HOC247 xin giới thiệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Nghệ An lần 2 có đáp án để các em có nhiều nguồn tư liệu ôn tập cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Đề thi bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, bảng đáp án và lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng đối chiếu. Chúc các em chuẩn bị cho kỳ thi thật tốt và đạt được kết quả cao trong học tập.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) |
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;
Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
ĐỀ THI
Câu 41: Chất nào sau đây tồn tại dạng kết tủa keo trắng trong nước?
A. Fe(OH)3.
B. Cu(OH)2.
C. Al(OH)3.
D. KOH.
Câu 42: Số nguyên tử cacbon có trong một phân tử peptit Gly-Ala-Gly là
A. 8.
B. 7.
C. 9.
D. 6.
Câu 43: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. CH3COOCH3.
B. C2H5OH.
C. CH3NH2.
D. HCOOH.
Câu 44: Chất nào sau đây là oxit axit?
A. HNO3.
B. SO2.
C. CaO.
D. KOH.
Câu 45: Khi đun nóng trong dung dịch H2SO4 đặc dư, sắt tác dụng với H2SO4 tạo muối nào sau đây?
A. FeSO4.
B. FeS.
C. FeSO3.
D. Fe2(SO4)3.
Câu 46: Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Sn hoặc lớp Zn. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?
A. Dùng chất kìm hãm.
C. Bảo vệ bề mặt.
B. Phương pháp điện hoá.
D. Dùng hợp kim chống gỉ.
Câu 47: Trong công nghiệp, loại quặng có phần chính là Fe2O3 dùng làm nguyên liệu để sản xuất gang là
A. quặng hematit.
B. quặng xiderit.
C. quặng pirit.
D. quặng manhetit.
Câu 48: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Xenlulozơ.
B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.
Câu 49: Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl?
A. Ag.
B. Au.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 50: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm còn được gọi là
A. phản ứng este hóa.
B. phản ứng polime hóa.
C. phản ứng oxi hóa.
D. phản ứng xà phòng hóa.
Câu 51: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 52: Oxit nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng, dư?
A. CuO.
B. Al2O3.
C. Fe2O3.
D. MgO.
Câu 53: Phương pháp chung để điều chế kim loại nhóm IA và IIA trong công nghiệp là
A. nhiệt luyện.
B. điện phân dung dịch.
C. điện phân nóng chảy.
D. thủy luyện.
Câu 54: Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử yếu nhất?
A. Ag.
B. Cu.
C. Fe.
D. Al.
Câu 55: Trong số các chất sau đây, chất nào không tan được trong dung dịch HCl loãng?
A. BaO.
B. Ba(OH)2.
C. BaCO3.
D. BaSO4.
Câu 56: Cao su buna là sản phẩm thu được khi tiến hành trùng hợp
A. vinyl clorua.
B. etilen.
C. buta-1,3-dien.
D. stiren.
Câu 57: Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C3H9N.
B. C2H7N.
C. C4H11N.
D. CH5N.
Câu 58: Chất nào sau đây được dùng để làm khô hidroclorua?
A. Dung dịch H2SO4 đặc.
B. NaOH khan.
C. Bột CaCO3.
D. CaO khan.
Câu 59: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al?
A. NaOH.
B. HCl.
C. FeCl3 dư.
D. Mg(NO3)2.
Câu 60: Triolein có phân tử khối là
A. 882.
B. 890.
C. 888.
D. 884.
Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Metyl metacrylat là este no, mạch hở.
B. Etylmetyl oxalat là este đơn chức.
C. Vinyl axetat có công thức phân tử là C4H8O2.
D. Etyl fomat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 62: Thủy phân hoàn toàn X trong NaOH thu được muối HCOONa và ancol CH3OH. Công thức phân tử của X là
A. C3H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H6O2.
D. C2H4O2.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch mạng không gian.
C. Tơ visco thuộc loại tơ hóa học.
D. Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 64: Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng hoàn toàn trong dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,9.
B. 19,0.
C. 15,9.
D. 23,0.
Câu 65: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho Na vào dung dịch FeCl2.
B. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH.
C. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 66: Lên men 81 gam tinh bột thu được m gam ancol etylic (hiệu suất của cả quá trình là 75%). Giá trị của m là
A. 34,5.
B. 17,25.
C. 46,0.
D. 23,0.
Câu 67: Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 68: Cho 15 gam glyxin tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m muối. Giá trị của m là
A. 22,6.
B. 19,4.
C. 22,8.
D. 18,8.
Câu 69: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại Na vào nước, thu được 3,36 lít khí. Giá trị m là
A. 2,3.
B. 3,45.
C. 4,6.
D. 6,9.
Câu 70: Hòa tan hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm 2 khí (tỉ khối của X so với H2 là 22). Hỗn hợp X gồm
A. H2 và CO2.
B. N2 và NO2.
C. H2 và NO2.
D. N2O và CO2.
...
ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41C |
42B |
43C |
44B |
45D |
46C |
47A |
48A |
49C |
50D |
51A |
52B |
53C |
54A |
55D |
56C |
57B |
58A |
59D |
60D |
61D |
62D |
63D |
64B |
65D |
66A |
67A |
68A |
69D |
70D |
71C |
72A |
73B |
74A |
75B |
76C |
77A |
78B |
79C |
80C |
Câu 42:
Gly-Ala-Gly là C7H13N3O4.
Câu 45:
Khi đun nóng trong dung dịch H2SO4 đặc dư, sắt tác dụng với H2SO4 tạo muối Fe2(SO4)3: Fe + H2SO4 đặc, nóng, dư → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 46:
Đây là phương pháp bảo vệ bề mặt, trong đó lớp phủ Zn hoặc Sn ngăn sắt tiếp xúc với môi trường bên ngoài, qua đó bảo vệ sắt không bị ăn mòn.
Câu 52:
Oxit Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng, dư:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Câu 55:
A. BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
C. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
D. Không phản ứng.
Câu 58:
Dung dịch H2SO4 đặc được dùng để làm khô hidroclorua vì H2SO4 đặc hút nước mạnh và không ác dụng với HCl.
Câu 59:
A. NaOH + H2O + Al → NaAlO2 + H2
B. HCl + Al → AlCl3 + H2
C. FeCl3 dư + Al → AlCl3 + FeCl2
D. Không phản ứng.
Câu 61:
A. Sai, metyl metacrylat (CH2=C(CH3)COOCH3) là este không no.
B. Sai, etylmetyl oxalat là este đa chức.
C. Sai, vinyl axetat có công thức phân tử là C4H6O2.
D. Đúng.
Câu 62:
X là HCOOCH3, công thức phân tử C2H4O2.
Câu 63:
D sai, poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN
Câu 64:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Cu không phản ứng nên nMgCl2 = nH2 = 0,2
→ mMgCl2 = 19 gam
Câu 65:
A. Na + H2O → NaOH + H2
NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + NaCl
B. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
D. FeCl3 + AgNO3 → AgCl + Fe(NO3)3
Câu 66:
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
nC6H10O5 = 0,5 và H = 75% → nC2H5OH = 0,5.2.75% = 0,75
→ mC2H5OH = 34,5 gam
Câu 67:
Các chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là: saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột.
Câu 68:
H2NCH2COOH + KOH → H2NCH2COOK + H2O
nGly = 0,2 → nGlyK = 0,2 → mGlyK = 22,6 gam
Câu 69:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
nH2 = 0,15 → nNa = 0,3 → mNa = 6,9 gam
Câu 70:
MX = 44
X chứa CO2 (M = 44) nên khí còn lại cũng có M = 44, đó là N2O.
Câu 71:
Bảo toàn K → nR(COOK)r = 0,5/r
nC (muối) = nCO2 + nK2CO3 = 0,6
Số C = 0,6r/0,5 = 1,2r → Phải có 1 muối có số C = số chức.
Este không nhánh nên muối tối đa 2 chức, hai muối lại cùng C
→ CH3COOK và (COOK)2
→ Trong F có CH3CHO (nAg/2 = 0,3 mol) và C2H5OH
TH1: X là CH3COOC2H5 (0,2 mol) và Y là (COOCH=CH2)2 (0,15 mol) → nC muối = 0,2.2 + 0,15.2 = 0,7 ≠ 0,6: Loại
TH2: X là CH3COOCH=CH2 (0,3 mol) và Y là (COOC2H5)2 (0,1 mol)
→ %C muối = 0,3.2 + 0,1.2 = 0,8 ≠ 0,6: Loại
TH3: X là CH3COOCH=CH2 (0,1 mol) và Y là C2H5OOC-COOCH=CH2 (0,2 mol)
→ %C muối = 0,1.2 + 0,2.2 = 0,6: Thỏa mãn
→ %X = 22,99%
Câu 72:
(a) Đúng, CO khử được oxit kim loại đứng sau Al, không khử được MgO.
(b) Đúng, do tạo các bazơ tan NaOH, Ba(OH)2.
(c) Đúng, có cặp điện cực Fe-C và môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
(d) Sai, chỉ thu được kết tủa có 1 chất: Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + BaSO4 + H2O
(e) Đúng, do M2+ + CO32- → MCO3.
Câu 73:
(a) Sai, tripeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.
(b)(c) Đúng
(d) Sai, poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-Cl
(e) Đúng, anilin có tính bazo nhưng rất yếu, không làm đổi màu phenolphtalein.
Câu 74:
Để cung cấp Q kJ nhiệt lượng cho đun nấu:
+ Nếu dùng biogas thì nCH4 = Q/890
nCO2 phát thải = nCH4 = Q/890
+ Nếu dùng gas thì nC3H8 = 2x và nC4H10 = 3x
→ Q = 2220.2x + 2850.3x → x = Q/12990
nCO2 phát thải = 3.2x + 4.3x = 3Q/2165 > Q/890 nên với cùng 1 nhiệt lượng cung cấp ra thì dùng biogas sẽ phát thải ít CO2 hơn gas.
Lượng CO2 giảm = (3Q/2165 – Q/890) / (3Q/2165) = 18,91%
...
---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Nghệ An lần 2 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt!