YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học Liên trường THPT lần 3 có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Liên trường THPT lần 3 có đáp án do HOC247 sưu tầm và biên soạn nhằm giúp cho các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học và chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ATNETWORK

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

LIÊN TRƯỜNG THPT

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM HỌC 2022-2023 

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian: 50 phút

(không tính thời gian phát đề)

 

 

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;

Cl =  35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. 

ĐỀ THI

Câu 41: Polime nào sau đây có công thức (-CH2-CHCl-)n

A. Poli(vinyl clorua).

B. Polietilen.

C. Poli(metyl metacrylat).

D. Poliacrilonitrin.

Câu 42: Tính chất nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra? 

A. Độ cứng.

B. Tính dẻo.

C. Ánh kim.

D. Tính dẫn điện.

Câu 43: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? 

A. HCOOH.

B. KNO3.

C. NaOH.

D. HF.

Câu 44: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp phenyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 

A. 2 muối và 1 ancol.

B. 2 muối và 2 ancol.

C. 3 muối và 1 ancol.

D. 1 muối và 2 ancol.

Câu 45: Xà phòng hóa hoàn toàn este X (C5H10O2) mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm muối natri propionat và ancol Y. Tên gọi của Y là 

A. glixerol.

B. ancol metylic.

C. ancol etylic.

D. ancol propylic.

Câu 46: Axit stearic được dùng làm cứng xà phòng, đặc biệt là xà phòng làm từ thực vật. Công thức của axit stearic là 

A. C17H35COOH.

B. HCOOH.

C. C17H33COOH.

D. C2H5COOH.

Câu 47: Chất nào sau đây có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử? 

A. Axit fomic.

B. Axit axetic.

C. Axit propionic.

D. Axit benzoic.

Câu 48: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6)  nilon-6,6; (7) tơ axetat. Những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là 

A. (5), (6), (7).

B. (2), (3), (6).

C. (2), (3), (5), (7).

D. (1), (2). (6).

Câu 49: Số amin có công thức phân tử C3H9N là 

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 50: Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây: đay, gai, tre, nứa. Polime X là.  

A. Glucozơ.

B. Xenlulozơ.

C. Tinh bột.

D. Saccarozơ.

Câu 51: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là 

A. Glucozơ và saccarozơ là những chất rắn kết tinh màu trắng. 

B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. 

C. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit. 

D. Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa một phần thành glucozơ. 

Câu 52: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là 

A. Be, Na, Ca.

B. Ba, Fe, K.

C. Na, Ba, K.

D. Na, Fe, K.

Câu 53: Chất nào sau đây là tetrapeptit? 

A. Alanin.

B. Ala-Gly-Ala-Val.

C. Gly-Gly-Gly.

D. Gly-Ala.

Câu 54: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH tạo thành kali axetat?

A. CH2=CHCOOCH3.

B. HCOOC2H5.

C. CH3COOCH3.

D. C2H5COOCH3.

Câu 55: Hợp chất nào sau đây thuộc loại aminoaxit? 

A. CH3OH.

B. C6H5NH2.

C. CH3COONH4.

D. H2NCH2COOH.

Câu 56: Để bảo quản ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt…) bằng phương pháp điện hóa, người ta  gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại 

A. Pb.

B. Cu.

C. Ag.

D. Zn.

Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai? 

A. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. 

B. Kim loại Na, K đều khử được H2O ở điều kiện thường. 

  C. Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe. 

D. Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa. 

Câu 58: Hòa tan hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl  dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là 

A. 11,175.

B. 8,940.

C. 3,725.

D. 5,850.

Câu 59: Cho sơ đồ chuyển hóa: 

\({{P}_{2}}{{O}_{5}}\xrightarrow{+KOH}X\xrightarrow{+{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}Y\xrightarrow{+KOH}Z\)

Biết X, Y, Z là các chất khác nhau đều chứa kali. Phát biểu sai là 

A. Có 2 chất thỏa mãn X.

B. Có 2 chất thỏa mãn Z. 

C. Chất Y là K2HPO4.

D. Có 1 chất thỏa mãn Y.

Câu 60: Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M là kim  loại nào sau đây? 

A. Mg.

B. Ag.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 61: Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được dung dịch X, trung hòa X rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là 

A. 42,75.

B. 21,75.

C. 43,5.

D. 85,50.

Câu 62: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch HCl? 

A. Ag.

B. Cu.

C. Au.

D. Zn.

Câu 63: Trong các kim loại: Ca, Fe, K, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là 

A. Ca.

B. K.

C. Ag.

D. Fe.

Câu 64: Nung hỗn hợp gồm 0,075 mol Al và 0,025 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X.  Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 2,1 lít khí H2 (ở đktc) và m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A. 13,10.

B. 20,05.

C. 17,18.

D. 19,98.

Câu 65: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl? 

A. Al2O3.

B. AlCl3.

C. BaCl2.

D. Ba(OH)2.

Câu 66: Cho 9,38 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 7,84 lít khí (ở đktc). Kim loại X, Y lần lượt là 

A. Li và Be.

B. Na và Mg.

C. K và Ba.

D. Na và Ca.

Câu 67: Cho một đinh sắt sạch vào 150 ml dung dịch CuSO4 1,0 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng đinh sắt tăng m gam. Giá trị của m là 

A. 2,2.

B. 1,6.

C. 2,4.

D. 1,2.

Câu 68: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? 

A. HCl.

B. NaOH.

C. Ba(OH)2.

D. CaCl2.

Câu 69: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-. Hóa chất có thể làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. Ba(NO3)2.

B. CaCl2.

C. H2SO4.

D. Na2CO3.

Câu 70: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 

A. 6,8.

B. 9,6.

C. 6,3.

D. 4,6.

...

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 

41A 

42A 

43C 

44A 

45C 

46A 

47B 

48C 

49A 

50B

51D 

52C 

53B 

54C 

55D 

56D 

57C 

58C 

59C 

60C

61A 

62D 

63B 

64D 

65A 

66B 

67D 

68D 

69D 

70A

71C 

72B 

73C 

74D 

75A 

76C 

77D 

78A 

79B 

80D

 

Câu 45:  

Muối natri propionat là C2H5COONa → X là C2H5COOC2H5 → Y là C2H5OH: C2H5COOC2H5 + NaOH → C2H5COONa + C2H5OH 

Câu 48:  

Các polime có nguồn gốc xenlulozơ: (2), (3), (5), (7) 

Câu 49:  

C3H9N có 4 đồng phân: 

CH3—CH2—CH2—NH2 

(CH3)2CH—NH2 

CH3—NH—CH2—CH3 

(CH3)3

Câu 51:  

A. Sai, glucozơ và saccarozơ là những chất rắn kết tinh không màu. 

B. Sai, tinh bột và xenlulozơ không phải đồng phân của nhau vì số mắt xích khác nhau nên CTPT khác nhau. 

C. Sai, thủy phân hoàn toàn saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ.

D. Đúng 

Câu 57:  

A. Đúng, các kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ hơn 5 gam/cm³ nên đều là kim loại nhẹ.

B. Đúng 

C. Sai, Na khử H2O trước: 

Na + H2O → NaOH + H2 

NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + Na2SO4

D. Đúng, dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm và ngăn kim loại kiềm tiếp xúc với môi trường bên  ngoài. 

Câu 58:  

nNaHCO3 + nMgCO3 = a và nKHCO3 = b 

→ mX = 84a + 100b = 13,4 

nCO2 = a + b = 0,15 

→ a = 0,1; b = 0,05 

nKCl = b = 0,05 → mKCl = 3,725 gam 

Câu 59:  

Khi cộng KOH, số K trong muối tăng, số H giảm. Ngược lại, khi cộng H3PO4, số K trong muối giảm, số H trong muối tăng → Y ít K hơn X và Z 

Mặt khác, X, Y, Z là các chất khác nhau nên Y phải là KH2PO4 

→ C sai, D đúng. 

X và Z là 2 muối còn lại, X là K3PO4 thì Z là K2HPO4 hoặc ngược lại, X là K2HPO4 thì Z là K3PO4 → A và B đều đúng. 

Câu 60:  

Kim loại M tác dụng được với axit HCl → M đứng trước H trong dãy điện hóa. Oxit của M bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao → M đứng sau Al trong dãy điện hóa. → Chọn M là Fe: 

Fe + HCl → FeCl2 + H2 

FexOy + CO → Fe + CO2 

Câu 61:  

Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ → 4Ag 

nAg = 0,5 → nC12H22O11 = 0,125 → m = 42,75 gam 

Câu 64:  

nH2O = nO = 0,025.4 = 0,1; nH2 = 0,09375 

Bảo toàn H → nHCl phản ứng = 2nH2O + 2nH2 = 0,3875 

m muối = 0,075.27 + 0,025.3.56 + 0,3875.35,5 = 19,98125 

Câu 65:  

Al2O3 vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl: 

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2

Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O

Còn lại: AlCl3, Al2(SO4)3 có phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với HCl. NaAlO2 có phản ứng với HCl nhưng không phản ứng với NaOH. 

Câu 66:  

nH2 = 0,35, kim loại chung là R, hóa trị x 

Bảo toàn electron → 9,38x/R = 0,35.2 

→ R = 13,4x 

1 < x < 2 → 13,4 < R < 26,8 

Ít nhất có 1 kim loại có M nằm trong khoảng 13,4 đến 26,8 hoặc 1 kim loại có M < 13,4, kim loại kia có  M > 26,8 

→ Loại A, C. 

Loại D do hệ m kim loại và nH2 ra nghiệm âm. Chọn B. 

Câu 67:  

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 

→ nFe phản ứng = nCu = nCuSO4 = 0,15 

Δm = 0,15.64 – 0,15.56 = 1,2 → Đinh sắt tăng 1,2 gam. 

Câu 68:  

A. HCl + Al → AlCl3 + H2 

B. NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2 

C. Ba(OH)2 + Al + H2O → Ba(AlO2)2 + H2 

D. CaCl2: Không phản ứng 

Câu 69:  

Hóa chất có thể làm mềm mẫu nước cứng trên là Na2CO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3 

Mg2+ + CO32- → MgCO3 

Câu 70:  

HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH 

nHCOONa = nHCOOC2H5 = 0,1 mol 

→ mHCOONa = 6,8 gam

...

---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Liên trường THPT lần 3 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON