YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 10 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023 giúp các em vừa hệ thống toàn diện kiến thức vừa làm quen với hình thức thi hoàn toàn trắc nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa học kì 1 sắp tới. HOC247 mời quý thầy, cô và các em học sinh theo dõi nội dung chi tiết tài liệu đề cương bên dưới!

ATNETWORK

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức

1.1.1. Thông tin và xử lí thông tin 

a. Thông tin và dữ liệu

- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ra hiểu biết, gắn với quá trình nhận thức.

- Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm ba bước

- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.

- Thông tin là ý nghĩa của số liệu.

- Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau

b. Đơn vị lưu trữ dữ liệu

- Máy tính không truy cập trong bộ nhớ tới từng bit mà truy cập theo từng nhóm bit.

- Các máy tính ngày nay đều tổ chức trong thành những đơn vị lưu trữ có độ dài bằng bội của byte như 2, 5 hay 8 byte.

- Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần.

c. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số

- Thiết bị số bao gồm bộ thu phát wifi, máy tính xách tay, …

- Thiết bị số có các ưu điểm: giúp xử lí thông tin với năng suất rất cao và ổn định, ....

1.1.2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội 

a. Thiết bị thông minh

- Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin

- Đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống IoT – một nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

- IoT là việc kết nối các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí thông tin một cách tự động, tức thời trên diện rộng như các ứng dụng giám sát giao thông, cảnh báo thiên tai, …

b. Các thành tựu của tin học

- Đóng góp của tin học với xã hội

Tin học được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Cụ thể:

+ Quản lí: quản lí học sinh, sinh viên, tài khoản ngân hàng, kế toán, sản xuất, …

+ Tự động hóa: Các thiết bị thông minh có thể thực hiện nhiều công việc thay cho con người, nổi bật là robot.

- Một số thành tựu phát triển của Tin học:

Một số thành tựu chính giúp tin học và máy tính trở thành không thể thiếu trong xã hội hiện đại: hệ điều hành, mạng và Internet, các ngôn ngữ lập trình bậc cao, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, …

1.1.3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản 

- Biểu diễn thông tin là cách mã hóa thông tin.

- Các kiểu dữ liệu thường gặp là văn bản, số, hình ảnh, âm thanh và lôgic.

- Các cách biểu diễn văn bản:

+ Bảng mã ASCII

+ Bảng mã Unicode và tiếng Việt trong Unicode

- Số hóa văn bản:

- Tệp văn bản là định dạng lưu trữ ở bộ nhớ ngoài.

- Việc số hóa văn bản được thực hiện bằng các phần mềm soạn thảo văn bản như Word, Writer.

1.1.4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên

- Chỉ dùng hai chữ số 0 và 1, các chữ số 0 và 1 gọi là các chữ số nhị phân.

- Đổi biểu diễn số nguyên dương từ hệ thập phân sang hệ nhị phân

+ Cần đổi số tự nhiên N trong hệ thập phân sang số nhị phân có dạng dk, dk – 1…d1, d0 nghĩa là cần tìm các số dk, dk – 1, …, d1, d0 có giá trị bằng 0 hoặc 1 sao cho:

N = dk x 2k + dk-1 x 2k-1 + ..... + d1 x 2 + d0

+ Để tìm các số dk, dk – 1…d1, d0 người ta chia liên tiếp N cho 2 để tìm số dư, viết các số dư theo chiều từ dưới lên, ta được số nhị phân cần tìm.

- Có hai phương pháp để biểu diễn số trong máy tính:

+ Dấu phẩy động: dùng khi tính toán với các số quá lớn, quá nhỏ hoặc không nguyên.

+ Dấu phẩy tĩnh.

1.1.5. Dữ liệu lôgic  

a. Lôgic mệnh đề

- Mệnh đề là một khẳng định có tính chất đúng hoặc sai. Ví dụ “9 là số nguyên tố” là một mệnh đề sai.

- Các giá trị lôgic gồm “Đúng” và “Sai”, được thể hiện tương ứng bởi 1 và 0 trong đại số lôgic.

b. Các phép toán lôgic cơ bản

- Ba phép toán lôgic quan trọng nhất là các phép toán AND, OR, NOT.

- Các phép toán logic:

+ p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng.

+ p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.

+ NOT p cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.

c. Biểu diễn dữ liệu lôgic

Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá tị đúng và bit có giá trị bằng 0 cho giá trị sai.

1.1.6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh 

a. Biểu diễn âm thanh

- Phương pháp cơ bản số hóa âm thanh là điều chế xung

- Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh gọi là tốc độ bit.

- Các thiết bị âm thanh số cần có mạch điện tử gọi là DAC có chức năng tạo lại tín hiệu tương tự từ tín hiệu số để phát ra loa hoặc tai nghe.

- Có hai phương pháp chính lưu trữ âm thanh:

+ Nén dữ liệu nhưng không làm giảm chất lượng âm thanh, tạo nên định dạng âm thanh không mất mát.

+ Bỏ bớt một phần thông tin âm thanh nhưng đảm bảo chất lượng âm thanh chấp nhận được, ví dụ như Mp3.

b. Biểu diễn hình ảnh

- Biểu diễn tự nhiên nhất của hình ảnh số chính là tập hợp thông tin màu của các điểm ảnh. Ảnh lưu thông tin theo từng điểm ảnh gọi là ảnh bitmap.

- Số bit cần thiết để mã hóa thông tin màu của một điểm ảnh là độ sâu màu (bit depth).

- Một số định dạng ảnh phổ biến thường dùng cho các ứng dụng web:

+ “.jpeg”: ảnh đã được nén có mất mát chất lượng nhưng có tệp dung lượng khá nhỏ, tốn ít thời gian truyền và không gian lưu trữ.

+ “.png”: có độ nén tốt, không mất mát chất lượng, có thể có nền trong suốt để chồng ảnh mà không che ảnh dưới nền.

- Việc số hóa hình ảnh có thể thực hiện bằng các thiết bị số như máy ảnh số, máy quét, điện thoại thông minh, …

1.2. Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet

1.2.1. Mạng LAN và Internet

- Theo phạm vi địa lí, các mạng máy tính có thể chia thành hai loại là mạng cục bộ LAN và mạng diện rộng WAN.

- Trong mạng máy tính, các thiết bị Switch hay HUB chỉ chuyển tiếp dữ liệu trong một bộ mạng LAN. Nguyên lí hoạt động của Router là khi phát hiện thấy dữ liệu gửi cho thiết bị không có trong LAN thì nó sẽ gửi qua cổng Internet. Người ta dùng Router để kết nối các Lan với nhau.

- So sánh mạng cục bộ với Internet

 

Mạng cục bộ

Internet

Phạm vi, quy mô

Cơ quan, gia đình

Toàn cầu

Cách kết nối

Trực tiếp trong mạng qua thiết bị kết nối như Hub, Switch, Wifi

Kết nối qua Router thông qua các nhà cung cấp dịch vụ kết nối

Sở hữu

Có chủ sở hữu

Không có chủ sở hữu

1.2.2. Vai trò của Internet

- Internet là một kho tri thức khổng lồ thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

- Internet đã giúp con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và tiện lợi.

- Internet đã có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi cách thức làm việc, học tập và giao tiếp với nhau.

1.2.3. Điện toán đám mây

- Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên Công nghệ thông tin theo nhu cầu qua Internet với các chính sách thanh toán theo mức sử dụng. SaaS, PaaS, laaS là các loại hình dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây.

- Ví dụ: Google Docs, Dropbox, …

- Chủ yếu liên quan đến việc cho thuê các tài nguyên phần mềm và phần cứng như: thuê tài nguyên phần mềm, thuê tài nguyên phần cứng, ...

- Sử dụng dịch vụ đám mây linh hoạt hơn, tin cậy hơn, chi phí nói chung rẻ hơn so với tự mua sắm phần cứng và phần mềm.

- Ý tưởng liên kết thiết bị thông minh là nguồn gốc của kết nối vạn vật. IoT được định nghĩa là việc liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu thập, trao đổi và xử lí dữ liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Văn bản.

B. Âm thanh.

C. Hình ảnh.

D. Dãy bit.

Đáp án D

Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung là các dãy bit để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Máy tính truy cập tới bộ nhớ theo từng nhóm bit.

Câu 2. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?

A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.

B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.

C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Đáp án A

Trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu. Quá trình xử lí thông tin gồm ba bước: tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả. 

Câu 3. Thông tin là gì?

A. Các văn bản và số liệu.

B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.

C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.

D. Hình ảnh, âm thanh.

Đáp án B

Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết, thông tin gắn với quá trình nhận thức. 

Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. 1MB = 1024KB.

B. 1PB = 1024GB.

C. 1ZB = 1024PB.

D. 1Bit = 1024B.

Đáp án A

1MB = 210KB =1024KB

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?

A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

B. Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.

C. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.

D. Thông tin không có tính toàn vẹn.

Đáp án D

Thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.

Câu 6. Chọn phương án ghép đúng nói về thuật ngữ tin học trong các câu sau: Tin học là…

A. Lập chương trình cho máy tính.

B. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử.

C. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin.

D. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.

Đáp án D

Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương pháp nhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lí thông tin một cách tự động dựa trên máy tính điện tử, sử dụng máy tính và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.

B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.

C. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.

D. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.

Đáp án A

Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp là sai vì tiêu chuẩn chính để đánh giá máy tính tốt là tốc độ, độ chính xác, dung lượng bộ nhớ và chất lượng màn hình.

Câu 8. Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì:

A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác.

B. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin.

C. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó.

D. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin.

Đáp án D

Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Ban đầu máy tính ra đời với mục đích giúp đỡ cho việc tính toán thuần túy. Song thông tin ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng đã thúc đẩy con người không ngừng cải tiến máy tính để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ và xử lí thông tin của con người.

Câu 9. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành:

A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.

B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.

C. Sử dụng máy tính điện tử.

D. Nghiên cứu máy tính điện tử.

Đáp án A

Tin học là một ngành khoa học vì giống như các ngành khoa học khác nó cũng có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.

Câu 10. Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?

A. Sự ra đời của máy cơ khí.

B. Sự ra đời của máy tính điện tử.

C. Sự ra đời của máy bay.

D. Cả A, B, C.

Đáp án B

Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là sự ra đời của máy tính điện tử vì máy tính đã xuất hiện ở khắp nơi, khắp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người.

Câu 11. Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng mấy bit để biểu diễn 1 ký tự?

A. 8.

B. 16.

C. 32.

D. 256.

Đáp án A

Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng 8 bit để biểu diễn 1 ký tự.

Câu 12. Tại sao cần có Unicode?

A. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.

B. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.

C. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.

D. Dùng cho quốc gia sử dụng chữ tượng hình.

Đáp án C

Unicode là bảng mã dùng chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.

Câu 13. Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính đối với số thập phân cần qua mấy bước?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án B

Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính đối với số thập phân cần qua 3 bước. Đó là mã hóa dữ liệu ⇒ Thực hiện phép tính trong hệ nhị phân ⇒ Giải mã kết quả.

Câu 14. Phân tích số 1910 sang hệ thập phân như thế nào?

A. 1×101+ 9×100.

B. 1×21+ 9×20.

C. 9×101+ 1×100.

D. 19×101.

Đáp án A

1910=1×101+ 9×100.

Câu 15. Tìm mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi”?

A. Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi.

B. Nam học rất giỏi hoặc Nam chăm chỉ.

C. Nam không chăm chỉ và Nam học rất giỏi.

D. Nam chăm chỉ nhưng Nam không học giỏi.

Đáp án A

Mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi” là “Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi”.

Câu 16. Chu kì lấy mẫu là gì?

A. Khoảng thời gian giữa 2 lần điều chế mã xung.

B. Khoảng thời gian giữa 3 lần lấy mã xung.

C. Khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mã xung.

D. Là thời điểm cách đều nhau.

Đáp án C

Chu kì lấy mẫu là khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mã xung.

Câu 17. Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là gì?

A. Tốc độ bit.

B. Quãng đường bit.

C. Chiều dài bit.

D. Tín hiệu số.

Đáp án A 

Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là tốc độ bit.

Câu 18. Chọn phát biểu đúng?

A. Mạng cục bộ không có chủ sở hữu.

B. Mạng internet có chủ sở hữu.

C. Phạm vi của mạng internet là toàn cầu.

D. Mạng cục bộ không thể lắp đặt trong gia đình.

Đáp án C

3 đáp án A, B, D đều sai.

Câu 19. Internet có lợi ích đối với các hoạt động nào sau đây?

A. Giải trí.

B. Bảo vệ sức khỏe.

C. Học tập, làm việc, giao tiếp.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án  D

Internet có lợi ích đối với các hoạt động giải trí, bảo vệ sức khỏe, học tập, làm việc, giao tiếp, ….

Câu 20. Phần mềm có thể chia thành mấy nhóm?

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Đáp án B 

Phần mềm có thể chia thành 2 nhóm: ứng dụng và nền tảng.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 10 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON