YOMEDIA

Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học 9 năm 2020 huyện Ninh Giang có đáp án

Tải về
 
NONE

Để đáp ứng nhu cầu tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tư liệu ôn tập, bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học 9 năm 2020 huyện Ninh Giang có đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN

Môn: SINH HỌC 9

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 điểm)

Ở 1 loài thực vật lưỡng bội alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng.Các gen phân li độc lập nhau .Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn thu được F1 4 loại kiểu hình.Cho P giao phấn với 2 cây khác nhau :

- Với cây thứ nhất thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1: 1:1.

- Với cây thứ 2 thu được đời con chỉ có 1 loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau .Biện luận và xác định kiểu gen của P, cây thứ nhất 1,  cây thứ 2 và viết sơ đồ lai cho từng phép lai.

Câu 2: (2 điểm)

a.Nêu 3 sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân.

b.Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?

Câu 3: (1,5 điểm)

- Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến

- Làm thế nào để nhận biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến.

Câu 4: (1 điểm)

Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác  loài .Cho ví dụ minh hoạ

Câu 5: (1,5 điểm)

a. Giải thích vì sao hai phân tử AND con  được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử AND mẹ .

b. Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của AND.

Câu 6( 2điểm)

Ba hợp tử thuộc cùng 1 loài nguyên phân 1 số đợt không bằng nhau và đã tạo ra 112 tế bào con .Trong quá trình này môi trường đã cung cấp cho hợp tử A là 2394 nhiễm sắc thể đơn. Số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong tế bào con tạo ra từ hợp tử B là 1140 NST đơn.Tổng số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra hợp tử C là 608 NST.

a. Xác định bộ NST của loài.

b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.

ĐÁP ÁN

Câu1: (2 điểm)

- Với cây thứ nhất thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1;1:1:1 → Tổng tỉ lệ kiểu hình là 1+1+1+1 = 4  = 4.1 → Một bên cho 4 giao tử, một bên cho 1 giao tử .

Vậy kiểu gen của P phải là AaBb, cây thứ nhất là aabb

- Với cây thứ 2 thu được chỉ có 1 loại kiểu hình nên kiểu gen của cây thứ 2 phải là AABB

- Sơ đồ lai:

+ Với cây thứ nhất:

P : AaBb( thân cao, hoa đỏ) x aabb( Thân thấp, hoa vàng)

GP:  AB, Ab, aB, ab                      ab

F1: 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

Kiểu hình: 1 thân cao, hoa đỏ: 1 thân cao, hoa vàng: Thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng.

+ Với cây thứ 2:

P: AaBb( thân cao, hoa đỏ) x AABB( Thân cao, hoa đỏ)

GP:  AB, Ab, aB, ab                     AB

F1: 1AABB : 1 AABb : 1AaBB : 1 AaBb

Kiểu hình: 100% cây thân cao, hoa đổ.

Câu 2: (2 điểm)

a. Ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân là:

- Kì đầu 1 của giảm phân xảy ra sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể trong từng cặp tương đồng sau đó chúng tách nhau ra.

- Kì giữa 1 các nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau 1 của giảm phân xảy ra sự phân li của các nhiễm sắc thể kép trong từng cặp tương đồng về 2 cực tế bào.Các nhiễm sắc thể phân li độc lập và tổ hợp tự do.

b.Sự khác nhau:

Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân

Các tế bào con tạo ra qua giảm phân

- Mang bộ NST lưỡng bội 2n.

- Bộ NST trong các tế bào con giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ

- Mang bộ NST đơn bội n.

- Bộ NST trong các giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.

 

Câu 3: (1,5 điểm)

- Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến là:

Thường biến

Đột biến

- Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biển đổi kiểu gen.

- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định thích ứng với môi trường.

- Thường có lợi.

- Không di truyền được.

- Biến đổi kiểu gen đưa đến biến đổi kiểu hình.

- Xuất hiện cá biệt ngẫu nhiên không định hướng.

- Thường có hại.

- Di truyền được.

- Cách  nhận  biết 1 biến dị là thường biến hay đột biến dựa vào đặc điểm biểu hiện để nhận biết….

Câu 4: (1 điểm)

Quan hệ hỗ trợ

Quan hệ đối địch

- Là quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.

- Ví dụ:

+ cá ép bám vào rùa biển ( hội sinh)

+ Tảo và nấm trong địa y ( cộng sinh)

- Là mối quan hệ 1 bên có lợi một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng có hại.

- Ví dụ:

+ Giun đũa sống trong ruột người( Kí sinh)

+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên 1 cánh đồng (cạnh tranh)

Câu 5: (1,5 điểm)

a. Do quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc :

+ Nguyên tắc bổ sung : mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ .Các Nuclêôtít ở mạch khuôn liên kết với các muclêôtí trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T và G liên kết với X và ngược lại.

+ Nguyên tắc giữ lại 1 nửa( bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ ( mạch  cũ), mạch còn lại được tổng hợp  mới.

b.ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtí tạo nên đây là 1 bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.

- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính  và đặc thù của các loài sinh vật.

Câu 6: (2điểm)

a.Xác định bộ NST của loài:

Gọi a là số lần nguyên phân của hợp tử A

Gọi b là số lần nguyên phân của hợp tử B

Gọi c là số lần nguyên phân của hợp tử C

Theo bài môi trường cung cấp cho hợp tử A là 2394 NSTđơn ó 2394 = 2n (2a - 1)    (1)

Số nhiễm sắc đơn mới hoàn toàn chứa trong tế bào con tạo ra từ hợp tử B là 1140 nhiễm sắc đơn  → 1140 = 2n(2b - 2)    (2)

Nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử C là 608 NST → 608  = 2n . 2c    (3)

Từ 1,2,3 → 2n. 2a  + 2n. 2b  + 2n. 2= 4142

→ 2n( 2a  +  2b  +  2c ) = 4142   ( 4)

mà bài ra  2a  +  2b  +  2c   = 112 → 2n  = 38

b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.

Hợp tử A: Thay 2n = 38 vào 1 ta có   2394 = 38 (2a - 1) → a  =  6

Hợp tử B: Thay 2n = 38 vào 2 ta có 1140 = 38 (2a - 1) → b  =  5

Hợp tử C : thay 2n = 38  vào 3 ta có   608 = 2n.  2c → c  =  4

Vậy số lần nguyên phân của hợp tử A là 6, hợp tử B là 5 và hợp tử C là 4.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học 9 năm 2020 huyện Ninh Giang có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON