YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 33

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 33 được biên soạn theo chuẩn kiến thức và kĩ năng do HOC247 cập nhật hy vọng sẽ mang đến nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho các em. Tài liệu giúp hỗ trợ các em ôn tập và luyện thi hiệu quả để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kì thi quan trọng.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 33

 

I. ĐỌC HIỂU(3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4

“Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải là những điều  các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình. Cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc. đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách  đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. hãy là việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình.. và hãy làm tất cả những điều đó, như thế các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, tững chữ một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn  nhưng đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến  lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến mức nào”.

(David McCullough, bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Anh/ chị hiểu câu: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời” như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh chị, tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua câu: “Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải là những điều  các em thích hay cho là quan trọng”. (1điểm)

Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Hãy nghĩ cho bản thân mình” không? Vì sao? (1 điểm)

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ  của anh/ chị về câu nói được đặt ra trong phần Đọc hiểu:“Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại”.

Câu 2. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã miêu tả những phản ứng của người đàn bà hàng chài. Trước những trận đòn man rợ của người chồng, người đàn bà ấy đã “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. Nhưng khi thằng Phác, con trai chị xông đến đánh cha mình để bảo vệ cho mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai ngã dúi xuống đất thì như “có một viên đạn đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, lảm rỏ xuống những dòng nước mắt”.

(Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giao dục, 2015)

Phân tích hình ảnh người đàn bà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người.

..........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)

Câu 1:

PTBĐ chính: nghị luận.

Câu 2:

Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời :

  • Đọc sách là cách nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
  • Đó là nguồn sống tinh thần quan trọng không kém nguồn sống vật chất nuôi dưỡng cơ thể con người

Câu 3:

Vì:

  • Để thử sức mình, tích lũy kinh nghiệm.
  • Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xác định hướng đi đúng cho cuộc đời.

Câu 4:

HS có thể trình bày theo quan điểm riêng của mình và lý giải, sau đây là gợi ý:

  • Đồng ý: Vì mọi việc mình làm trước hết vì mình, mình xứng đáng được hưởng thành quả do mình tạo ra. Không thương mình khó có thể yêu thương mọi người , vì: thương người như thể thương thân.
  • Không đồng ý: Vì đó là lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ chăm lo cho lợi ích riêng của bản thân.
  • Có thể vừa đồng tình, vừa không đồng tình: kết hợp cả hai cách lập luận trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

a.   Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại

c.   Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

  • Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại là hãy nghĩ đến và khao khát làm những việc lớn lao.
  • Những suy nghĩ và khao khát đó sẽ trở thành động lực để đạt được những điều mình mong muốn.
  • Nếu giấc mơ quá sức, hoặc thiếu cơ sở thực tế dễ rơi vào hoàn cảnh “ lực bất tòng tâm”, dễ thất bại, thất vọng về bản thân.
  • Nhưng cũng cần trân trọng những ước mơ tuy  nhỏ bé nhưng có  nghĩa lớn lao. Cũng cần phê phán những con người  không biết ước mơ.
  • Cần nhận thức đúng về ý nghĩa câu nói để hành động xứng đáng .

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

Suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt  mới mẻ

Câu 2:

a. Ðảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận.

Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về nhân vật với hai đặc điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bi kịch số phận và vẻ đẹp tâm hồn  của “người đàn bà hàng chài” qua hai lần miêu tả trê . Từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật  của Nguyễn Minh Châu về con người: con người luôn ẩn chứa “hạt ngọc ẩn giấu” trong tâm hồn.

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.

Phản ứng của người đàn bà hàng chài trước những trận đòn man rợ của người chồng :“không chống trả, không kêu lên một tiếng, không tìm cách trốn chạy”.

  • Tấn bi kịch gia đình mà người đàn bà phải gánh chịu
  • Thái độ cam chịu nhẫn nhục trước những trận đòn đã thành lệ,  nhưng cũng không giấu nỗi cảm giác cay đắng. Cuộc sống đau khổ đã làm mất đi ở người đàn bà kể cả những phản xạ tối thiểu…

Phản ứng của người đàn bà hàng chài khi nhìn thấy thằng Phác đánh bố nó “như có một viên đạn xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những giọt nước mắt”.

  • Tình thương con : không thể che chắn, bảo vệ cho con, mang đến cho chúng một tuổi thơ êm đềm.
  • Nỗi day dứt, đau đớn: bạo lực gia đình cứ tàn nhẫn ăn sâu vào tâm hồn con trẻ, đã làm lệch lạc những suy nghĩ, nhận thức đến hành động của một đứa trẻ.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 33. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF