YOMEDIA

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 12 năm 2018 Chủ đề Quy luật phân li - Trường THPT Bình Độ

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Đề kiểm tra 15 phút Chủ đề Quy luật phân li nằm trong phần Ôn tập Chương I Sinh học 12 nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng với đề thi này sẽ cung cấp những kỹ năng bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT BÌNH ĐỘ

----------------

ĐỀ KIỂM TRA 15’ HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: SINH HỌC 12

QUY LUẬT PHÂN LI

Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Để cho các alen của 1 gen phân ly đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?

A. Bố mẹ phải thuần chủng.     

B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

C. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

D. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 2: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là:

A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.

B. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.

C. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.

D. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.

Câu 3: Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung

1 Sử dụng tóan xác suất để phân tích kết quả lai.

2 Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.

4 Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.

Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý.

A. 4 2 3 1                      

B. 4 2 1 3.

C. 4 3 2 1.           

D. 4 1 2 3.

Câu 4: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Menđen đã phát hiện ở thế hệ con lai:

A. Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ

Câu 5: Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc. Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình:

A. 100% đồng tính.

C. 1/3 cho F3 đồng tính giống P: 2/3 cho F3 phân tính 3:1.

B. 100% phân tính.      

D. 2/3 cho F3 đồng tính giống P: 1/3 cho F3 phân tính 3:1.

Câu 6: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2.Menđen nhận biết được:

A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.

B. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1.

C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

Câu 7: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của menđen là đúng?

A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.

B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.

C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1.

D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.

Câu 8: Một gen qui định một tính trạng, muốn nhận biết 1 cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành:

A. Lai phân tích.                    

B. Cho ngẩu phối các cá thể cùng lứa.

C. Tự thụ phấn.                      

D. Cả A, B và C.

Câu 9: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:

A. Lai giống.                                    

B. Lai phân tích.

C. Phân tích cơ thể lai.           

D. Sử dụng thống kê tóan học.

Câu 10: Dòng thuần về một tính trạng là:

A. Dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân ly, có kiểu hình giống bố mẹ.

B. Đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình.

C. Dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội.            

D. Cả A và B.

Câu 11: Cơ sở tế bào học của qui luật phân ly của Menđen là:

A. Sự tự nhân đôi của NST ở kỳ trung gian và sự phân ly đồng đều của NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân.

B. Sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân ly độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẩu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.

C. Sự phân ly đồng đều của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng đó trong thụ tinh.

D. Sự tự nhân đôi và phân ly của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh.

Câu 12: Lai phân tích là phép lai:

A. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau.

B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.

C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.

D. Giữa cơ thể mang kiểu gen trội với cơ thể mang kiểu gen lặn.

Câu 13: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch

A. AA x aa và AA x aa

B. Aa x aa và aa x AA.

C. AABb x aabb và AABb x aaBb.

D. AABB x aabb và aabb x AABB.

Câu 14: Khi cho lai cây có hoa màu đỏ với cây có hoa màu trắng được F1 tòan cây có hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ phép lai này?

A. Đỏ là tính trạng trội hòan tòan.            

B. P thuần chủng.

C. F1 dị hợp tử.                                         

D. Tất cả các phương án trên

Câu 15: Làm thế nào để nhận biết 2 cặp gen dị hợp nào đó phân ly độc lập với nhau?

A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1 thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.

B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1:1: 1 thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.

C. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.

D. Nếu kết quả của phép lai phân tích chỉ cho 1 loại kiểu hình đồng nhất, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.

Câu 16: Công thức lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích.

I. Aa x aa II. Aa x Aa III. AA x aa IV. AA x Aa V. aa x aa

A. I, III.                         

B. I, III, V.           

C. II.

D. I, IV.

Câu 17: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. Một nhân tố di truyền qui định.    

B. Một cặp nhân tố di truyền qui định.

C. Hai nhân tố di truyền khác loại qui định.

D. Hai cặp nhân tố di truyền qui định.

{Từ câu số 18-25 của đề thi kiểm tra 15' môn Sinh học lớp 12 năm 2019, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy}

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15' CHỦ ĐỀ PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu hỏi

Đáp án

1

D

2

A

3

A

4

A

5

D

6

B

7

D

8

A

9

C

10

A

11

C

12

C

13

D

14

C

15

B

16

A

17

A

18

C

19

D

20

C

21

A

22

A

23

A

24

A

25

B

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 12 năm 2019 Chủ đề Quy luật phân li có đáp án. Để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 12 năm 2019 Chủ đề Quy luật phân li độc lập

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF