Để giúp các em nắm chắc kiến thức về tính chất hóa học của bazơ, ban biên tập HOC247 đã biên soạn và tổng hợp để gửi đến các em học sinh nội dung tài liệu Các dạng bài tập về tính chất hóa học của bazơ môn Hóa học 9. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập hiệu quả.
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
Dạng 1. Lý thuyết về tính chất hóa học của bazơ
* Một số lưu ý cần nhớ
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại: - Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2. - Những bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3… * Tính chất hóa học của bazơ 1) Tác dụng với chất chỉ thị màu. - Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh. - Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ. 2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O 4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới. Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước. Thí dụ: Cu(OH)2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CuO + H2O |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. HCl
B. MgCl2
C. Ca(OH)2
D. H2SO4
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ca(OH)2 là dd bazơ => làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Đáp án C
Ví dụ 2: Nhiệt phân sắt (III) hiđroxit thu được sản phẩm là:
A. Fe2O3
B. FeO và H2O
C. Fe2O3 và H2O
D. Fe và H2O
Hướng dẫn giải chi tiết:
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Đáp án C
Ví dụ 3: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. quỳ tím
B. dung dịch HCl
C. dung dịch BaCl2
D. dung dịch KOH
Hướng dẫn giải chi tiết:
Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:
- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).
- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).
Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH
Đáp án A
Dạng 2. Dung dịch bazo tác dụng với kim loại
* Một số lưu ý cần nhớ:
Một số dung dịch bazo có khả năng tác dụng với KL (Al, Zn, ...) VD: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 Để làm được loại bài tập này, em cần - viết đúng phương trình hóa học - tính số mol, lượng chất đề bài cho - dựa vào phương trình hóa học, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải bài toán |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH (loãng, dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
Hướng dẫn giải chi tiết:
Khi cho hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH loãng dư thì chỉ có Al phản ứng.
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3.0,3 = 0,2 (mol) → mCu = mX - mAl = 11,8 - 0,2. 27 = 6,4 (g)
Ví dụ 2: Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nH2(đktc) = VH2/22,4 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
(mol) 0,2 ← 0,3
Theo PTHH: nNaOH = 2/3 nH2 =2/3×0,3 =0,2 (mol)
→ VNaOH = nNaOH : CM = 0,2 : 1 = 0,2 (lít) = 200 (ml)
Dạng 3. Phản ứng nhiệt phân của bazo không tan
* Một số lưu ý cần nhớ:
Ta có phương trình tổng quát: 2M(OH)n M2On + nH2O Để làm được loại bài tập này, em cần - viết đúng phương trình hóa học - tính số mol, lượng chất đề bài cho - dựa vào phương trình hóa học, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải bài toán |
---(Để xem nội dung đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Các dạng bài tập về tính chất hóa học của bazơ môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: