Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thất tốt, đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Tin 12 của trường THPT Lý Tự Trọng. Tài liệu gồm 33 câu trắc nghiệm học sinh có thể làm trong thời gian 45 phút có đáp án đối chiếu từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn Thi: TIN HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút (33 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Cột
B. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính.
C. Hàng.
D. Bảng.
Câu 2: Cho bảng dữ liệu sau:
Số thẻ | Mã số sách | Ngày mượn | Ngày trả |
TV-02 | TO-012 | 5-09-2007 | 30-09-2007 |
TN-103 | 22-10-2007 | 25-10-2007 | |
TV-04 | TN-103 | 12-09-2007 | 15-09-2007 |
TV02 | TN-102 | 24-09-2007 | 5-10-2007 |
TV01 | TO-012 | 5-10-2007 |
Bảng này không là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ, vì:
A. Có hai bản ghi có cùng giá trị thuộc tính số thẻ là TV – 02.
B. Một thuộc tính có tính đa trị.
C. Ðộ rộng các cột không bằng nhau.
D. Có bản ghi chưa đủ các giá trị thuộc tính.
Câu 3: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:
A. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá.
B. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm.
C. Thường xuyên sao chép dữ liệu.
D. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ.
Câu 4: Chọn đáp án đúng: Trong một quan hệ
A. Các thuộc tính phải khác miền.
B. Có thể có các thuộc tính cùng miền.
C. Các thuộc tính có thể trùng tên
D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Nhận dạng người dùng là chức năng của:
A. Người quản trị.
B. Hệ quản trị CSDL.
C. CSDL
D. Người đứng đầu tổ chức.
Câu 6: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là :
A. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi.
B. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu.
C. Tạo ra một hay nhiều bảng
D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
Câu 7: Thao tác nào với báo cáo được thực hiện cuối cùng?
A. Chọn bảng và mẫu hỏi.
B. Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu, thực hiện tổng hợp dữ liệu
C. So sánh đối chiếu dữ liệu.
D. In dữ liệu (in báo cáo).
Câu 8: Trong Access, muốn làm việc với đối tượng bảng, tại cửa sổ cơ sở dữ liệu ta chọn nhãn :
A. Queries.
B. Reports.
C. Forms
D. Tables.
Câu 9: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính.
B. Bảng.
C. Hàng.
D. Cột
Câu 10: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải:
A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán.
B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu.
C. Phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật.
D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên.
Câu 11: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Bảng.
B. Hàng.
C. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính.
D. Cột
Câu 12: Người có chức năng phân quyền truy cập là:
A. Người quản trị CSDL.
B. Lãnh đạo cơ quan.
C. Người viết chương trình ứng dụng.
D. Người dùng.
Câu 13: Bảng phân quyền cho phép :
A. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL.
B. Phân các quyền truy cập đối với người dùng.
C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống.
D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống.
Câu 14: Các trường mà giá trị của chúng được xác định duy nhất mỗi hàng của bảng được gọi là:
A. Khóa chính.
B. Bản ghi chính.
C. Kiểu dữ liệu.
D. Trường chính
Câu 15: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:
A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.
C. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
D. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
Câu 16: Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp:
A. Hình ảnh.
B. Họ tên người dùng.
C. Tên tài khoản và mật khẩu.
D. Chữ ký.
Câu 17: Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc:
A. Liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện.
B. Xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL
C. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu.
D. Định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện.
Câu 18: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định tên trường, ta gõ tên trường tại cột:
A. File Name.
B. Field Name.
C. Name Field.
D. Name
Câu 19: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là:
A. SQL.
B. Foxpro.
C. Java
D. Access.
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là chức năng của lưu biên bản hệ thống?
A. Lưu lại thông tin của người truy cập vào hệ thống.
B. Lưu lại số lần truy cập vào hệ thống.
C. Lưu lại các yêu cầu tra cứu hệ thống.
D. Nhận diện người dùng để cung cấp dữ liệu mà họ được phân quyền truy cập.
Câu 21: Hãy chọn lí giải đúng: Có các lí giải sau cho rằng bảng này không phải là một quan hệ:
Số thẻ |
Mã số sách |
Ngày mượn - trả |
|
Ngày mượn |
Ngày trả |
||
TV-02 |
TO – 012 |
5 – 9 – 2007 |
30 – 9 – 2007 |
TV-04 |
TN - 103 |
12 – 9 - 2007 |
15 – 9 - 2007 |
TV-02 |
TN - 102 |
24 – 9 - 2007 |
5 – 10 - 2007 |
TV-01 |
TO - 012 |
12 – 10 - 2007 |
12– 10 -2007 |
A. Có một cột thuộc tính là phức hợp.
B. Tên các thuộc tính bằng chữ Việt.
C. Số bản ghi quá ít.
D. Không có thuộc tính tên người mượn.
Câu 22: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?
A. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.
B. Phần mềm Microsoft Access.
C. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ.
D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu.
Câu 23: Các đối tượng cơ bản trong Access là:
A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi.
B. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo
C. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo.
D. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo.
Câu 24: Danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường : STT, Họ tên học sinh, Số báo danh, phòng thi. Ta chọn khoá chính là :
A. Số báo danh.
B. Họ tên học sinh
C. STT.
D. Phòng thi.
Câu 25: Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào?
A. 1975.
B. 2000.
C. 1995.
D. 1970
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?
A. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng
B. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng
C. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau.
Câu 27: Câu nào sai trong các câu dưới đây?
A. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bào vệ mật khẩu.
B. Hệ quản trị CSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu.
C. Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu.
D. Nên định kì thay đổi mật khẩu.
Câu 28: Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây:
A. Âm thanh
B. Hình ảnh.
C. Chứng minh nhân dân.
D. Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin?
A. Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin.
B. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hoá.
C. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá.
D. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu.
Câu 30: Kết quả thực hiện mẫu hỏi cũng đóng vai trò như:
A. Một bảng.
B. Một biểu mẫu.
C. Một báo cáo.
D. Một mẫu hỏi
Câu 31: Nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL?
A. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
B. Duy trì tính nhất quán của CSDL.
C. Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu).
D. Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm.
Câu 32: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là:
A. Ngôn ngữ lập trình Pascal.
B. Ngôn ngữ C
C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán.
D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong mỗi bảng của CSDL quan hệ có thể có rất nhiều bản ghi.
B. Một bảng có thể liên kết với nhiều bảng trong CSDL quan hệ.
D. CSDL tổ chức tốt là CSDL có ít bảng.
C. Nhờ liên kết giữa các bảng, ta tập hợp được thông tin từ nhiều bảng trong CSDL quan hệ.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Đề kiểm tra HK2 môn Tin học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Lý Tự Trọng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !