YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2018-2019, Trường THPT Lê Thánh Tôn

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2018-2019, Trường THPT Lê Thánh Tôn có hướng dẫn giải chi tiết. Với đề thi này, các em có thể làm bài thi thử để ôn lại những kiến thức về cách viết một đoạn văn nghị luận: quan niệm của mình về thành công và biết phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúc các em thành công.

ATNETWORK
YOMEDIA

                                                                                    ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN                                              NGỮ VĂN LỚP 12

                                                                                                        

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, việc đó còn khó hơn cả việc cố gắng trở nên giàu có. Hãy lấy Donald Trump làm ví dụ. Bản thân ông cũng là người nghiên cứu về thành công nhưng ông lại tin rằng, niềm hạnh phúc chính là thành công. Ông từng nói: “Mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc là thước đo của thành công. Tôi có những người bạn không thật sự giàu có nhưng lại hạnh phúc hơn tôi rất nhiều. Bởi vậy, họ là người thành công hơn tôi.” Trong khi những người bạn của ông lại cho rằng, ông mới là người thành công. Điều này cho thấy, rất nhiều người coi thành công là những thứ mà bản thân họ không có được.

Luôn tìm kiếm hạnh phúc là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người khổ sở. Nếu lấy niềm hạnh phúc làm mục tiêu thì gần như bạn đã cầm chắc thất bại. Cuộc sống và cảm xúc của con người luôn thay đổi. Niềm hạnh phúc không thể là thước đo của thành công.

***

Tại sao tôi được tạo ra? Tất cả chúng ta đều khác nhau, không một ai trên thế giới có thể giống bạn hoàn toàn cả về tài năng, kiến thức lẫn tương lai. Vì thế, đó là lý do tại sao bạn mắc phải sai lầm trầm trọng khi cố gắng trở thành người khác và đánh mất chính mình.

Hãy xem xét một cách tổng thể về khả năng, tiểu sử bản thân, những cơ hội xung quanh bạn. Khi xác định được các yếu tố đó, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời.

Tôi có tin vào tiềm năng của mình không? Bạn không thể bắt ép mình hành động theo một cách nào đó không phù hợp với bản thân. Nếu không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ cố gắng để khai thác tiềm năng đó. Và nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công.

Hãy ghi nhớ lời khuyên của Tổng thống Theodore Rooservelt: “Hãy làm những gì bạn muốn bằng tất cả những gì bạn có ở bất cứ nơi đâu.” Nếu thực hiện được điều đó với một quan điểm kiên định thì không còn gì để mong đợi hơn.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Donald Trump có tác dụng gì?

Câu 2. Theo tác giả, sai lầm trầm trọng mà người ta thường mắc phải khi tìm kiếm sự thành công là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, những yếu tố nào giúp mỗi người khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời?

Câu 4. Anh/chị có cho rằng “nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về thành công.

Câu 2. (5.0 điểm) 

Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp sông Hương ở hai chặng khác nhau:

(1) Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

(2) Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài còn về, còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”

(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục, 2012, tr. 198-201)

Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông ở  hai đoạn trích này và nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Donald Trump có tác dụng:

  • Chỉ ra một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng.
  • Cho thấy rất nhiều người coi thành công là những thứ mà bản thân họ không có được.

Câu 2. Theo tác giả, sai lầm trầm trọng mà người ta thường mắc phải khi tìm kiếm sự thành công là: cố gắng trở thành người khác và đánh mất chính mình.

Câu 3. Những yếu tố giúp mỗi người khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời:

  • Xác định rõ ràng mục đích cuộc sống.
  • Nhận ra/phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
  • Giúp mọi người cùng tỏa sáng.

Câu 4. Học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể nêu một số ý sau:

  • Nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
  • Sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình sẽ giúp mỗi người chủ động tìm kiếm nhiều điều mới mẻ; Luôn giữ trạng thái tích cực; Không ngừng tìm tòi, khám phá, và thừa nhận những yếu kém của chính mình; Biết chấp nhận những điều không hoàn hảo… để thành công hơn trong cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày trình bày quan niệm của mình về thành công.

  • Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lý; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề tài, cần làm rõ được các ý chính sau:
    • Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận.
      • Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Có đủ phần mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thành công.
      • Triển khai vấn đề được nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
    • Thân đoạn: nghị luận về sự thành công.
      • Giải thích: Thành công là gì?
        • Thành công là ta đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn.
      • Bàn luận: Biểu hiện của sự thành công:
        • Phải có mục đích, lí tưởng sống rõ ràng.
        • Luôn giữ thái độ tích cực.
        • Tự tin vào bản thân.
        • Chấp nhận bị phê bình.
        • Hình dung ra thành công, nắm chắc cơ hội.
        • Khiêm tốn và bác ái…
      • Phê phán những biểu hiện tiêu cực của thành công:
        • Những kẻ lười biếng.
        • Những người không dám đương dầu với thử thách, với khó khăn.
        • Những người dựa dẫm vào sự thành công của người khác…
      • Bài học nhận thức và hành động:
        • Thành công đòi hỏi phải là sự nỗ lực của mỗi người: học hỏi trau dồi kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng sống…
        • Phải biết chấp nhận thất bại, thích nghi với hoàn cảnh sống…
        • Phải sống có mục đích, ý chí, nghị lực…và thực hiện ước muốn của mình.
        • Luôn tiến lên phía trước, sống cuộc đời mơ ước và không ngừng hoàn thiện mình.
      • Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề, nêu cảm xúc của bản thân.
  • Lưu ý: HS có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
    • Bảo đảm qui tắc chính tả dùng từ đặt câu thì mới đạt điểm tối đa.

Câu 2:

  • Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học: kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần đảm bảo được những ý chính sau:
    • Mở bài: Nêu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
      • Vài nét về tác giả và tác phẩm (0.5 điểm)
        • Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bài bút kí giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.
        • Giới thiệu nội dung 2 đoạn văn trích.
    • Thân bài
      • Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông.
        • Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thuỷ trình của nó ở thượng nguồn và khi rời thành phố Huế, với những nét đẹp khác nhau:
          • (1) Sông Hương như 1 cô gái Digan phóng khoáng và man dại, vẻ đẹp hoang dại, cá tính, một tâm hồn tự do, phóng khoáng, mãnh liệt, đầy sức trẻ.
            • Sông Hương trở thành người mẹ phù sa của 1 vùng văn hóa xứ sở: vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng, trí tuệ…
            • Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, nhân hóa, các tính từ giàu sắc thái biểu cảm, gợi cảm; nhịp văn nhanh dồn dập mãnh liệt  Sông Hương như 1 người con gái của núi rừng tự nhiên, tràn đầy sức sống mãnh liệt cá tính hoang dại, được rừng già chế ngự trở thành người mẹ đẹp dịu dàng sâu lắng trí tuệ.
          • (2) Sông Hương đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái, là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó (Thành phố Huế), để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài còn về, còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”
            • Sông Hương gắn bó thủy chung với Huế.
            • Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo, nhân hóa, các từ láy giàu sắc thái biểu cảm, gợi cảm; nhịp văn chậm rãi → Sông Hương như 1 người con gái đẹp thủy chung của Huế, gắn bó với mảnh đất Huế.
      • Nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường:
        • Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
        • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình; liên tưởng phóng khoáng; hành văn hướng nội mê đắm và tài hoa.
    • Kết bài: Khái quát vấn đề, nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.
  • Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON