YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học Sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 môn Hóa học Sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 2 có đáp án dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho kì thi quan trọng tốt nghiệp THPT sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM HỌC 2022-2023 

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề)

 

ĐỀ THI

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;

Cl =  35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

 

Câu 41: Kim loại Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được gồm MgSO4 và chất nào  sau đây? 

A. H2O.        

B. SO2.         

C. H2.                       

D. H2S.

Câu 42: Cho 6,5 gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kim loại Ag. Giá trị của m là 

A. 43,2.

B. 21,6.

C. 5,40.

D. 10,8.

Câu 43: Kim loại dẫn điện tốt nhất là 

A. Au.

B. Ag.

C. Os.

D. Cu.

Câu 44: Ở trạng thái cơ bản, số electron ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là 

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 45: Chất nào sau đây là muối axit? 

A. Na2CO3.

B. HNO3.

C. KHSO4.

D. NaCl.

Câu 46: Chất nào sau đây thuộc loại disaccarit? 

A. Xenlulozơ.

B. Fructozơ.

C. Glucozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 47: Cho 270 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là 

A. 3,24.

B. 1,80.

C. 3,60.

D. 1,62.

Câu 48: Oxit nào sau đây là oxit axit? 

A. CuO.

B. Fe2O3.

C. Cr2O3.

D. CrO3.

Câu 49: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo? 

A. Tơ tằm.

B. Tơ xenlulozơ axetat. 

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ capron. 

Câu 50: Công thức cấu tạo thu gọn của axit axetic là 

 A. CH3-COOH.

 B. HCOOH.

 C. CH2=CH-COOH.

 D. HOOC-COOH.

Câu 51: Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp? 

A. CaCl2.

B. CaSO4.

C. CaO.

D. Ca(NO3)2.

Câu 52: Phần trăm khối lượng của nito trong phân tử anilin bằng 

A. 15,05%.

B. 15,73%.

C. 18,67%.

D. 12,96%.

Câu 53: Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng? 

A. Na+, K+.

B. Ca2+, Mg2+.

C. H+, K+.

D. Na+, H+.

Câu 54: Cho dãy các chất sau: Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là 

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 55: Cho thanh kim loại Ni vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa  học? 

A. AgNO3.

B. HCl.

C. NaCl.

D. ZnCl2.

Câu 56: Phát biểu nào sau đây sai? 

A. Tính khử của Ag mạnh hơn tính khử của Cu. 

B. Cho viên kẽm vào dung dịch HCl thì kẽm bị ăn mòn hóa học. 

C. Điện phân dung dịch CuSO4 thu được kim loại ở catot. 

D. Đốt Fe trong khí Cl2 dư, thu được FeCl3

Câu 57: Thủy phân hoàn toàn m gam etyl fomat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 10,2 gam  muối. Giá trị của m là 

A. 11,1.

B. 9,0.

C. 12,3.

D. 13,2.

Câu 58: Cho mẩu nhỏ giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy quỳ tím đổi màu. X không thể là chất nào sai  đây? 

A. Lysin.

B. Glyxin.

C. Metylamin.

D. Axit axetic.

Câu 59: Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch có chất khí X không màu mùi hắc. Khi khuếch tán vào  bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit”. X là 

A. CO.

B. SO2.

C. H2S.

D. CO2.

Câu 60: Số nhóm amino (NH2) trong phân tử glyxin là 

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 61: Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân khi đun nóng? 

A. CaSO4.

B. K3PO4.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3.

Câu 62: Phát biểu nào sau đây sai? 

A. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 

B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 

C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. 

D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. 

Câu 63: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng? 

A. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl. 

C. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

D. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

Câu 64: Số nguyên tử cacbon trong phân tử metyl axetat là 

A. 2.

B. 6.

C. 4.

D. 3.

Câu 65: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 sinh ra chất kết tủa và chất khí? 

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaOH.

D. Na2SO4.

...

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 

 

41C 

42B 

43B 

44D 

45C 

46D 

47A 

48D 

49B 

50A

51C 

52A 

53B 

54B 

55A 

56A 

57A 

58B 

59B 

60A

61C 

62B 

63C 

64D 

65B 

66B 

67B 

68A 

69C 

70D

71A 

72B 

73D 

74A 

75C 

76C 

77C 

78D 

79B 

80D

 

Câu 41:  

Kim loại Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được gồm MgSO4 và H2:

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

Câu 42:  

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag 

nZn = 0,1 → nAg = 0,2 → mAg = 21,6 gam 

Câu 43:  

Độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe → Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. 

Câu 47:  

nC6H12O6 = 270.1%/180 = 0,015 

→ nAg = 2nC6H12O6 = 0,03 → mAg = 3,24 gam 

Câu 54:  

Có 2 chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là: glucozơ, fructozơ 

Câu 55:  

Cho thanh kim loại Ni vào dung dịch AgNO3 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học:

Ni + AgNO3 → Ni(NO3)2 + Ag

Ag sinh ra bám vào thanh Ni tạo cặp điện cực Ni-Ag cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn  điện hóa. 

Câu 56:  

A. Sai, Ag có tính khử yếu hơn Cu. 

B. Đúng: Zn + HCl → ZnCl2 + H2 

C. Đúng: CuSO4 + H2O → Cu (catot) + O2 (anot) + H2SO4 

D. Đúng: Fe + Cl2 → FeCl3

 

Câu 57:  

HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH 

nHCOOC2H5 = nHCOONa = 0,15 → m = 11,1 gam 

Câu 59:  

X không màu mùi hắc, là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit” → X là SO2

Câu 61:  

Muối NaHCO3 dễ bị nhiệt phân khi đun nóng: 

NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2

Câu 62:  

B sai, tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN. 

Câu 65:  

H2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 sinh ra chất kết tủa và chất khí: 

H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2

Câu 66:  

Ala-Val + 2NaOH → AlaNa + ValNa + H2

nAla-Val = 0,05; nNaOH = 0,15 → NaOH còn dư và nH2O = 0,05 

Bảo toàn khối lượng → m rắn = 14,5 gam 

Câu 67:  

Trong công nghiệp, kim loại Na được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối NaCl:

2NaCl  2Na + Cl2

Câu 68:  

X (C4H8O2) thủy phân tạo CH3COOH → X là CH3COOC2H5 

→ Y là C2H5OH. 

Câu 69:  

nH2O = nO = (m oxit – m kim loại)/16 = 0,35 

→ nHCl = x = 2nH2O = 0,7 mol 

Câu 71:  

TH1: Khi nCO2 = x thì kết tủa chưa bị hòa tan. 

→ x = 0,05b (1)

Khi nCO2 = x + 0,4 thì nCaCO3 = 0,03b và nCa(HCO3)2 = 0,03b 

→ x + 0,4 = 0,03b + 0,03b.2 (2) 

(1)(2) → x = 0,5; b = 10 

Khi nCO2 = y mol thì nCaCO3 = 0,2 và nCa(HCO3)2 = 0,4 

Bảo toàn C → nCO2 = 1 

nC = nY – nX = 1,4a – 1,2 

Bảo toàn electron: 4nC = 2nCO + 2nH2 

→ nCO + nH2 = 2,8a – 2,4 

→ nY = 2,8a – 2,4 + 1 = 1,4a 

→ a = 1 

TH2: Khi nCO2 = x thì kết tủa đã bị hòa tan (Bạn đọc tự làm) 

Câu 72:  

Lúc 2t giây dung dịch không hòa tan được Al chứng tỏ không có H+ hay OH-, lúc 3t giây dung dịch lại hòa tan được Al nên lúc 2t vẫn còn NaCl. 

Lúc t giây: 

Catot: nCu = x và nH2 = y 

Anot: nCl2 = x + y 

→ n khí tổng = a = x + y + y (1) 

nAl = 0,16 → nH+ dư = 0,48 

→ nH2SO4 ban đầu = y + 0,24 

Lúc 2t giây: ne = 4x + 4y 

Catot: nCu = x và nH2 = x + 2y 

Anot: nCl2 = 2x + 2y 

→ n khí tổng = 0,8 = 2x + 2y + x + 2y (2) 

Lúc này H+ vừa hết nên: y + 0,24 = x + 2y (3) 

(1)(2)(3) → x = 0,16; y = 0,08; a = 0,32 

Lúc 3t giây: ne = 6x + 6y = 1,44 

Catot: nCu = 0,16 → nH2 = 0,56 

Anot: nCl2 = u và nO2 = v 

→ 2u + 4v = 1,44 và u + v + 0,56 = 1,18 

→ u = 0,52; v = 0,1 

m giảm = mCu + mH2 + mCl2 + mO2 = 51,48 

Câu 73:  

nC2H5OH = 4500.5%.0,8/46 = 3,91304 mol 

nC8H18 = 4500.95%.0,7/114 = 26,25 mol 

Quãng đường xe đi được là x km. Bảo toàn năng lượng:

(1365.3,91304 + 5928,7.26,25).25% = 211,8x 

→ x = 190 km 

Câu 74:  

(a) Đúng, metylamin CH3NH2 có tính bazơ mạnh hơn NH3 nên dung dịch của nó làm quỳ tím hóa xanh.

(b) Sai, thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ. 

(c) Sai, muối mononatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt). 

(d) Đúng, triolein (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no, thể lỏng điều kiện thường.

(e) Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. 

(f) Đúng, sữa đầu nành chứa protein hòa tan, khi đông tụ lại sẽ thành đậu phụ. 

...

 

---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Bắc Ninh lần 2 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF