YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Mạc Đĩnh Chi dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm thử đề thi theo cấu trúc của đề THPT Quốc gia để chuẩn bị cho kì thi sắp tới thật tốt. Những đề thi này bao gồm các câu hỏi Đọc hiểu và Làm văn bám sát theo chương trình học của các em. Chúc các em sẽ có một kì thi thật tốt nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Sự phát triển của mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ảo hơn đời sống thực. Thay vì đi ra ngoài, gặp gỡ, làm quen với những người khác, bạn lại thích online trên các mạng xã hội và đọc tin tức, lướt web giải trí…

(2) Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad… giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa…tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách. 

(3) Điều này khiến bạn ít va vấp thực trong quá trình giao tiếp trực tiếp, thói quen giao tiếp dần dần bị loại bỏ, bạn không còn phản xạ linh hoạt để ứng xử và nói năng nữa. Dần dần, kỹ năng giao tiếp của bạn trở nên hạn chế và do đó, bạn ngày càng ít giao tiếp hơn. Bạn trở nên e ngại với việc giao tiếp thực tế, trở nên nhút nhát, thụ động khi nói chuyện mặt đối mặt.

(Theo Kina.vn- Nhút nhát của giới trẻ – Nguyên nhân và cách khắc phục)

Câu 1. Sự phát triển của mạng xã hội được nói đến trong đoạn văn đồng nghĩa với điều gì?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định của tác giả: Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad… giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa…tạo điều kiện cho sự gắn kết với thế giới ảo ngày càng thường trực hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn (3)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của căn bệnh ngại giao tiếp thực tế ở giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng nhiều lần miêu tả sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

- Lần thứ nhất:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời.

- Lần thứ hai:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Hãy phân tích những lần miêu tả trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng này.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Sự phát triển của mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ao hơn đời sống thực.

Câu 2: Có thể hiểu là: khi chúng ta thường xuyên sóng trên mạng xã hội, thế giới ảo thì khoảng cách trong thế giới ảo được rút ngăn, nhưng đồng nghĩa với đó là khoảng cách với cuộc sống thực ngày càng bị kéo giản, bạn ngày càng xa vời với đời sống thực tể.

Câu 3: Tác dụng: tác già liệt kê nhăm nhấn mạnh những tác hại của việc sóng trong thị giới do quả lâu.

Câu 4: Thí sinh tự lựa chọn cho mình một thông điệp, đồng thời trình bày lý lẽ chứng minh cho lựa chọn của mình

Ví dụ: Bước ra khỏi thế giới ảo và song cuộc đời thực của mình Vì: Khi bạn song trong thế giới ảo quả lâu bạn sẽ đánh mất đi cảm xúc, khả năng, nhu cầu giao tiep, bạn sẽ đánh mất đi niềm vui, hạnh phúc của những trải nghiệm thực tê và còn đánh mất đi cơ hội được thảnh công.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Hướng dẫn làm bài

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề vấn đề ngại giao tiếp của giới trẻ

b. Thân bài:

- Giải thích: Ngại giao tiếp là gì? Ngạii giao tiếp là suy nghĩ, hành động thiếu tự tin khi giao tiếp, trao đổi với người khác.

=> Tình trạng này khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay

- Bàn luận:

+ Biểu hiện của ngại giao tiếp:

  • Lo lắng sợ hãi khi nói chuyện với người lạ.
  • Lo lắng bản thân bị bối rối, làm cho bẽ mặt trước đám đông.
  • Khi giao tiếp không dám nhin thẳng vào người đối diện, run, lo lắng, sợ hãi

+ Nguyên nhân

  • Bệnh lý gặp phải ở một số người.
  • Do chúng ta sống trong thế giới ảo quá lâu, không giao lưu, nói chuyện với mọi người dài dần hình thành chúng ngại giao tiếp

+ Tác hại việc ngại giao tiếp

  • Khó khăn trong trao đổi, nói chuyện với người khác
  • Tự đánh mất cơ hội cho bản thân
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống

+ Giải pháp: Đến các cơ sở y tế đã được khám và chữa bệnh. Không nên sống trong thế giới ảo quả nhiều, phải năng động thường xuyên giao lưu, trò chuyện với mọi người.

+ Liên hệ bản thân

c. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Triết gia: Hãy tưởng tượng mình đang đứng trên sân khấu. Khi đó, nếu cả hội trường sáng đèn thì cậu có thể nhìn rõ đến cả hàng ghế cuối cùng. Nhưng nếu đèn chiếu cường độ mạnh chỉ tập trung vào chỗ cậu đứng thì chắc chắn cậu sẽ không thể nhìn thấy ngay cả hàng ghế đầu tiên.

Cuộc đời của chúng ta giống hệt như vậy. Chính vì đang chiếu ánh sáng mờ nhạt vào cả cuộc đời nên mới nhìn thấy, hay đúng ra là cảm thấy mình nhìn thấy, cả quá khứ lẫn tương lai. Nhưng nếu rọi đúng đèn chiếu cường độ mạnh vào "ngay tại đây, vào lúc này" thì sẽ không thấy quá khứ và tương lai nữa.

Chàng thanh niên: Đèn chiếu cường độ mạnh tr?

Triết gia: Phải! Chúng ta cần sống hết mình "ngay tại đây, vào lúc này".

... Đi nhìn quá khứ và tương lai là cậu đang tìm cách biện hộ cho chính mình. Chuyện đã xảy ra trong quá khứ không còn liên quan gì đến cậu "ngay tại đây, vào lúc này" và tương lai ra sao cũng không phải là việc cậu cần suy nghĩ ngay tại đây, vào lúc này". Nếu sống hết mình "ngay tại đây, vào lúc này", sẽ chẳng cần nói đến những điều đó.

Chàng thanh niên: Nhưng...

Triết gia: ...Ta cho rằng cuộc đời mình thế này nên không thể sống khác, còn xấu xa thì không phải lỗi của ta, mà là tại quá khứ, tại hoàn cảnh. Quá khứ được nêu ra ở đây không là gì khác ngoài một sự bao biện, một lời nói dối cuộc đời.

Lối sống của cậu "ngay tại đây, vào lúc này” có thể thay đổi được bằng ý chí bản thân. Cuộc đời quá khứ có vẻ là một vạch liền chỉ vì cậu không ngừng quyết tâm "không thay đổi" mà thôi. Còn cuộc đời tương lai là một tờ giấy trắng, không kẻ săn đường đi. Ở đó không có câu chuyện nào cả.

Chàng thanh niên: Nhưng, đó là chủ nghĩa nắm bắt từng khoảnh khắc. Không, là chủ nghĩa khoái lạc xấu xa mới đúng!

Triết gia: Không phải! Việc rọi đèn chiếu vào duy nhất một chỗ "ngay tại đây, vào lúc này” chính là sống một cách nghiêm túc và trân trọng nhất với những gì ta có thể làm được lúc này.

(Dám bị ghét - Koga Fumitake, Kishimi Ichiro - NXB Lao động,H, 2018 – tr 316,317)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định nhân vật giao tiếp trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. Theo anh/chị, hình ảnh “đèn chiếu cường độ mạnh” trong đoạn văn bản tượng trưng cho điều gì?

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “cuộc đời mình thế này nên không thể sống khác, còn xấu xa thì không phải lỗi của ta, mà là tại quá khứ, tại hoàn cảnh” không? Vì sao?

Câu 4. Nêu giá trị của việc lặp lại cụm từ “ngay tại đây, vào lúc này trong đoạn văn bản.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

(Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12, tập Một)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc - hiểu

Câu 1. Nhân vật giao tiếp: triết gia và chàng thanh niên. Hình ảnh “đèn chiếu cường độ mạnh” tượng trưng cho

Câu 2. 

- Thái độ sống hết mình cho từng khoảnh khắc của hiện tại.

- Thái độ sống một cách nghiêm túc và trân trọng với những gì có thể làm được trong hiện tại. Thí sinh có thể trả lời đồng tình không đồng tình vừa đồng tình vừa không đồng tình. Yêu cầu lí giải ngắn gọn, hợp lí, mạch lạc và thuyết phục.

Câu 3. 

- Bày tỏ quan điểm

- Lí giải quan điểm

Một số gợi ý theo hưởng không đồng tình:

- Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, cuộc sống của mỗi con người cũng như thế. Khi con người mong muốn, con người đều có thể thay đổi được chính mình theo hướng tích cực hơn.

- Bất cứ điều gì xảy ra đều là do nguyên nhân chủ quan và khách quan nên khi trở nên tha hóa, xấu xa thì đó không chỉ là lỗi của hoàn cảnh mà là của mỗi người.

- Con người cần hiểu được chính mình và có ý thức thay đổi mình tốt hơn để góp phần vào sự phát triển chung của xã hội Một số gợi ý theo hướng đồng tình: -Mỗi cá nhân có một năng lực, phẩm chất riêng, sống trong một điều kiện cụ thể riêng nên sự thay đổi để bứt phá là rất khó khăn.

- Con người luôn chịu tác động của hoàn cảnh nên hoàn cảnh chính là yếu tố khiến con người trở nên xấu xa, tha hóa.

- Con người cũng cần biết hướng về quá khứ thì mới có thể tồn tại trong hiện tại và hiểu được tương lai.

Câu 4. Giá trị của cụm từ “ngay tại đây, vào lúc này”.

- Tạo ấn tượng và gây sự chú ý đối với nhân vật “chàng thanh niên” trong cuộc trò chuyện cũng như gây sự chú ý với bạn đọc.

- Khẳng định ý nghĩa quan trọng, ý nghĩa quyết định của từng khoảnh khắc hiện tại đối với mỗi người.

- Nhắc nhở mỗi người cần có thái độ sống trân trọng, hết mình với hiện tại.

II. Làm văn 

Câu 1. Suy nghĩ về tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

a, Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn với độ dài 200 chữ. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Có thể triển khai theo hướng sau:

- Lối sống “không chịu thay đổi” là lối sống trì trệ, bảo thủ, ngại va chạm, không chịu tiếp thu cái mới, chỉ hoài niệm về quá khứ. Lối sống này đang tồn tại ở một bộ phận giới trẻ.

- Lối sống này mang lại nhiều tác hại ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, khiến con người trở thành cái bóng của người khác, không thực hiện các mục tiêu trong cuộc đời, dễ gặp thất bại, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội... (Thí sinh cần nêu dẫn chứng phù hợp)

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Câu 1. Hãy chỉ ra đi qua tuổi thơ cuộc đời của con người sẽ thế nào?.(0,5 điểm)

Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. (0,5 điểm)

Câu 3. Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.(1,0 điểm)

Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?(1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo Dục – 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở - người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ : hoa hồng , chông gai

- Tác dụng: giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách

Câu 3: Mỗi học sinh đều có thể nêu ra những quan điểm khác nhau của mình

Ví dụ: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Vì cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ. Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực.

Câu 4: Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1: Có thể dựa vào những ý sau để viết một bài hoàn chỉnh

- Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mong muốn hoặc dự định. Trong cuộc sống, thử thách và thất bại luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội.

- Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách và thất bại trong cuộc sống.

- Con người cần phải có những thử thách và thất bại để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống.

- Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách và thất bại thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Ngược lại, nếu không biết đương đầu và vượt qua thì con người sẽ không thể tồn tại để phát triển được.

- Để vượt qua thử thách và thất bại, con người cần có sức mạnh. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực để vượt qua thử thách

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nên người không phải là thuật ngữ giáo điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có sau; ứng xử thấu tình đạt lý; tương tác và giao tiếp lịch sự; biết kiểm soát chính mình; biết sống có ích cho mình và cộng đồng; biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn mực…Những điêu này thể hiện hằng ngày, hằng giờ thậm chí hằng phút, hằng giây qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực…

Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước ; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.

Dĩ nhiên, sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất. Khi người ta sống vị kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt, đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cô, những bài học trong cuộc sống xã hội.”

(Trích sự tử tế không phải là món quà, TS Huỳnh Văn Sơn)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả , sự tử tế là gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến “sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân”.

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất” không? Vì sao?

II. Làm văn

Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng được sống, được yêu của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” và trong đêm cởi trói cho A Phủ ở đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, tử tế là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân.

Câu 3: Ý kiến trên có nghĩa là sự tử tế mà con người có được phải nhờ vào sự thay đổi bản thân thông qua quá trình tiếp nhận những lời dạy của cha mẹ, nhà trường… hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự tử tế không tự nhiên có mà do ý thức của mỗi chúng ta và được tích luy trong quá trình chúng ta sống và trải nghiệm.

Câu 4: Học sinh được đưa ra ý kiến riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra lý lẽ thuyết phục

Ví dụ: Ý kiến trên đúng vì tiền tái vật chất chi phối rất nhiều tới đời sống con người. Nhiều người đam mê kiếm tiền nên đã bỏ qu những giá trị đạo đức, nhân cách để thực hiện mục đích. Điều đó làm họ mất đi sự tử tế và đôi khi làm những điều vi phạm pháp luật.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Đoạn văn mẫu

Cuộc sống với muôn vàn những số phận khác nhau, có người hạnh phúc, nhưng cũng có những người bất hạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia, đồng cam cộng khổ đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Đó đều là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, lối sống tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Cảm nhận về khát vọng được sống, được yêu

b. Thân bài

- Giải thích khát vọng được sống, được yêu được hiểu là khát vọng về cuộc sống đúng nghĩa

- Khát vọng được thể hiện qua diễn biến tâm lí phức tạp:

1. Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

- Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp, ...âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang.

- Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, ...

- Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.

- Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

- Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do

  • Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
  • Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

- Lúc vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi hỏi đất:

- Đất sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:

- Nước sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

- Cỏ sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

- Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với nhau như thế nào?

(Hỏi - Hữu Thỉnh)

Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản trên. Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác. (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu và giải thích lối sống của: đất, nước, cỏ trong văn bản. (1.0 điểm)

Câu 4. Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ba câu cuối của văn bản và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp nghệ thuật ấy. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) tìm lời giải đáp cho câu hỏi của tác giả: Người sống với nhau như thế nào?

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.112-113)

Từ đó, liên hệ với khổ thơ đầu của bài Từ ấy để nhận xét về sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr.44)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, biểu cảm.

Câu 2:

- Nội dung chính trong văn bản: Lối sống của con người trước cuộc đời.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Con người sống thế nào? Lối sống / Lối sống đẹp/ Lẽ sống…

Câu 3

- Lối sống của đất: - Tôn cao nhau: Bồi đắp, nâng đỡ, đề cao nhau để giúp nhau khẳng định sự tồn tại của cá nhân mình.

- Lối sống của nước: - Làm đầy nhau: Bù đắp, bổ sung, san sẻ, cảm thông cho nhau để trở nên hoàn thiện.

- Lối sống của cỏ: - Đan vào nhau để làm nên những chân trời: Đoàn kết, gắn bó với nhau để làm nên một khối thống nhất và vững mạnh, cũng là để cuộc sống của mỗi cá nhân được mở rộng phạm vi mà trở nên phong phú, lớn lao hơn

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF