

(CH3)3N là amin bậc 3. 

Câu 20:

nO = (3,43 – 2,15)/16 = 0,08 

nH2O = 0,08 

nHCl = 2nH2O = 0,16

V = 320 ml 

Câu 21:

D sai, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. 

Câu 22:

Tất cả đều phản ứng với Ba(HCO3)2

Ba(HCO3)2 + HNO3 Ba(NO3)2 + CO2 + H2

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 BaSO4 + NaHCO3 

Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2

Ba(HCO3)2 + NaHSO4 BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2

Câu 23:

Dùng dung dịch HCl dư không thể làm mềm nước cứng toàn phần do không loại bỏ được ion Mg2+, Ca2+

Câu 24:

Mg là chất khử (vì số oxi hóa của Mg tăng từ 0 lên +2), Cu2+ là chất oxi hóa (vì số oxi hóa của Cu2+ giảm từ +2 xuống 0) 

Câu 25:

MY < MZ nên Y là HOOC-COOA và Z là (COOA)2 

MY = A + 89 = 16.4/54,24% A = 29: -C2H5 

X là C2H5OH 

Câu 26:

Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu 

nFe = 0,05; nCuCl2 = 0,04 Chất rắn gồm Cu (0,04) và Fe dư (0,01) 

m rắn = 3,12 gam 

Câu 27:

A. Fe + Fe(NO3)3 Fe(NO3)2 

B. Cu + H+ + NO3- Cu2+ + NO + H2

C. Al + Cl2 AlCl3 

D. Không phản ứng 

Câu 28:

nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,3 nX = 0,3 

MX = 89: X là H2N-[CH2]2-COOH.

 

Câu 29:

Các chất dạng Cn(H2O)m nên: m = mC + mH2

⇔ m = 12(m + 3,9)/44 + m – 2,88 m = 6,66 gam 

Câu 30:

Cu + Fe3O4 + 4H2SO4 CuSO4 + 3FeSO4 + 4H2

Chất rắn X là Cu dư, Y chứa FeSO4, CuSO4, H2SO4

...

 

---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh THPT Nguyễn Khuyến lần 2 có đáp án​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON