YOMEDIA

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về Sắt có đáp án môn Hóa học 9

Tải về
 
NONE

HOC247 xin chia sẻ với các em học sinh nội dung tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về sắt có đáp án môn Hóa học 9 bên dưới đây. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em củng cố kiến thức thật tốt về sắt. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VỀ SẮT

Câu 1: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sắt? 

A. Tính ánh kim

B. Tính nhiễm từ

C. Dẫn điện tốt hơn nhôm

D. Dẫn nhiệt kém hơn nhôm

Câu 2: Sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây

A. Dung dịch muối sắt (III)

B. Dung dịch axit clohidric đặc

C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội

D. Dung dịch bạc sunfat 

Câu 3: Cho phản ứng sau đây: 

3Fe+ 4H2O  →t∘ Fe3O4 + 4H2

Phản ứng trên thuộc loại:

A. Oxi hóa - khử

B. Thế

C. Trung hòa

D. Phân hủy

Câu 4: Cho phản ứng sau: 

Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

Phát biểu nào sau đây là đúng cho phản ứng trên?

A. Sắt có tính khử mạnh hơn kẽm

B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần

C. Sắt có tính khử yếu hơn kẽm

D. Cả B, C đều đúng

Câu 5: Tại sao trong tự nhiên, sắt không tồn tại dưới dạng đơn chất?

A. Vì khối lượng rất ít

B. Vì chúng hoạt động hóa học mạnh

C. Không có trong tự nhiên

D. Kém bền bị nhiệt phân hủy

Câu 6: Tôn lợp trong xây dựng làm từ Fe, tại sao để lâu mới bị gỉ?

A. Vì để ngoài nắng

B. Vì được phủ lớp Zn

C. Vì được tráng Sn

D. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:

A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình.

B. Không thấy hiện tượng phản ứng

C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ

D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen

Câu 8: Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:

A. Không có hiện tượng gì cả.

B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.

C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.

D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 9: Kim loại được dùng để làm sạch  FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là:

A. Fe                                                                                      

B. Zn

C. Cu                                                                                     

D. Al

Câu 10: Cho 12gam oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khi cacbon oxit thì thu được 22,4 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt là công thức nào sau đây? 

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. FeO hoặc Fe2O3

Câu 11: Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng:

A. Dung dịch CuSO4 dư                                     

B. Dung dịch FeSO4 dư

C. Dung dịch ZnSO4 dư                                     

D. Dung dịch H2SO4 loãng dư

Câu 12: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:

A. HCl                                                                   

B. H2SO4

C. NaOH                                                              

D. AgNO3

Câu 13: Phản ứng tạo ra muối sắt (III) sunfat là:

A. Sắt phản ứng với H2SOđặc, nóng.

B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng

C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4

D. Sắt phản ứng với dung dịch  Al2(SO4)3

Câu 14: Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:

A. 858 kg                                                                              

B. 885 kg

C. 588 kg                                                                              

D. 724 kg

Câu 15: Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có:

A. 18,88g Fe và 4,32g Ag                                  

B. 1,880g Fe và 4,32g Ag

C. 15,68g Fe và 4,32g Ag                                  

D. 18,88g Fe và 3,42g Ag

Câu 16: Cho dãy biến hóa sau:  

Fe→ FeCl3 →A → B → Fe2(SO4)3 ← D← C ← FeO

Các chất A, B, C, D lần lượt là: 

A. FeS, Fe3O4, FeSO4, Fe2O3

B. Fe(OH)3, Fe2O3, FeSO4, Fe2O3

C. FeS, Fe2O3, FeSO4, Fe2O3

D. FeS, FeO. Fe2O3, Fe(OH)3

Câu 17: Khi cho sắt phản ứng với HNO3 phản ứng nào sau đây biểu diễn đúng?

A. Fe+  4HNO3  → Fe(NO3)3 + NO  + H2O

B. Fe+ 6 HNO3  →  Fe(NO3)3 + 3NO + 3H2O

C. Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + 2NO + 2H2O

D. Fe + 8 HNO3 →  Fe(NO3)3 + 5NO + 4H2O

Câu 18: Cho một lượng Fe dư vào hỗn hợp chứa hai dung dịch MgSO4 và CuSO4 khuấy nhẹ và lọc. Chất rắn còn lại trên giấy lọc là: 

A. Mg và Cu

B. Mg, Cu, Fe

C. Fe và Cu

D. Cu

Câu 19: Nhúng một lá sắt có khối lượng 50gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và cân thì có khối lượng 51 gam. Khối lượng muối sắt tạo thành là: 

A. 17 gam

B. 19 gam

C. 15 gam

D. 20 gam

Câu 20: Cho một mẩu sắt vào dung dịch chứa đồng thời hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu chỉ thu được một kim loại thì số muối tạo thành là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

A

D

B

D

C

D

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

A

C

A

B

A

C

B

B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về sắt có đáp án môn Hóa học 9 . Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON