Nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn trong nội dung bài viết dưới đây. Sẽ giúp cho các em có thể hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại trong môn Tin học 10 Kết nối tri thức. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi Học kì 1 sắp tới.
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
1.1.1. Thông tin và xử lí thông tin
- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí đuợc.
- Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối. Cũng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ngược lại, một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau.
- Với vai trò là ý nghĩa thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.
- Thiết bị số có các ưu điểm:
+ Giúp xử lí thông tin rất nhanh với độ chính xác cao và có thể làm việc liên tục
+ Có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng
+ Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn.
+ Giúp thực hiện tự động nhiều công việc một cách chính xác, chi phí thấp và tiện lợi.
- Đơn vị lưu trữ dữ liệu
1.1.2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
- Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử có thể hoạt động tự chủ không cản sự can thiệp của con người, tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
- Thiết bị thông minh đóng vai trò chủ chốt trong các hệ thống loT - một nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Ngày nay, Tin học đã đem lại nhiều thay đổi trong mọi lĩnh vực của xã hội từ quản lí điều hành, tự động hoá các quy trình sản xuất, giải quyết các bài toán cụ thể trong khoa học và kỹ thuật cho tới việc thay đó cách thức làm việc của nhiều ngành nghề cũng như thói quen giao tiếp cộng đồng.
1.1.3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
- Biểu diễn thông tin trong máy tính là cách mã hoá thông tin.
- Các kiểu dữ liệu thường gặp là văn bản, số hình ảnh, âm thanh và lôgic.
- Việc phân loại dữ liệu để có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo thuận lợi đó việc xử lý thông tin trong máy tính.
- Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng 8 bit để biểu diễn một kí tự.
- Unicode là bảng mã hợp nhất quốc tế cho phép tạo ra các ứng dụng đa ngôn ngữ. Mỗi kí tự Unicode có thể được mã hoá bởi nhiều byte.
1.1.4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
- Hệ nhị phân chỉ dùng hai chữ số 0 và 1. Mọi số đều có thể biểu diễn được trong hệ nhị phân. Nhờ vậy, có thể biểu diễn số trong máy tính.
- Biểu diễn số nguyên dương trong máy tính được thực hiện một cách tự nhiên bằng cách đổi biểu diễn số sang hệ nhị phân rồi đưa vào bộ nhớ máy tính. Đối với các số nguyên có dấu, có nhiều kiểu biểu diễn khác nhau.
- Các phép tính số học trên hệ nhị phân cũng tương tự như thực hiện trên hệ thập phân.
Bảng cộng và nhân trong hệ nhị phân
1.1.5. Dữ liệu logic
- Các giá trị lôgic gồm “Đúng” và “Sai", được thể hiện tương ứng bởi 1 và 0 trong đại số lôgic.
- p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng.
- p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.
- p XOR q chỉ đúng khi p và q có giá trị khác nhau.
- NOT p cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.
- Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá trị đúng và bít có giá trị bằng 0 cho giá trị sai.
- Trên thực tế, có thể biểu diễn dữ liệu lôgic theo các cách khác miễn là tạo ra hai trạng thái đối lập.
1.1.6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
- Âm thanh được số hoá bằng cách lấy mẫu biên độ tín hiệu của sóng âm theo chu kì lấy mẫu. Chu kì lấy mẫu càng nhỏ, thang lấy mẫu càng chi tiết, âm thanh càng trung thực nhưng cần nhiều không gian lưu trữ.
- Có nhiều định dạng âm thanh khác nhau giúp giảm bớt không gian. Lưu trữ trên cơ sở nén không mất mát (lossless) hoặc giảm chất lượng âm thanh ở mức chấp nhận được.
- Ảnh màu thông dụng trong máy tính là ảnh theo hệ RGB. Mỗi điểm ảnh được mã hoá bởi 24 bit, mỗi màu cơ bản sử dụng 8 bit để mô tả sắc độ từ 0 (đen) đến 255 (màu đậm nhất).
- Ảnh xám thông dụng có độ sâu màu 8bit, cho 256 sắc độ xám khác nhau.
- Có nhiều định dạng tập hình ảnh khác nhau. Mỗi định dạng có mức lưu trữ và hiệu ứng thể hiện khác nhau.
1.2. Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet
---(Để xem tiếp nội dung chủ đề 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.3. Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
* Những hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hoá khi sử dụng mạng:
- Đưa tin không phù hợp lên mạng.
- Công bố thông tin cá nhân không được phép.
- Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác.
- Vi phạm bản quyền.
- Bắt nạt qua mạng.
- Ứng xử thiếu văn hoá.
- Khi đưa tin lên mạng, hãy xem xét nội dung các tin bài có vi phạm các quy định của pháp luật hay không. Đừng quên rằng, việc chia sẻ một tin vi phạm luật cũng là vi phạm luật.
- Ngay khi tin đưa không phạm luật, vẫn phải tính đến các hậu quả của nó khi nó vi phạm những chuẩn mực đạo đức.
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Khái niệm quyền tác giả và bản quyền không hoàn toàn tương đồng, tuy nhiên, trong thực tế chúng thường được dùng chung. Trong các văn bản pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ chính thức là quyền tác giả.
- Phần mềm và dữ liệu số đặc biệt dễ bị xâm phạm bản quyền do dễ sao chép, dễ phát tán.
- Việc vi phạm bản quyền là hành vi phạm pháp, làm tổn hại đến việc kinh doanh của các chủ sở hữu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của những ngành tạo ra sản phẩm trí tuệ, trong đó có tin học.
- Nhà nước đã ban hành nhiều quy định xử lí các hành vi vi phạm bản quyền. Hãy tôn trọng bản quyền đề phát triển các ngành tạo ra sản phẩm trí tuệ, trong đó có tin học.
1.4. Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
---(Để xem tiếp nội dung chủ đề 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.5. Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
1.5.1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.
- Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.
- Môi trường lập trình của Python có hai chế độ: chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ sọan thảo.
- Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lênh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.
- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.
- Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.
1.5.2. Biến và lệnh gán
- Biến là tên của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình.
- Cú pháp lệnh gán:
< biến > = < biểu thức >
- Quy tắc đặt tên biến:
+ Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới "_"
+ Không bắt đầu bằng chữ số.
+ Phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Các phép toán trên dữ liệu kiểu số: +, - *, /, //, %, **.
- Các phép toán trên dữ liệu kiểu xâu: + (nối xâu) và * (lặp).
- Từ khóa là các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình. Không được phép đặt tên hay các định danh trùng với từ khóa.
2. Bài tập vận dụng
Câu 1. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Văn bản.
B. Âm thanh.
C. Hình ảnh.
D. Dãy bit.
Đáp án D
Câu 2. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?
A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.
C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Đáp án A
Câu 3. Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?
A. Khi dịch một tài liệu.
B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.
C. Khi chuẩn đoán bệnh.
D. Khi phân tích tâm lí một con người.
Đáp án B
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
A. Lập trình và soạn thảo văn bản.
B. Công cụ xử lí thông tin.
C. Giải trí.
D. Tất cả phương án trên.
Đáp án D
Câu 5. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
1) Ban đầu bảng mã ASCII thể hiện đúng 128 kí tự.
2) Bảng mã ASCII mở rộng dùng 8 bit để biểu diên mọi kí tự.
3) Bảng mã ASCII dùng 3 byte để biểu diễn nguyên âm.
4) Mọi kí tự đều biểu diễn bằng 1 byte trong bảng mã ASCII.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Đáp án B
Câu 6. Trong bảng mã Unicode Tiếng Việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A. 1 byte.
B. 2 byte.
C. Từ 1 đến 3 byte.
D. 3 byte.
Đáp án C
Câu 7. Các tính toán số học trên máy tính dùng hệ số nào?
A. Hệ thập phân.
B. Hệ thập lục phân.
C. Hệ nhị phân.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án C
Câu 8. Kết quả của phép nhân 11012 x 1012 là?
A. 1000002.
B. 1010102.
C. 10101012.
D. 10000012.
Đáp án D
Câu 9. Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án B
Câu 10. Ảnh bitmap nguyên gốc được lưu vào các tệp có phần mở rộng là
A. .PNG.
B. .jpg.
C. .bmp.
D. .pic.
Đáp án C
Câu 11. Trong máy tính, mỗi điểm ảnh được mã hóa bởi bao nhiêu bit?
A. 16.
B. 24.
C. 32.
D. 48.
Đáp án B
Câu 12. Trong thực tế, IoT có thể ứng dụng trong lĩnh vực nào?
A. Smart home.
B. Smart car.
C. Smart watch
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án D
Câu 13. Lưu trữ thông tin trên Internet qua Google drive là thuê phần :
A. Ứng dụng.
B. Cứng.
C. Mềm.
D. Dịch vụ.
Đáp án B
Câu 14. Có mấy kiểu quét trong Window Defender?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án D
Câu 15. Dựa vào hiểu biết của bản thân, đâu không là phần mềm chống phần mềm độc hại?
A. Ubuntu.
B. BKAV.
C. Kapersky.
D. Antivirus.
Đáp án A
Câu 11. Đạo đức là gì?
A. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người phải tự giác thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
B. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người không bắt buộc phải thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
C. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án A
Câu 12. Hành vi nào xấu khi giao tiếp trên mạng?
A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.
B. Gửi thư rác, tin rác.
C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án D
Câu 13. Trong đồ họa điểm ảnh, hình ảnh được tạo thành từ các:
A. Chấm ảnh.
B. Khung ảnh.
C. Điểm ảnh.
D. Màu ảnh.
Đáp án C
Câu 14. Trong đồ họa vectơ, hình ảnh được xác định theo:
A. đường nét.
B. đường thẳng.
C. chấm ảnh.
D. điểm ảnh.
Đáp án A
Câu 15. Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong Inkscape, ta sử dụng hộp thoại?
A. Stroke Style.
B. Fill and Stroke.
C. Opacity.
D. Fill Style.
Đáp án B
Câu 16. Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét đứt, cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stroke?
A. Fill.
B. Stroke paint.
C. Stroke style.
D. Cả A và B.
Đáp án C
Câu 17. Điểm neo góc được thể hiện bằng hình gì?
A. hình tam giác.
B. hình vuông, hình tròn.
C. hình thoi.
D. hình bình hành.
Đáp án C
Câu 18. Độ cong tại mỗi điểm phụ thuộc vào mấy yếu tố?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án A
Câu 19. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?
6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2
A. 17.
B. 20.
C. 18.
D. 19.
Đáp án B
Câu 20. Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?
>>> 3 + * 5
A. 3 .
B. + hoặc *.
C. *.
D. Không có lỗi.
Đáp án B
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 10 KNTT năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 10 KNTT năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 10 KNTT năm 2022-2023
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.