Để chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, các em học sinh có thể tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Đào Duy Từ được HOC247 sưu tầm và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm các câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau từ dễ đến khó. Mời các em cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
BỘ 5 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021
MÔN HÓA HỌC
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Ba. B. Zn. C. Ca. D. Na.
Câu 2:Trong thành phần của hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố nào?
A. Cacbon. B. Oxi. C. Nitơ. D. Hiđro.
Câu 3: Chất có tính bazơ là
A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C6H5OH.
Câu 4: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong số các kim loại?
A. Cr. B. Fe. C. Pb. D. Ni.
Câu 5: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. xenlulozơ.
Câu 6: Chất nào sau đây là este?
A. HCOOCH3. B. HCHO. C. HCOOH. D. CH3OH.
Câu 7: Poli(vinyl clorua) có công thức thu gọn là
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 8:Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. ancol etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.
Câu 9: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)
những tấm kim loại
A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb.
Câu 10: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là tính
A. khử mạnh. B. oxi hóa mạnh. C. axit. D. bazơ.
Câu 11: Kim loại nào sau đây vừa tan được trong dung dịch HCl vừa tan được trong dung dịch NaOH?
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Mg.
Câu 12: Quặng manhetit có thành phần chính là
A. Fe2O3. B. FeS2. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 13: : Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A. Na. B. Ba. C. Al. D. Fe..
Câu 14: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Người ta thường dùng chất nào sau đây để loại bỏ các khí đó?
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl.
Câu 15 : Cho các chất sau: metylamin, etyl axetat , glixin, glucozơ. Số chất có chứa nguyên tố nitơ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây các ion có thể tồn tại đồng thời trong cùng dung dich ?
A. OH- , K+ , Fe2+ , SO42-. B. OH- , Ba2+ , CH3COO-, Al3+ .
C. K+, NH4+ , CO32- , OH-. D. K+, Ba2+, NH4+, NO3-.
Câu 17: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 18: Chất X là chất không màu, không làm đổi màu quỳ tím, tham gia phản ứng tráng gương, tác dụng được với dung dịch NaOH. CTCT của X là
A. HCOOCH3. B. HCHO. C. HCOOH. D. CH3COOH.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có xúc tác H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
C. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng 1 chiều.
Câu 20: Nhận xét nào sai về glucozơ ?
A. Là đồng phân của fructozơ. B. Có nhiều trong quả nho chín.
C. Tạo thành khi thuỷ phân tinh bột. D. Thuộc loại polisaccarit.
Câu 21: Cho các chất sau: metylamin, điphenylamin, đimetylamin, anilin, etylamin, glixin. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 22:Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là
A. CH3–CH2–CH(OH)–CH3. B. CH3–CH2–CH2–OH.
C. CH3–CH2–CH2–CH2–OH. D. CH3–CH(OH)–CH3.
Câu 23: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí. Giá trị của m là
A. 1,72. B. 1,63. C. 1,66. D. 1,56.
Câu 24: Cho 8,96 lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lit dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,2M sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Gía trị m là:
A. 10. B. 20 C. 5. D. 15.
Câu 25: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm từ 0,4 mol Al và 0,35 mol FeO thì thu được 0,21 mol Fe. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80% B. 90% C. 70% D. 60%.
Câu 26: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,36. B. 8,61. C. 9,15. D. 10,23.
Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
1. Trong dung dịch, ion Fe2+ không oxi hóa được Cu nhưng Fe thì khử được ion Cu2+.
2. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
3. Trong hợp kim thép, hàm lượng cacbon từ 2 – 5% về khối lượng .
4. Hòa tan Mg vào dung dịch muối FeCl3 dư , kết thúc phản ứng có muối FeCl2.
5. Sắt tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội tạo muối sắt (III) và các sản phẩm khử của nitơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 29: Một este no, đơn chức X có tỉ khối hơi so với metan là 5,5. Đun 2,2 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 30: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH.
Câu 31: Nếu dùng 1 tấn mùn cưa (có chứa 60% xenlulozơ) thì sẽ điều chế được glucozơ với khối lượng là bao nhiêu? Giả sử phản ứng thủy phân đạt hiệu suất 70%.
A. 533,33 kg. B. 466,67 kg. C. 375,65 kg. D. 952,4 kg.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol tham gia phản ứng thế nguyên tử H trong vòng benzen dễ hơn benzen.
(2) Stiren có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
(3) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol , etylen glicol.
(4) Ở nhiệt độ thường, phenol phản ứng được với nước brom tạo kết tủa trắng.
(5) Hợp chất aminoaxit phản ứng được với dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.
Câu 34: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là
A. 0,125M. B. 0,25M. C. 0,375M. D. 0,50M.
Câu 35:Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.
Giá trị của m là
A. 164,6. B. 144,9. C. 135,4. D. 173,8.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,05
25 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng
A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M.
B. Kim loại M là sắt (Fe).
C. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%.
D. Số mol kim loại M là 0,025 mol.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít khí CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z(MY>MZ). Các thể tích khí đều ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a:b là
A. 2:3. B. 2:1. C. 1:5. D. 3:2.
Câu 38: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,4. B. 5,62. C. 5,84. D. 4,56.
Câu 39: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit mạch hở. Nếu đun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y thu đuợc 0,76 mol H2O; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol H2O. Giá trị của m là
A. 24,74 gam. B. 24,60 gam. C. 24,46 gam. D. 24,18 gam.
Câu 40: Cho hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam Z cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong Z là
A. 20%. B. 80%. C. 40%. D. 75%.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đ/A |
D |
A |
A |
A |
B |
A |
A |
C |
B |
A |
C |
D |
D |
A |
B |
D |
D |
A |
D |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
Đ/A |
D |
C |
C |
A |
D |
C |
C |
B |
D |
B |
B |
D |
A |
B |
B |
C |
C |
D |
A |
B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cặp chất nào sau đây không phản ứng với nhau?
A. FeS và HCl. B. NH4Cl và NaOH. C. AlCl3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH .
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H9N. C. C4H11N. D. C2H5N.
Câu 3: Dung dịch Glyxin phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. KNO3. C. HCl. D. NaCl.
Câu 4: Polivinylclorua được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH-CH3. . B. CH3-CH3.
C. CH2=CHCl . D. CH2=CH2.
Câu 5: Cho 12 gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 13,6. B. 12,8. C. 24,8. D. 14.
Câu 6: Cho các chất sau: etylamin, valin, metylamoni clorua, etylaxetat, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7: Phản ứng đặc trưng của este là
A. phản ứng este hoá. B. phản ứng vô cơ hoá.
C. phản ứng nitro hoá. D. phản ứng thuỷ phân.
Câu 8: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 9: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Fe2O3. B. Cr2O3. C. CrO3. D. FeO.
Câu 10: Công thức quặng boxit
A. CaCO3. B. CaSO4. C. Al2O3.nH2O. D. Fe2O3.nH2O.
Câu 11: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là
A. CuCl2. B. MgCl2. C.FeCl3. D. CrCl2.
Câu 12: Kim loại nào sau đây chỉ điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag. B. Ca. C. Fe. D. Cu.
Câu 13: Quá trình quang hợp cây xanh tạo ra chất X . Thủy phân hoàn toàn X thu được chất hữu cơ
- Hai chất X, Y lần lượt là:
A.Tinh bột,glucozơ. B. Xenlulozơ, glucozơ. C. saccarozơ, glucozơ. D. glucozơ, axit gluconic.
Câu 14: Cho V ml dung dịch KOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 175. B. 375. C. 350. D. 150.
Câu 15: Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2. B. NH3. C. NaOH. D. NaHCO3.
Câu 16: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Ag. B. w. C. Hg. D. Cr.
Câu 17: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 2,24 lít CO2. Giá trị của m là
A. 8,1. B. 9. C. 16,2. D. 18.
Câu 18: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là do khí:
A. NO2. B. CH4. C. CO2. D. SO2.
Câu 20: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Na.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.
(c) Tinh bột, xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được các α–amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2 và làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
---Để xem tiếp nội dung câu hỏi và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 3
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;
Ag = 108; Ba = 137.
Câu 41: Thành phần chính của khí than ướt là
A. CO, CO2, H2, N2. B. CH4, CO2, H2, N2.
C. CO, CO2, H2, NO2. D. CO, CO2, NH3, N2.
Câu 42. Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ
A. Không khí. B.NH3,O2. C. NH4NO2. D. Zn và HNO3.
Câu 43: Hình vẽ mô tả thí nghiệm dùng để
A. Phân tích định lượng nguyên tố C và H. B. Phân tích định tính nguyên tố C và H.
C. Phân tích định lượng nguyên tố C, O và H. D. Phân tích định tính nguyên tố C, O và H.
Câu 44: CTTQ của ankan là
A. CnH2n ; n≥ 2. B. CnH2n - 2 ; n≥ 2. C. CnH2n - 2 ; n≥ 3. D. CnH2n +2 ; n≥ 1.
Câu 45. Dung dịch phenol không phản ừng với chất nào sau đây?
A. dd HCl. B. dd NaOH. C. Nước Brom . D. Na.
Câu 46: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 47: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.
Câu 48: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
Câu 49: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 50: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 51: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2. B. dung dịch brom. C. [Ag(NH3)2] NO3. D. Na.
Câu 52: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2. B. CH3–CH(CH3)–NH2. C. CH3–NH–CH3. D. C6H5NH2.
Câu 53: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?
A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit a-aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin.
Câu 54: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 55: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 56: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn.
Câu 57: Dãy nào sau đây gồm các ion có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+ ; Cu2+ : Fe2+ ; NO-3 ; Cl-. B. Fe2+ ; K+ ; OH- ; NH+4.
C. NH+4 ; CO2-3 ; HCO-3 ; OH‑ ; Al3+. D. Cu2+ ; Cl- ; Na+ ; OH- ; NO-3.
Câu 58. Cho m gam phenol (C6H5OH) phản ứng vừa hết với dung dịch có chứa 48 gam Br2 thu được kết tủa. Khối lượng kết tủa là
A. 14,1 gam. B. 18,8 gam. C. 9,4 gam. D. 33,1 gam.
Câu 59: Hoà tan hoàn toàn 28 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 108 gam. B. 162 gam. C. 216 gam. D. 154 gam.
Câu 60: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3 )2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
Câu 61: Cho các thí nghiệm sau :
(1). Thanh Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(2). Thanh Fe có quấn dây Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
(3). Thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl
(4). Thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(5). Miếng gang để trong không khí ẩm
Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 62: Cho axit oxalic HOOC-COOH tác dụng với hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp thu được 5,28 gam hỗn hợp 3 este trung tính. Thủy phân lượng este trên bằ ng dung dịch NaOH thu được 5,36 gam muối. Hai rượu có công thức
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D.C4H9OH và C5H11OH.
Câu 63: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là
A. 390 kg. B. 389,8 kg. C. 398,8kg. D. 458,58 kg.
Câu 64: Cho 0,45 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 1,45 . B. 1,00 . C. 0,65. D. 0,70.
---Để xem tiếp nội dung câu hỏi và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 4
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1. Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 2. Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). X là
A. Na2SO4. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 3. Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
B. Quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.
D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.
Câu 4. Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. propyl propionat. B. metyl propionat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
Câu 5. Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa có màu
A. nâu đen. B. trắng. C. xanh thẫm. D. trắng xanh.
Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Etylamin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Trimetylamin.
Câu 7. Ở điều kiện thường, nhôm bị bốc cháy khi tiếp xúc với
A. khí O2. B. H2O. C. khí Cl2. D. dung dịch NaOH.
Câu 8. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. AlCl3. B. Al2(SO4)3. C. NaAlO2. D. Al2O3.
Câu 9. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Polisaccarit. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(etylen terephatalat). D. Nilon-6,6.
Câu 10. Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng?
A. Xenlulozơ. B. Tristearin. C. Anbumin. D. Metyl axetat.
Câu 11. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. amilozơ. D. fructozơ.
Câu 12. Đốt cháy photpho trong khí oxi dư thu được sản phẩm chính là
A. P2O3. B. PCl3. C. P2O5. D. P2O.
Câu 13. Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%. B. 49,6%. C. 27,0%. D. 48,6%.
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ x%. Giá trị của x là
A. 14. B. 18. C. 22. D. 16.
Câu 15. Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 16. Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là
A. 48,6. B. 32,4. C. 64,8. D. 16,2.
Câu 17. Cho hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COONH4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,6. B. 9,8. C. 16,4. D. 8,2.
Câu 18. Phát biểu nào sau đay sai?
A. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.
B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
C. Tinh bột là lương thực cơ bản của con người.
D. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.
Câu 19. Muối nào sau đây là muối axit?
A. NaHCO3. B. BaCl2. C. K2SO4. D. (NH4)2CO3.
Câu 20. Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa)2, CH3CHO và C2H5OH. Công thức phân tử của X là
A. C6H10O4. B. C6H10O2. C. C6H8O2. D. C6H8O4.
---Để xem tiếp nội dung câu hỏi và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 5
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23;
Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Hợp chất hữu cơ thường khó tan trong nước và khó cháy.
B. Những chất có cùng phân tử khối là những chất đồng phân.
C. Trong phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố C và H.
D. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử gọi là cấu tạo hóa học.
Câu 2. Ô nhiễm môi trường không khí không do nguyên nhân nào sau đây?
A. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
B. Hoạt động của núi lửa.
C. Khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
D. Khí sinh ra từ các phương tiện giao thông.
Câu 3. Lọ thủy tinh không được dùng để đựng dung dịch của chất nào sau đây?
A. HNO3. B. H2SO4. C. HF. D. HCl.
Câu 4. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al2O3. B. Al. C. Al(OH)3. D. AlCl3.
---Để xem tiếp nội dung câu hỏi và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Đào Duy Từ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
- Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Lê Quí Đôn
Chúc các em học tốt!