Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lần 1 có đáp án có cấu trúc bám sát với đề minh họa, nhằm giúp học sinh làm quen với các dạng câu hỏi và củng cố kĩ năng làm bài. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm từ câu 41-80 kèm theo đáp án chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ hữu ích cho quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT sắp tới. Chúc các em thi tốt!
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) |
ĐỀ THI
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa?
A. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
B. Đốt dây sắt trong khí oxi.
C. Kim loại Cu trong dung dịch HNO3.
D. Kim loại Zn trong dung dịch HCl.
Câu 42: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là
A. lưu huỳnh.
B. thạch cao.
C. đá vôi.
D. than hoạt tính.
Câu 43: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Au.
B. W.
C. Pb.
D. Hg.
Câu 44: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Tinh bột.
B. Polietilen.
C. Xenlulozơ.
D. Tơ tằm.
Câu 45: Chất nào sau đây không thuộc loại chất béo?
A. Triolein.
B. Tripanmitin.
C. Glixerol.
D. Tristearin.
Câu 46: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al(OH)3.H2O.
B. Al2O3.2H2O.
C. Al(OH)3.2H2O.
D. Al2(SO4)3.H2O.
Câu 47: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3.
B. CrO.
C. Cr2O3.
D. Cr(OH)3.
Câu 48: Công thức thạch cao sống là
A. CaSO4.
B. CaSO4.H2O.
C. CaSO4.2H2O.
D. CaCO3.
Câu 49: Ancol metylic có công thức là
A. C2H5OH.
B. CH3OH.
C. CH3CHO.
D. CH3COOH.
Câu 50: Amin nào sau đây là amin bậc 2?
A. CH3NH2.
B. (CH3)2NH.
C. C6H5NH2.
D. C2H5NH2.
Câu 51: Chất nào sau đây là aminoaxit?
A. C6H5NH2.
B. CH3COOH.
C. C2H5NH2.
D. H2NCH2COOH.
Câu 52: Nung Fe(NO3)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. Fe.
D. FeO.
Câu 53: Cho NaHCO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ thu được chất khí?
A. Na2SO4.
B. Ca(OH)2.
C. Ca(NO3)2.
D. HCl.
Câu 54: Hợp chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính?
A. NaCl.
B. Al(OH)3.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 55: Metyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 56: Kim loại nào sau đây không thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na.
B. Ag.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 57: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Xenlulozơ.
B. Fructozơ.
C. Tinh bột.
D. Saccarozơ.
Câu 58: Trong các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe2+.
B. Ag+.
C. Cu2+.
D. Zn2+.
Câu 59: Kim loại Kali phản ứng với nước sinh ra khí H2 và sản phẩm nào sau đây?
A. K2O.
B. KCl.
C. KClO.
D. KOH.
Câu 60: Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Al.
B. Ag.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 61: Cho 4 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)2, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Ba tạo kết tủa là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 62: Đun nóng dung dịch chứa 21,6 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), khối lượng Ag thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 43,20 gam.
B. 25,92 gam.
C. 16,20 gam.
D. 32,40 gam.
Câu 63: Cho 28,56 gam oxit của kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 1,5M thì cần vừa đủ 340 ml. Oxit đó là
A. ZnO.
B. FeO.
C. CaO.
D. MgO.
Câu 64: Este X no, đơn chức, mạch hở. Cho 13,2 gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 17,5 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3.
B. HCOOC3H7.
C. CH3COOC3H7.
D. CH3COOC2H5.
Câu 65: Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có nhiều trong quả nho chín còn chất Y có nhiều trong mật ong. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y không tan trong nước.
B. X có tính chất của ancol đa chức.
C. Y không có phản ứng tráng bạc.
D. X có phân tử khối bằng 342.
...
ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41A |
42D |
43D |
44B |
45C |
46B |
47A |
48C |
49B |
50B |
51D |
52A |
53D |
54B |
55A |
56A |
57B |
58B |
59D |
60A |
61B |
62B |
63C |
64D |
65B |
66D |
67A |
68D |
69C |
70B |
71A |
72D |
73B |
74D |
75B |
76D |
77C |
78D |
79A |
80A |
Câu 41:
A. Có ăn mòn điện hóa do có cặp điện cực Fe-C tiếp xúc với môi trường điện li là không khí ẩm. B. Không có ăn mòn điện hóa do không có cặp điện cực và không có môi trường điện li. C. Không có ăn mòn điện hóa do không có cặp điện cực.
D. Không có ăn mòn điện hóa do không có cặp điện cực.
Câu 43:
Hg thể lỏng điều kiện thường nên Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Câu 50:
Khi thay thế 2H trong NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II.
→ CH3NHCH3 là amin bậc II.
Câu 53:
A. C. Không phản ứng.
B. NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
D. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 59:
Kim loại Kali phản ứng với nước sinh ra khí H2 và KOH:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Câu 60:
Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là Al: Al + HCl → AlCl3 + H2
Al thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 61:
Có 2 dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Ba tạo kết tủa là Fe(NO3)2, FeCl3.
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + Fe(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2
Ba(OH)2 + FeCl3 → BaCl2 + Fe(OH)3
Câu 62:
nC6H12O6 = 0,12 → nAg = 0,12.2 = 0,24
→ mAg = 25,92 gam
Câu 63:
nO = nH2O = nH2SO4 = 0,51
Oxit dạng MxOy (0,51/y)
→ Mx + 16y = 28,56y/0,51
→ M = 40y/x
Chọn x = y = 1, M = 40: M là Ca, oxit là CaO.
Câu 64:
nKOH = 0,2; X dạng RCOOR’
Bảo toàn khối lượng → mAncol = 6,9
nX = nAncol ⇔ 13,2/(R + R’ + 44) = 6,9/(R’ + 17)
Chọn R = 15; R’ = 29 → X là CH3COOC2H5
Câu 65:
Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được hai monosaccarit là glucozơ và fructozơ. X có nhiều trong quả nho chín → X là glucozơ
Y có nhiều trong mật ong → Y là fructozơ
→ B đúng, glucozơ có 5 nhóm OH nên có tính chất của ancol đa chức.
Câu 66:
pH giảm khi [H+] tăng nên:
A. pH tăng vì [OH-] tăng.
B. C: pH không thay đổi.
D. pH giảm.
Câu 67:
X có 1COOH nên nX = nNaOH = 0,12
→ MX = 89: C3H7NO2
X là α-amino axit → Cấu tạo CH3CH(NH2)COOH.
Câu 68:
nMg = nH2 = 0,2 → nMgO = (12 – 0,2.24)/40 = 0,18
Bảo toàn Mg → nMgCl2 = 0,38 → mMgCl2 = 36,1 gam
Câu 69:
X đơn chức, tạo 2 muối nên X là este của phenol.
X không tráng gương → Không chứa HCOO-
→ X là CH3COOC6H5
Câu 70:
A. Đúng
B. Sai, tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Đúng
D. Đúng, tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.
Câu 71:
Z gồm NO2 (0,75) và CO2 (0,05)
X gồm MgCO3 (0,05), Fe2O3 (a), FeS (b) và FeS2 (c)
m = 0,05.84 + 160a + 88b + 120c (1)
Bảo toàn electron: 9b + 15c = 0,75 (2)
m muối sunfat = 0,05.120 + 400(2a + b + c)/2 = m + 33 (3)
T chứa Mg2+ (0,05), Fe3+ (2a + b + c), SO42- (b + 2c), bảo toàn điện tích → nNO3- = 0,1 + 6a + 3b + 3c – 2b – 4c
→ 0,05.24 + 56(2a + b + c) + 96(b + 2c) + 62(0,1 + 6a + 3b + 3c – 2b – 4c) = 70,22 (4) (1)(2)(3)(4) → a = 0,1; b = 0,05; c = 0,02; m = 27
→ %Fe2O3 = 59,26%
...
---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lần 1 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt!