YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Văn Kiệt

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phan Văn Trị dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ở tuổi trẻ, không ai mà không trăn trở, không có hoài bão, ước mơ. Ai cũng mong tự xoay xở tách mình ra khỏi vỏ kén thật chật chội để tung cánh bay xa. Và bao nhiêu người vượt qua được những nỗi đau đớn, thử thách đó?

Khát vọng càng lớn - nỗi đau và thử thách càng nhiều - và mấy ai kiên định trên cuộc hành trình đó. Hãy dám sống cuộc sống mà bạn hằng ao ước - vì bạn chỉ có duy nhất một cuộc sống mà thôi. Đó là sự lựa chọn của bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa chọn một điều gì đó, mà là kinh nghiệm mang lại cho bạn sự khôn ngoan: hãy học hỏi về con người, xã hội và cách sống. Hãy vươn cao hơn bằng một đam mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại học, của một thanh niên có giáo dục, có lẽ sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để vươn lên, Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa. Nhưng tất cả chỉ là những bức tường câm lặng, ngoan cố, trừ phi bạn quyết mở chúng ta. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, để không sống một cuộc sống phi hoài, để sau này không ân hận nuối tiếc.

(Rando Kim – Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, Vương Bảo Long biên dịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống?

Câu 3: “Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa.” Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu trên?

Câu 4: Theo anh/chị, có nên sống cuộc sống hằng ao ước hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN 

Câu 1: Bạn sẽ ứng xử như thế nào nếu gặp "cơn đau tuổi trưởng thành”? Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau:

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấ mình biết là lắm bệnh mà chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven song ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. 

(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.191)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2 

Theo bài đọc tác giả đưa ra lời khuyên về việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống như sau: Hãy bắt đầu bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa chọn một điều gì đó, mà là kinh nghiệm mang lại cho bạn sự khôn ngoan: Hãy học hỏi về con người, xã hội và cách sống. Hãy vươn cao hơn bằng một đam mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại học, của một thanh niên có giáo dục, có lẽ sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để vươn lên, Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 3 

Câu nói có thể được hiểu như sau: Tuổi trẻ ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nếu chúng ta dám đối mặt, dũng cảm mà bước tới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều bài học quý giá, kinh nghiệm sống còn hữu ích trong cuộc sống. Thêm vào đó, đôi khi chúng ta còn tìm thấy những con đường mới, hướng đi mới trong cuộc đời mình. Tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mình thích cũng như vượt qua những nỗi sợ của bản thân.

Câu 4 

Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý:

- Đồng tình vì:

+ Ai cũng có thể thay đổi được cuộc sống. Ai cũng có thể thành công, có thể sống cuộc sống mà họ hằng ao ước.

+ Cuộc sống ai cũng cần có cho mình những cảm hứng, nuôi dưỡng hi vọng, ước mơ để làm sức mạnh vượt qua chính bản thân mình để vươn đến những tầm cao, những ước mơ, khát vọng.

- Không đồng tình (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức) :

+ Chìm đắm trong mộng tưởng, mù quáng mà không cố gắng phấn đấu, vượt lên ở hiện tại.

- Đồng tình một phần (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức)

II. LÀM VĂN 

Câu 1

* Yêu cầu:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

1. Giải thích:

- Cơn đau tuổi trưởng thành: Là những khó khăn, thử thách mà con người gặp phải và bắt buộc phải đối mặt trong quá trình trưởng thành.

- Ứng xử: Là cách cư xử, thái độ giải quyết.

=> Trong cuộc sống, bất kì ai muốn trưởng thành đều phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn thử thách ấy là đối mặt và giải quyết chúng.

2. Phân tích:

- Chỉ khi đối mặt với khó khăn thử thách chúng ta mới có thể giải quyết được nó.

- Thêm vào đó, con người chúng ta sẽ học hỏi được nhiều bài học, tích lũy kinh nghiệm sống.

- Đối mặt với khó khăn thử thách sẽ khiến con người trở nên kiên cường, tôi luyện ý chí tinh thần vượt qua thử thách.

- Đối mặt với khó khăn thử thách đôi khi khiến con người phát hiện những thế mạnh của bản thân, có cơ hội để phát huy nó từ đó có thể tìm được hướng đi mới cho cuộc đời.

- Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay có không ít người chọn cách trốn tránh khi gặp phải những khó khăn thử thách đầu đời. Đó là những người có lối sống ỉ nại, phụ thuộc, ngại thay đổi, quen dựa dẫm vào người khác. Cách lựa chọn ấy sẽ khiến con người ngày càng lấn sâu hơn vào vòng luẩn quẩn, bị bỏ lại phía sau, sống một cuộc đời vô nghĩa.

3. Bài học:

- Để trưởng thành chúng ta cần tích cực, chủ động học hỏi, sẵn sàng chấp nhận khó khăn để vượt qua vươn tới thành công.

- Cá nhân tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống…

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ấy, cũng không muốn người khác hơn mình, từ đó mà sinh ra cào bằng, đố kị, kèn cựa nhau. Nói xấu sau lưng là một công cụ để thực hiện việc cào bằng, kèn cựa ấy. Bệnh nói xấu sau lưng có hai đặc điểm: Thứ nhất là người ta không bao giờ nói xấu một người thua kém mình. Với người thua kém mình, người Việt luôn có xu hướng giúp đỡ họ. Người ta cũng thường không nói xấu những người đã vượt lên cao hẳn, đã xác lập một địa vị vững chắc, ổn định trên một thang bậc trong cộng đồng. Đối tượng chịu sự nói xấu, ném đá bao giờ cũng là người ngang bằng mình đang có xu hướng vượt lên hoặc những người vừa mới vượt lên cao hơn mình ở một phương diện nào đó, mục đích là nhằm dìm người ta xuống. Đặc điểm thứ hai là việc nói xấu diễn ra lén lút sau lưng người bị hại, người bị hại không hề biết được. Nói xấu trước mặt sẽ khiến người ta mất mặt. Gây thù chuốc oán là điều mà người Việt thường né tránh. Hơn nữa khi nói thẳng sẽ phải cân nhắc, đắn đo. Còn khi nói xấu sau lưng, thì người ta có thể thả phanh nói cho sướng miệng, đơm đặt thêm thắt cho bõ ghét. Do thiếu trong sáng nên bệnh này đôi khi còn được gọi là “bệnh thối mồm”.

(Trích từ “Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai” – Trần Ngọc Thêm, NXB Văn hóa văn nghệ, 2016).

Thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?

2. Theo tác giả, đâu là mục đích của căn bệnh “nói xấu sau lưng” ?

3. Tác giả thể hiện quan điểm, thái độ gì qua đoạn trích ?

4. Từ nội dung đoạn trích, anh / chị hãy lí giải vì sao người ta không nói xấu sau lưng những người thấp hơn mình hoặc cao hơn mình ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tác hại của hành động “nói xấu sau lưng” người khác.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh / chị về hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” trong hai đoạn trích sau, từ đó bình luận ngắn gọn về quá trình nhận thức của người nghệ sĩ:

1. “Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.”

2. “Gần sáng trời trở gió đột ngột, từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên, cao như những ngọn núi tuyết trắng.

Trong phá, các thứ tàu thuyền đều tìm vào bờ để trú, duy ở giữa phá chẳng hiểu vì sao vẫn còn thấy một chiếc thuyền vó bè đang đậu.

Gió rú ào ào chung quanh chiếc xe Reo vừa mới ở trên rừng xuống, chưa dỡ gỗ xuống hết. Cái ông lão đã ngoài sáu mươi mà vẫn còn theo đuổi nghề sơn tràng đang ngồi bên bếp lửa giữa trời, vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền.

Cái bếp lửa cũng bị gió ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ rực bay quẩn lên chung quanh chỗ tôi và ông lão ngồi. Tôi xem lại xoong cơm đã sống nhăn hộ ông lão đoạn gào lên:

- Chiều gió này không khéo bão cấp 11 rồi?

- Ừ, ừ…! – Ông lão lẩm bẩm, vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”.

(Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Theo tác giả, mục đích của căn bệnh “nói xấu sau lưng” là: “Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ấy, cũng không muốn người khác hơn mình, từ đó mà sinh ra cào bằng, đố kị, kèn cựa nhau. Nói xấu sau lưng là một công cụ để thực hiện việc cào bằng, kèn cựa ấy”.

3. Quan điểm, thái độ của tác giả qua đoạn trích: một mặt, tác giả đưa ra đánh giá khách quan về một thói quen của người Việt, nhưng mặt khác, thông qua đó tác giả cũng ngầm bày tỏ thái độ phê phán với căn bệnh “nói xấu sau lưng”.

4. Người ta không nói xấu sau lưng những người thấp hơn mình hoặc cao hơn mình là vì: những người thấp hơn mình vốn không phải là đối tượng có thể đe dọa đến vị trí của mình; ngược lại, những người cao hơn mình, đã xác lập vị trí ổn định trong xã hội là đối tượng vượt tầm mình, mình không thể vươn tới.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau:

- Nói xấu sau lưng người khác gây tác hại tới người nói xấu:

+ Tạo ra tâm lí hèn nhát, nhụt ý chí phấn đấu

+ Đánh mất cảm tình đối với người khác

- Nói xấu sau lưng người khác gây tác hại tới người bị nói xấu: có thể tạo ra dư luận không tốt, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới nạn nhân.

- Nói xấu sau lưng người khác gây tác hại tới cộng đồng: tạo nên tình trạng phe phái, mất đoàn kết, do vậy hiệu quả công việc sẽ không cao, dẫn đến sự trì trệ của xã hội.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn

Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...

...Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt

Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng...."

 (Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên -  NXB Văn học, 2002)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những nhân vật lịch sử của dân tộc được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 3. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu thơ: "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?"

Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của những khát vọng lớn lao trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

"... Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...."

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 28, 29)

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người mẹ nghèo. Từ đó, nhận xét về tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho người lao động.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những nhân vật lịch sử là:

- Nguyễn Trãi

- Nguyễn Du

- Nguyễn Huệ

- Hưng Đạo (Trần Hưng Đạo/ Trần Quốc Tuấn)

Câu 3. Hiệu quả của câu hỏi tu từ là:

- Khẳng định vẻ đẹp của Tổ quốc trong hiện tại.

- Thể hiện niềm tự hào về Tổ quốc của tác giả.

- Tạo giọng điệu hào hùng cho câu thơ.

Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước

- Tác giả thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng, tự hào khi được sống trong thời khắc lịch sử của dân tộc, khao khát cống hiến cho tổ quốc .

- Tác giả có tình yêu đất nước thiết tha, sâu sắc...

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi.

Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã không thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là công cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được dùng trong đoạn trích?.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần làm những gì “Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng”?

Câu 3: Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau."

(Nguyễn Minh Khiêm, trích “Một góc phù sa”, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18 &19)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3 (1.0 điểm):

Hai câu thơ:

"Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng"

gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên.

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.

Câu 2 (5.0 điểm): Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89)

Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm

Câu 2: Các từ ngữ, hình ảnh : phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm rạ...

Câu 3:

- Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời

- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.

Câu 4: Một số bài học em có thể rút ra được như:

- Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình

- Gần gũi, gắn bó với quê hương coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1: Gợi ý làm bài

- Giới thiệu được vấn đề

- Giải thích: điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì thân thiết, gắn bó, gần gũi xung quanh cuộc sống của mỗi người

- Ý nghĩa: Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng…); góp phần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế.

- Liên hệ: Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé, bởi đó có thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp đẽ

Câu 2: Dàn ý tham khảo

1. Mở bài

- Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.

- Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.

- Đoạn thơ cần phân tích là đoạn thứ ba của bài thơ, trong đó Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Võ Văn Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF