YOMEDIA

Bộ 50 câu lý thuyết Hóa hữu cơ - Ôn thi THPT QG môn Hóa Trường THPT Võ Minh Đức

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 50 câu lý thuyết Hóa hữu cơ - Ôn thi THPT QG môn Hóa Trường THPT Võ Minh Đức. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 50 CÂU LÝ THUYẾT TỔNG HỢP HÓA HỮU CƠ – ÔN THI THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT VÕ MINH ĐỨC

 

Câu 1:  Cho dãy gồm các chất: CH3COOH; C2H5OH; H2NCH2COOH và CH3NH3Cl. số chất trong dãy có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH là

      A. 1.                                     B. 2                                      C. 4                                   D. 3.

Câu 2:   Có các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; keo dán ure- fomanđehit;tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?

      A. 4                                      B. 3.                                     C. 6                                   D. 5

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a) Anbunin là protein hình cầu, không tan trong nuớc.

(b) Animoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(c) Saccarozo thuộc loại đisaccarit.

(d) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở đơn chức là CnH2n+3N.

(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.

(f) Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

(g) Lực bazơ của metylamin mạnh hơn đimetylamin.

Số phát biểu đúng là

      A. 2.                                     B. 5.                                     C. 4.                                  D. 3.

Câu 4: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là

      A. 1.                                     B. 3.                                     C. 2                                   D. 4.

Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°), tạo ra sản phẩm thu được có khả năng phản ứng với Na là

      A. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.                           B. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.

      C. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.                         D. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.

Câu 6:  Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối luợng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3; X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhung không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần luợt là

      A. CH3COOH, HCOOCH3.                                             B. CH3COOH, CH3COOCH3.

      C. HCOOCH3, CH3COOH.                                             D. (CH3)2CHOH, HCOOCH3.

Câu 7: Cho các chất sau:

(1) CH3COOC2H5;                                                     (2) CH2=CHCOOCH3;

(3) C6H5COOCH=CH2;                                             (4) CH2=C(CH3)OCOCH3;

(5) C6H5OCOCH3;                                                     (6) CH3COOCH2C6H5.

Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với NaOH đun nóng không thu được ancol

      A. (3), (4), (5), (6).               B. (1), (2), (3), (4).               C. (1), (3), (4), (6).            D. (3), (4), (5).

Câu 8: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

      A. 3.                                     B. 4                                      C. 5                                   D. 6

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.

(6) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

      A. 5                                      B. 2.                                     C. 4                                   D. 3.

Câu 10:  Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số lượng trong dãy phản ứng được với cả 2 dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

      A. 4.                                     B. 3.                                     C. 5                                   D. 2.

Câu 11:  Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mu thử

Thuc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dich AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

      A. axit glutamic, tinh bột, glucozo, anilin.                        B. axit glutamic, glucozo, tinh bột, anilin.

      C. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozo.                       D. anilin, tinh bột, glucozo, axit glutamic.

Câu 12: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng?

     A. NH2CH2COOH.           B. NH2CH2COONa.      C. ClNH3+CH2COOH.       D. NH2CH2COOC2H5.

Câu 13:  Cho dãy các chất: (C2H5)2NH (a); C6H5NH2 (b); C6H5NHCH3 (c); C2H5NH2 (d) (C6H5) là gốc phenyl). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là

     A. (a) < (d) < (c) < (b).      B. (b) < (c) < (d) < (a).  C. (c) < (b) < (a) < (d).        D. (d) < (a) < (b) < (c).

Câu 14:  Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

      A. C2H5OH → C2H4+H2O

      B. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) → Na2CO3 + CH4

      C. CH3NH3Cl + NaOH →   NaCl + CH3NH2 + H2O.

      D. CH3COOH + C2H5OH  → CH3COOC2H5+H2O

Câu 15:  Số đồng phân mạch hở của C3H4O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

      A. 1.                                     B. 3.                                     C. 4.                                  D. 2.

Câu 16:  Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mu thử

Thuc thử

Hiện tượng

X

AgNO3/NH3

Kết tủa Ag

Y

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

Z

Dung dịch brom

Kết tủa trắng

T

Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Dung dịch màu xanh lam

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

      A. Fructozo, anilin, Ala-Lys, etyl fomat.                         B. Fructozo, Ala-Lys, etyl fomat, anilin.

      C. Etyl fomat, Ala-Lys, anilin, fructozo.                          D. Etyl fomat, anilin, Ala-Lys, fructozơ.

Câu 17: Cho các chất: glixerol; anbumin; axit axetic; metyl fomat; Ala-Ala; fructozo; valin; metylamin; anilin. Số chất có thể phản ứng được với Cu(OH)2

      A. 5.                                     B. 6.                                     C. 3.                                  D. 4.

Câu 18:  Cho các phát biểu sau:

(a) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

(b) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

(c) Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon.

(d) Ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.

(e) Dung dịch glucozo và dung dịch saccarozo đều có phản ứng tráng bạc.

(f) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

      A. 3.                                     B. 4.                                     C. 5.                                  D. 6.

Câu 19: Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?

      A. Saccarozơ.                       B. Axetilen.                          C. Anđehit fomic.             D. Glucozơ.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

      A. Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO.

      B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

      C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị hơi ngọt.

      D. Hợp chất H2NCH2COONH3CH3 là este của glyxin.

Câu 21:  Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

      A. 2.                                     B. 4.                                     C. 5.                                  D. 3.

Câu 22:  Cho sơ đồ phản ứng sau:

\(Toluen + C{l_2},{t^0} \to X + NaOH,{t^0} \to Y + CuO,{t^0} \to Z + ddAgN{O_3}/N{H_3} \to T\)

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất của T là chất nào sau đây?

      A. C6H5-COOH.                                                               B. CH3-C6H4-COONH4.

      C. C6H5-COONH4.                                                           D. p-HOOC-C6H4-COONH4.

Câu 23:  Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

      A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.            B. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.

      C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.            D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

Câu 24:  Cho các polime sau: (1) polietilen (PE); (2) poli (vinyl clorua) (PVC); (3) cao su lưu hóa; (4)  polistiren (PS); (5) amilozơ; (6) amilopectin; (7) xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

      A. 7.                                     B. 5                                      C. 4                                   D. 6

Câu 25:  Cho các tính chất hoặc thuộc tính sau:

(1) là chất rắn kết tinh, không màu;

(2) tan tốt trong nuớc và tạo dung dịch có vị ngọt;

(3) phản ứng với Cu(OH)2 trong NaOH ở nhiệt độ thường;

(4) tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở;

(5) có phản ứng tráng gương;

(6) thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.

Những tính chất đúng với saccarozơ là

      A. (1), (2), (3), (6).                                                            B. (1), (2), (4), (5).

      C. (2), (4), (5), (6).                                                            D. (2), (3), (5), (6).

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 50 câu lý thuyết Hóa hữu cơ - Ôn thi THPT QG môn Hóa Trường THPT Võ Minh Đức, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF