Xin giới thiệu tới quý thầy cô và các em Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 47 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng có hướng dẫn chi tiết. Tài liệu giúp các thầy cô tham khảo và các em có thể ôn tập kiến thức cũng như là luyện tập thực hành cách giải đề thi. Tin rằng, với sự quyết tâm của bản thân, các em sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi quan trong sắp tới. Chúc các em thành công !
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 47
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.
Ta tin ở sức mình, vô hạn
Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta là tuần trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.
Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại...
(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”? (0,5 điểm).
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2. Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy? (1,0 điểm)
Câu 4. Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hai lần gặp “thị”:
Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu vu vơ: Muốn ăn cơm trắng mấy giò/Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì. Lần thứ hai: hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Sau đó chỉ mất bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tràng đã dẫn thị về nhà.
(“Vợ nhặt”-Kim Lân-Ngữ văn 12, tập hai, nxb Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 26, 27)
Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên.
............HẾT.............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do
Câu 2:
Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước….
Câu 3:
Biện pháp tu từ:
- So sánh: “Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm”.
- Điệp ngữ: Ta tin
- Liệt kê: Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái
Hiệu quả: Nhấn mạnh và biểu đạt sâu sắc, sinh động, gợi cảm sức mạnh, niềm tin của tuổi trẻ vào hành động, lý tưởng và ước mơ.
Câu 4:
- Nhà thơ đang tâm sự về tuổi trẻ của mình và thế hệ mình: mang tất cả sức mạnh tâm huyết, niềm tin của tuổi trẻ để dâng hiến đấu tranh, bảo vệ tổ quốc …
- Từ tâm sự cá nhân, nhà thơ nhắn gửi tới thế hệ trẻ sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc…
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân Việt Nam.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”
Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả
Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:
Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò. Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vậtthị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.
Ý nghĩa:
- Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói 1945.
- Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đó của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thường cùng một người khác giới.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 47. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 33
Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 30
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---