YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Khuyến

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Khuyến dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm thử đề thi theo cấu trúc của đề THPT Quốc gia để chuẩn bị cho kì thi sắp tới thật tốt. Những đề thi này bao gồm các câu hỏi Đọc hiểu và Làm văn bám sát theo chương trình học của các em. Chúc các em sẽ có một kì thi thật tốt nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Tập trung là bị mất vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống. Nếu thiếu sự tập trung, tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong "mớ bòng bong" - những thứ chúng ta chẳng phải làm, những việc chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, ước mơ của bản thân và rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác... Không có gì ngạc nhiên khi bạn phải quay cuồng xoay sở để bạn có thể tập trung vào những điều bạn thật sự muốn làm.

Bạn vào Facebook để xem thông báo công việc, học tập. Những thứ "”thú vị" xuất hiện trên "Bảng tin".  Bạn click vào xem, tự hứa với mình chỉ 5 phút thôi, giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng,

Bạn vào Youtube để học tiếng Anh, ở phần “Video liên quan" bên trái xuất hiện hàng loạt video giải trí, ca nhạc, phim ảnh... Bạn click vào xem, tự hứa chỉ một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12 giờ đêm.

Đang làm việc với chiếc laptop, vào internet kiếm tài liệu, tiện tay bạn mở Facebook, Youtube, các trang chế ảnh, đọc báo... khiến bạn không thể nào tập trung được quá 30 phút.

Kết quả bạn không thể hoàn thành được công việc, theo thời gian hình thành thói quen ăn vào tiềm thức, các mục tiêu nhỏ chưa được chinh phục, dẫn tới thiếu động lực để đạt mục tiêu lớn, và vì thế để thực hiện ước mơ thì thực sự còn là một điều xa vời.

(10 điều khác biệt giữa người theo đuổi ước mơ và người giết chết trước mơ, 1980 Books, NXB Lao động, tr.32 – 33)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo tác giả, “mớ bòng bong” mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào nếu thiếu sự tập trung là gì?

Câu 2.

Các dẫn chứng được tác giả nêu ra là những điều gì trong mớ bòng bong” mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào khi thiếu sự tập trung?

Câu 3. Theo anh/chị, tác giả muốn nói những gì khi đưa ra các dẫn chứng trong thực tế?

Câu 4. Từ trải nghiệm bản thân, anh/chị hãy đề xuất một phương pháp hữu hiệu để có thể tập trung học tập. Lí giải ngắn gọn vì sao anh/chị lại chọn phương pháp đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự tập trung trong cuộc sống.

Câu 2 (3.0 điểm) Phần đầu đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu gợi nhắc:

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối là những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Phần cuối đoạn thơ, nhà thơ làm sống dậy:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ảnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Tố Hữu - Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.110 và tr.113)

Phân tích hai đoạn thơ trên. Từ đó, chỉ ra và nêu ý nghĩa sự vận động của cảm xúc trữ tình của thơ Tố Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo tác giả, “mớ bòng bong" mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào nếu thiếu sự tập trung là: những thứ chúng ta chẳng phải làm, những việc chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, tước mơ của bản thân và rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác....

Câu 2.

Trong “mớ bòng bong” mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào khi thiếu sự tập trung, các dẫn chứng được tác giả nêu ra là:

- Những thứ chúng ta chẳng phải làm;

- Những việc chúng ta yêu thích

Câu 3.

Theo anh/chị, tác giả muốn nói những gì khi đưa ra các dẫn chứng trong thực tế?

Khi đưa ra các dẫn chứng trong thực tế, tác giả muốn nói:

- Cuộc sống quanh ta có rất nhiều cám dỗ/hoặc nhiều điều thú vị dễ làm ta phân tâm, thiếu sự tập trung,

- Sự tập trung là một điều không dễ dàng;

- Sự thiếu tập trung đã ngốn rất nhiều thời giờ quý báu của ta.

Câu 4. Từ trải nghiệm bản thân, anh/chị hãy đề xuất một phương pháp hữu hiệu để có thể tập trung học tập. Lí giải ngắn gọn vì sao anh/chị lại chọn phương pháp đó.

Yêu cầu đặt ra:

- Nêu rõ một phương pháp hữu hiệu mà em nghĩ được: vạch rõ thời gian biểu học tập, đặt ra mục tiêu học tập theo tuần, .....

- Lí giải ngắn gọn, thuyết phục

II. LÀM VĂN

Câu 1

Lí giải vì sao con người làm tổn thương thế giới

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự tập trung

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự tập trung trong cuộc sống. Sau đây là một vài định hướng:

- Sự tập trung giúp con người giải quyết tốt nhất công việc; là điều kiện rèn luyện năng lực; là cơ hội phát huy tài năng tiềm lực; là yếu tố quyết định đạt mục tiêu; và yếu tố quan trọng rèn luyện ý thức nghiêm túc, tự trọng, tôn trọng người đối diện hoặc cộng sự.

- Sự tập trung giúp một cộng đồng tạo ra sức mạnh vô song, đạt mục tiêu lớn, phá vỡ giới hạn của con người, biến điều không thể thành có thể...

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Câu 2. Phân tích hai đoạn thơ trong đoạn trích Việt Bắc. Từ đó, chỉ ra và nêu ý nghĩa sự vận động trong cảm xúc trữ tình của nhà thơ.

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích hai đoạn thơ. Từ đó, chỉ ra và nêu ý nghĩa sự vận động của cảm xúc trữ tình qua hai do tho do.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, 2 đoạn thơ, nội dung NL

- Phân tích đoạn 1

+ Nội dung: là lời người ở lại nhắn nhủ người ra đi nhớ về kỉ niệm những ngày đầu kháng chiến gian khổ.

+ Nghệ thuật: biết gọi ra và phân tích ý nghĩa các yếu tố hình thức như cách xưng hô (mình); điệp từ, điệp cấu trúc (mình đi, có nhớ; mình về có nhớ); những hình ảnh tả thực cùng cách diễn đạt ấn tượng về gian khổ bởi thiên nhiên dữ dội mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù); bởi thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến (miếng cơm chấm muối); bởi nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề (mối thù nặng vai).

---(Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản

Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã

Biết ăn năn và sửa đổi sai lầm

Cuộc đời sẽ không tuyệt đường ai cả

Em nhớ rằng hạnh phúc đến từ tâm...

Mình sức trẻ nên nề chi gian khổ

Phàm là người ai chẳng muốn thảnh thơi

Đời tuy rộng nhưng đời không có chỗ

Cho những người sống chỉ biết ham chơi...

Em thấy đấy, cây tìm nguồn lòng đất

Loài chim muông cũng lặn lội kiếm mồi

Mình cao thượng mình coi thường vật chất

Nhưng không tiền thì chết đói...vậy thôi...

(Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã - Thơ tự do)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Hãy chỉ ra hai câu thơ trong bài có nội dung khuyên nhủ. (0,75 điểm)

Câu 3: Những dòng thơ sau đây giúp anh/chị hiểu như thế nào về ý tưởng của tác giả ?

Cuộc đời sẽ không tuyệt đường ai cả

Em nhớ rằng hạnh phúc đến từ tâm... (0,75 điểm)

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người viết trong hai câu thơ:

Mình cao thượng mình coi thường vật chất

Nhưng không tiền thì chết đói...vậy thôi... (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc đứng lên từ nơi vấp ngã.

Câu 2. (5,0 điểm)

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? [...]. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Tràng tươi cười:

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.

Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa :

- U đã về ạ !

Ô hay, thế là thế nào nhỉ ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ :

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp :

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó[...].

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... [...].

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau [...].

- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.[...]

Sáng hôm sau [...]

Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu :

- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn. [...]

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại [...] nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này [...].

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 28-29)

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về ý tưởng của Kim Lân khi xây dựng nhân vật này.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ: 8 chữ

Câu 2. Hai câu thơ trong bài có nội dung khuyên nhủ:

Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã

Biết ăn năn và sửa đổi sai lầm

Câu 3. Ý tưởng của tác giả trong hai câu thơ trên là:

- Cuộc đời con người vốn dĩ không bằng phẳng, khó khăn, thất bại là điều khó tránh khỏi, nhiều khi nó đẩy con người vào bước đường cùng.

- Nhưng điều quan trọng là bạn phải có một cái tâm vững vàng, bản lĩnh, không được sợ khó khăn thất bại mà buông tay.

- Hãy nỗ lực hết mình, và chính trong sự nỗ lực đó, bạn sẽ khơi dậy được tiềm năng và vượt qua được tất cả.

-> Nghĩa là cuộc đời không tuyệt đường với ai mà vẫn cho ta cơ hội miễn là ta có có cách hành xử đúng đắn. Hạnh phúc hay không, tất cả đều đến từ tâm của mỗi người. Cuộc sống làm bạn buồn chán ư? Hãy lao vào công việc bằng tất cả cái tâm, sống vì nó, chết vì nó, và bạn sẽ tìm thấy thứ hạnh phúc tưởng chừng như không bao giờ đạt được (Dale Carnegie).

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được

Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn

Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?

Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim

Anh đang bò về phía gốc sim

Ngực đập dội chuyền sang đất đá

Quần áo tướp ra

Một nửa người anh dâm dấp máu

Anh đang đau cho đất đá anh yêu

Gốc sim cằn và xơ xác làm sao

Không che nổi anh đâu, bò cách chi cũng lộ

Em có thể mất anh bất cứ lúc nào

Em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ

Anh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc tre

Phơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹ

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước

Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng

Xin mùa đông đừng dài

Và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

Trời bao nhiêu thu ta mới hát một lần

Nhưng trước mặt là Tổ quốc

Dù chỉ gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn

Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện.

(Hữu Thỉnh - Thơ Từ chiến hào tới thành phố - NXB Văn học - 1985, tr14,15)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những câu thơ sau:

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước

Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng

Xin mùa đông đừng dài

Và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

Câu 4. Điều gì trong đoạn trích khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của cuộc sống hòa bình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Tràng trong buổi sáng đầu tiên Tràng có vợ, từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh: bò về phía gốc sim, ngực đập dội, quần áo tướp ra, một nửa người dâm dấp máu…

Câu 3.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: sông ơi… bậc thấp xuống, cột nhà đỡ mẹ thật êm.

- Tác dụng: Khiến cho sự vật trở nên thân thương, gần gũi, biết chia sẻ nỗi đau như con người; thể hiện một cách sâu sắc, cảm động tình yêu thương của người lính dành cho người vợ trẻ, người mẹ già; góp phần làm câu thơ giàu hình ảnh, biểu cảm, sống động, có hồn…

Câu 4.

- Thí sinh trình bày điều khiến mình xúc động nhất.

- Lí giải một cách thuyết phục, hợp lí.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa

Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ

Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà

Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp

Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,

Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế

Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa

Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,

Con nói mơ những núi rừng xa lạ

Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

(Mẹ, Bằng Việt)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản

Câu 2: Trong đoạn trích có rất nhiều kỉ niệm được nhắc đến. Hãy chỉ ra những  kỉ niệm đó.

Câu 3: Vẻ đẹp của mẹ được miêu tả như thế nào trong đoạn trích trên?

Câu 4: Anh/ Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện trong đoạn trích.

Phần II. Làm văn

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của việc trân quý những gì mình đang có trong cuộc sống con người.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:

…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) 

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Trong đoạn trích có rất nhiều kỉ niệm được nhắc đến, cụ thể là: dáng mẹ đi lại chăm sóc con khi bị thương, những món ăn giản dị và đời thường mà mẹ dành cho con như trái bưởi đào, canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung.

Câu 3: Trong đoạn trích, người mẹ được miêu tả thông qua những cử chỉ ân cần và những món ăn đạm bạc mà nhân vật dành cho người con trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp âm thầm, lặng lẽ mà cao quý của bà mẹ được tái hiện trong đoạn trích nói riêng cũng như những bà mẹ Việt Nam anh hùng trên đất nước nói chung.

Câu 4: Tình cảm của tác giả đối với mẹ: trân trọng ghi nhớ suốt đời mình tình cảm quân dân sâu đậm và thiêng liêng mà người mẹ đã dành cho mình. Tác giả rất thương quý mẹ, luôn nhớ về mẹ và những kỉ niệm khi ở bên mẹ; xót thương những hi sinh của mẹ dành cho đất nước và nhân dân.

Phần II. Làm văn

Câu 1. 

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong cuộc sống con người

c.Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong cuộc sống con người . Có thể triển khai theo hướng sau:

- Trân qu‎ý những gì đang có là biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ những điều tốt đẹp mà cuộc sống đem đến cho mỗi con người

- Ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có:

+ Trân quý những gì đang có sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Từ đó, đời sống tinh thần và vật chất sẽ được đầy đủ và nâng cao;

+ Trân quý những gì đang có sẽ giúp ta không rơi vào lối sống ảo tưởng, viển vông, hão huyền, xa rời thực tế;

+ trân quý những gì đang có sẽ giúp ta thêm yêu đời, gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước, có động lực để phấn đấu, góp phần làm nên thành công, vượt qua bao thử thách, khó khăn trên đường đời.

- Phê phán một số người không biết trân quý những gì đang có, chạy theo lối sống xa hoa, hưởng lạc cá nhân, đua đòi theo phong trào, gây đau khổ và phiền phức cho người khác.

- Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được giá trị của cuộc sống hiện tại để biết quý trọng những gì mình có được trong tay. Tuổi trẻ cần học tập và rèn luyện, sống hết mình cho đời để không ân hận, hối tiếc vì mình đã đánh mất nhiều điều qu‎ý giá.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Chúng ta không có bất kỳ ý niệm gì về việc thị trường lao động sẽ ra sao vào năm 2050. Nhìn chung mọi người đồng thuận cho rằng học máy và công nghệ robot sẽ thay đổi gần như mọi ngành nghề, từ sản xuất sữa chua đến dạy yoga. Tuy nhiên, có những quan điểm trái ngược nhau về bản chất của sự thay đổi này và thời điểm nó xảy ra. Một số tin rằng chỉ trong một hay hai thập kỷ, hàng tỷ người sẽ trở nên vô dụng về mặt kinh tế. Một số khác kiên định rằng thậm chí về lâu về dài thì tự động hóa sẽ vẫn tiếp tục tạo ra những công ăn việc làm mới và sự thịnh vượng lớn hơn cho tất cả.

Con người có hai loại năng lực thể chất và nhận thức. Trong quá khứ, máy móc cạnh tranh với con người ở năng lực thể chất thuần túy, trong khi con người vẫn giữ được lợi thế cực kỳ lớn về nhận thức đối với máy móc. Do đó, khi các công việc tay chân trong công nghiệp và nông nghiệp được tự động hóa, các công việc dịch vụ mới đòi hỏi các loại kỹ năng nhận thức chỉ con người mới có xuất hiện: học tập, phân tích, giao tiếp và trên hết là hiểu cảm xúc con người. Tuy nhiên, AI giờ đây đang bắt đầu vượt qua con người trong ngày càng nhiều các kĩ năng này; bao gồm cả việc hiểu cảm xúc con người. Chúng ta không biết tới lĩnh vực hoạt động thứ ba nào, ngoài việc tay chân và việc trí óc, nơi con người sẽ luôn giữ một lợi thế an toàn.

Điều quan trọng là phải nhận ra cuộc cách mạng AI không chỉ là chuyện máy tính trở nên nhanh hơn và thông minh hơn. Nó được tiếp thêm năng lượng bằng những đột phá trong khoa học sự sống và cả khoa học xã hội nữa. Chúng ta càng hiểu rõ về những cơ chế sinh hóa cơ sở cho cảm xúc, đam mê và lựa chọn của con người thì máy móc càng có thể giỏi phân tích hành vi, dự báo quyết định và thay thế tài xế/ nhân viên ngân hàng/ luật sư- người hơn.

(Trích 21 bài học cho thế kỷ 21, Yuval Noah Harari, NXB Thế giới, Z420, tr. 38-39) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mọi người đồng thuận cho rằng thị trường lao động sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2050?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết máy móc được tạo ra trong cuộc cách mạng AI có gì khác so với máy móc cạnh tranh với con người trong quá khứ?

Câu 4. Những thông tin về cuộc cách mạng AI trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải thích ứng với những đổi thay trong cuộc sống.

Câu 2 (3.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai).

Từ đó, hãy làm rõ nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nghị luận

Câu 2. Theo đoạn trích, mọi người đồng thuận cho rằng học máy và công nghệ robot sẽ thay đổi mọi ngành nghề, từ sản xuất sữa chữa đến dạy yoga

Câu 3.

Sự khác biệt:

- Trong quá khứ, máy móc cạnh tranh với con người ở năng lực thể chất thuần túy, không có các kĩ năng nhận thức học tập, phân tích, giao tiếp, hiểu cảm xúc con người.

- Trong cuộc cách mạng AI, máy móc thông minh hơn, vượt qua con người trong kĩ năng nhận thức, giỏi phân tích hành vi, dự báo quyết định và có thể thay thế con người trong các công việc như tài xế/nhân viên ngân hàng, luật sư.

Câu 4.

- HS có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí thuyết phục. Có thể theo hướng thông tin về cuộc cách mạng AI trong đoạn trích giúp định hướng nghề nghiệp, có sự chuẩn bị cần thiết về tâm thế, kiến thức, kĩ năng cho tương lai...

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo hình thức và dung lượng đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận, sự cần thiết phải thích ứng với những đổi thay trong cuộc sống

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải thích ứng với những đổi thay trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Thích ứng với những đổi thay cần thiết để mỗi người bắt kịp những biến động của thời đại, hòa vào nhịp sống chung, nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm bắt cơ hội.

- Thích ứng với những đổi thay cần thiết để mỗi cộng đồng, dân tộc tồn tại và phát triển một cách năng động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt

e. Sáng tạo có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF