YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Kim Ngọc

Tải về
 
NONE

Luyện đề thi thử là một trong những phương pháp hiệu quả giúp các em học sinh lớp 12 tiếp cận đề thi đồng thời ôn tập kiến thức cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Kim Ngọc​ dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp với đáp án đi kèm giúp các em dễ dàng kiểm tra lại kết quả làm bài. Hy vọng tài liệu sẽ bổ ích với các em!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

KIM NGỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Mình thương mùi nhang trầm len lén ở trong gió với bao nhiêu thiết tha

nhắc cho lòng nhớ những ngày thơ bé

mình bá cổ, choàng vai mẹ cha cười nắc nẻ

rồi cuộc đời bán cho một tấm vé

đi không thể khứ hồi...

Mình thương mùi mứt gừng cay xè ở đầu môi

và bỗng chốc ngọt đượm trong muôn trùng ký ức

thì ra khi lớn lên con người ta mới biết thứ mình thèm muốn nhất

lại thường là thứ mình hay chê trách

lúc còn ngây ngô...

Mình thương mùi ấm áp của lời hỏi han trên hành trình trở về

thấy bụi đường mà lo cho khóe mắt

có quê nhà đợi chúng ta nhưng cũng có núi cao đang chờ leo đến

nên mình đừng hoài nuối tiếc

dù đường đời gian nan...

(Mình thương mùi tết, Nguyễn Việt Phong)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã gợi nhắc đến những hương vị mùi tết nào? (0,75 điểm)

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích. (0,75 điểm)

Câu 4. Thông điệp được tác giả gửi gắm trong những dòng thơ? (1,0 điểm)

rồi cuộc đời bán cho một tấm vé

đi không thể khứ hồi

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của những kí ức tươi đẹp đối với mỗi người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích sự trỗi dậy của Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài qua đoạn trích sau:

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi...

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.

(Trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2. Trong đoạn trích , tác giả đã gợi nhắc đến hương vị mùi Tết: mùi nhang trầm, mùi mứt gừng, mùi thương ám áp từ những người xung quanh -> mùi Tết xưa

Câu 3. Phép điệp ngữ: "Mình thương mùi"

⇒ Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm của tác giả dành cho những hương vị Tết mà tác giả luôn luôn nhớ đến. Câu 4. Thông điệp qua hai câu thơ đó rất ý nghĩa đối với bản thân em: Tấm vé đó là tấm vé về tuổi thơ, nơi có rất nhiều những kỉ niệm đẹp của mỗi chúng ta. Thời gian luôn chuyển động, trôi qua mà không ngoảnh đầu lại. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại để mỗi phút giây qua đi mà không hề lãng phí.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Vai trò kí ức đẹp:

+ Tâm hồn con người đc hoà vào dòng suốt nhẹ nhàng êm ái . Chúng ta sẽ có những giây phút lắng đọng và bình yên

+ Mỗi khi buồn phiền , nhớ vê những kí ức trong trẻo, nỗi đau trong lòng như đc xoa dịu

+ Những kí ức đẹp chứa đựng những niềm vui, hạnh phúc của chúng ta. Để từ đó , ta mới biết trân trọng những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Bởi nó đã trôi qua thì chẳng thể lấy lại đc

+ Kí ức đẹp sẽ là nền tảng giúp con người sống ở hiện tại sống một cách có ý nghĩa

- Dẫn chứng đưa ra cần có thực tế và sự thuyết phục.

Câu 2.

Trong đêm tình mùa xuân

- Khát vọng đi chơi xuân đến khi Mị chứng kiến: thiên nhiên mùa xuân gợi cảm, sắc màu váy áo rực rỡ khắp bản Mèo, âm thanh của tiếng sáo gọi bạn tình da diết cứ quấn lấy Mị và Mị đã hành động:

+ Mị lấy rượu và uống ừng ực từng bát rồi đến bên bếp lửa, nơi mọi người nhảy đồng và hát, nhưng đầu Mị lại nhớ về ngày trước và Mị muốn được chết ngay để không nhớ nữa.

+ Hơi rượu nồng nàn thức dậy khao khát đi chơi xuân của Mị: Mị vào buồng thắp đèn, quấn tóc, lấy váy hoa…

+ Khi bị A Sử phát hiện bắt trói đứng vào cột nhà, trong đầu Mị vẫn văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình, Mị vùng bước, sợi dây trói thít chặt, cảm giác đau đớn và tiếng chân ngựa đạp vào vách đã khiến Mị bừng tỉnh và nhận ra thân phận hiện tại của mình.

=> Khát vọng đi chơi xuân của Mị bị dặp tắt bởi đôi bàn tay quái ác của A Sử. Những đột biến trong hành động của Mị chưa đủ sức kéo Mị ra khỏi cuộc sống tù ngục hiện tại, nhưng nó là bước chuẩn bị cho sự vùng dậy quyết liệt của lòng ham sống đang sôi sục trong Mị ở hành động tiếp theo.

- Tô Hoài đã khám phá và phát hiện ở Mị: đằng sau sự cam chịu là một tâm hồn khát khao sống, khát khao yêu; bên trong con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa là một con người đang trỗi dậy mạnh mẽ.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

[…]

Vì sao ta thiếu trách nhiệm?

Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.

Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…

Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?

(Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu) 

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong các câu sau: “Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình”.

Câu 4. Từ quan điểm của tác giả:  “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)  Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

“…Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ … Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

– A Phủ cho cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

– Ở đây chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.13-14)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2. 

- Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm:

Câu 3. 

- Biện pháp tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc/ Lặp cú pháp: 0,5 điểm

- Tác dụng: 0,5 điểm

Câu 4.

- Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân.

II. LÀM VĂN: 

Câu 1. 

Từ nội dung đoạn trích ở phần  Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được thể hiện trong đoạn trích; Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát

– Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại, ông có vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về con người và phong tục văn hóa của vùng đất Tây Bắc.

* Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị

* Đánh giá nghệ thuật

– Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính

– Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu tính tạo hình

– Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

* Nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.

- Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" thể hiện niềm thương cảm sâu sắc, chân thành của nhà văn dành cho những con người bị áp bức bóc lột.

- Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép tố cáo giai cấp thống trị miền núi trước ách áp bức, bóc lột của thống lí:

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Sông ơi! Sông đừng đi ngược dòng nhé!

Trên đường đời đừng té ngã khổ đau

Hãy đứng lên vì mọi thứ mai sau

Có ý chí sẽ làm nên tất cả

Đừng trả về là năng lực không đủ

Sẽ không thể làm chủ được tương lai.

Nếu ngày mai mà ta gục ngã

Đừng đổ cho số phận là sai

Chính là ta không kiên cường ý chí

Bị lãng phí cả một tương lai

Không! Ta sẽ không gục ngã

Sẽ quyết tâm đi hết trên đường đời

Hỡi trái tim còn đang non trẻ

Hãy bền bỉ ý chí mà đi

Hãy cố gắng vượt qua tất cả

Sẽ nhận được kết quả thành công.

(Bài thơ “Ý chí”, nhà thơ Quang Lâm)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Anh/chị hiểu nội dung hai câu thơ sau thế nào? (0.75 điểm)

Hỡi trái tim còn đang non trẻ

Hãy bền bỉ ý chí mà đi

Câu 3. Nêu hiệu quả của những câu thơ cảm thán trong bài. (0.75 điểm)

Câu 4. Ý thơ: “Có ý chí sẽ làm nên tất cả” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (1.00 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về điều học được khi thất bại trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích sự thay đổi của các nhân vật vào buổi sáng ngày hôm sau, qua đoạn trích sau trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân:

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Trích truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt của bài thơ: Biểu cảm

Câu 2. 

- Hỡi trái tim còn đang non trẻ: là thế hệ trẻ, nhũng thanh niên tràn đầy sức sống, nhiệt huyết.

Câu 3. Những câu thơ cảm thán trong bài: "Sông ơi!; Sông đừng đi ngược dòng nhé!; Không!"

Câu 4. Trình bày quan điểm cá nhân. Có lý giải hợp lí.

Gợi ý:

- Không có thành công nào có thể dễ dàng nếu chúng ta không dám thực hiện nó đến cùng.

- Để đạt được mục tiêu chúng ta phải rèn luyện, tôi luyện ý chí vững vàng để đi từng bước tới kết quả mong muốn.

II. LÀM VĂN 

Câu 1. Gợi ý:

Thất bại dạy cho ta bài học tự cường, phải biết đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.

Thất bại dạy cho ta sự kiên trì theo đuổi lí tưởng, mục tiêu, dạy cho ta phải can đảm chống lại nỗi sợ hãi tự trong thâm tâm mình.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Giới thiệu về đoạn trích và nhân vật Tràng.

II. Thân bài

1. Giới thiệu nhân vật Tràng

* Chân dung, lai lịch:

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.

2. Diễn biến tâm trạng Tràng trong đoạn trích trên

3. Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích

* Tràng ý thức được hạnh phúc, trách nhiệm của mình

* Nghệ thuật:

III. Kết bài

- Khái quát lại sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng và con người của nhân vật Tràng trong đoạn trích, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ:

Mỗi bình minh thức dậy với mặt trời

Ta lại thấy một chùm hoa khế nở Màu hoa tím như sắc trời chớm mở

Gió dịu dàng hôn lên chùm hoa

Ta biết rằng - ta sắp sửa đi xa

Xa mãi mãi vào vô cùng vô tận

Khế vẫn nở hoa trước hiên nhà mỗi sớm

Lũ chim trời vẫn về đây ríu ran

Là thi nhân - ta yêu hoa vô vàn

Yêu cuộc sống gia đình

Yêu bè bạn

Yêu cháu, thương con

Như là ánh sáng.

Trước mỗi bình minh

Ta vẫn tự yêu mình…

Giờ trái tim bỗng trở chứng - mong manh

Có thể vỡ bất kì trong khoảnh khắc Trước mỗi ban mai ta càng yêu da diết

Cuộc đời ơi!

Người đẹp đến nao lòng…

(Mỗi bình minh - Hoàng Cát)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong bài thơ, mỗi bình minh thức dậy, tác giả bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên nào?

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong những dòng thơ sau:

Là thi nhân - ta yêu hoa vô vàn

Yêu cuộc sống gia đình Yêu bè bạn

Yêu cháu, thương con

Như là ánh sáng.

Trước mỗi bình minh

Ta vẫn tự yêu mình…

Câu 4. Thông điệp nào trong bài thơ trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm) 

Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được.

(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân) 

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong bài thơ, mỗi bình minh thức dậy, tác giả bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên:

- Mặt trời

- Hoa khế nở/ hoa khế nở màu tím

- Gió/ gió dịu dàng/ gió dịu dàng hôn lên chùm hoa

- Lũ chim trời/ lũ chim trời về đây ríu ran/ lũ chim trời ríu ran

Câu 3. 

Hiệu quả của phép điệp:

- Nhấn mạnh tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt (yêu thiên nhiên, con người và chính mình)

- Tạo giọng điệu nồng nhiệt, say mê; làm cho câu thơ giàu nhạc tính

Câu 4.

- Thí sinh có thể rút ra thông điệp khác nhau và lí giải ngắn gọn. Gợi ý:

II. LÀM VĂN

Câu 1 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa của việc cảm nhận những vẻ đẹp của cuộc sống

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc cảm nhận những vẻ đẹp của cuộc sống. Có thể theo hướng:

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Mở bài: giới thiệu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề (nhiều đoạn), Kết bài: khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng người lái đò và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

* Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò

- Vẻ đẹp trí dũng:

+ Ông đò đã ghi nhớ từng chi tiết và lựa chọn chiến thuật thông minh, linh hoạt, phù hợp: “Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” có khi “Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó”

- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:

+ Động tác thuần thục ghì cương, bám chắc, lái miết, …-> Ông lái đò được khắc họa như một người nghệ sĩ trong nghệ thuật chèo đò, vượt thác.

* Nhận xét quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân qua đoạn trích:ẻ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Mỗi lần vào nhà sách, chúng ta lại thấy xếp hàng dài trên giá những cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ. Từ Tâm lý trẻ con tuổi chập chững cho đến Bảy bí mật của tuổi mới lớn, Teen cần gì ở cha mẹ?... Nhìn vào đó, em sẽ thấy rằng lứa tuổi em ngày nay đang được cha mẹ tìm hiểu hoặc cố gắng để tìm hiểu một cách kỹ càng. Vì yêu thương và để biết yêu thương đúng cách.

Nhưng còn những người con thì sao? Có bao giờ em nghĩ đến việc tìm đọc những cuốn sách viết về tâm lý của người làm cha mẹ? Ai cũng biết làm cha mẹ là một việc khó khăn. Vậy phải chăng chúng ta đã, đang làm con quá dễ dàng, bằng cách biện hộ “rằng thì là” nước mắt chảy xuôi, nên không cần quan tâm đến nỗi lòng cha mẹ?

(…)

Và còn nỗi lòng của những người có thể về nhà buổi chiều kia với vẻ mặt thất thần, trên tay cầm tờ báo đưa tin chứng khoán sụt giảm, giá vàng lên. Những người phải xoay xở vất vả trong mớ bòng bong quan hệ với đồng nghiệp, với chồng, vợ, con cái, ông bà, anh chị, bà con họ hàng gần xa… Những người mẹ đồng thời là người vợ bắt con cái nhịn đói thêm một chút để đợi chồng về muộn. Những người cha đồng thời là người làm công ở trong tâm trạng cáu gắt vì sức ép công việc. Những người bị bao vây từ nỗi lo toan về việc phải làm sao để có một mái nhà ấm êm, một ngân khoản cho con đi học, đến những cơn cáu giận không thể kiềm chế khi con về khuya, hay lười học. Tâm lý đó chắc cũng phức tạp không kém lứa tuổi dậy thì, cũng cần phải hiểu và cảm thông.

Bởi đối với chúng ta, cha mẹ đâu chỉ có Công, có Nghĩa, có Tình yêu không cần đáp trả. Cha mẹ còn có nỗi lòng, những dằn vặt, những diễn biến tâm lý khác nhau trong từng giai đoạn khó khăn khác nhau của một kiếp làm người. Có đáng để tìm hiểu không em? Có đáng để chúng ta lội ngược một dòng nước mắt? Vì yêu thương. Và để biết đón nhận tình yêu thương đúng cách.

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ  Ân)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, lý do gì thôi thúc cha mẹ cố gắng tìm hiểu tâm lý con cái và con cái cũng cần phải tìm hiểu tâm lý của người làm cha mẹ?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: Có đáng để chúng ta lội ngược một dòng nước mắt?

Câu 4. Thông qua văn bản, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ làm thế nào để đón nhận tình yêu thương của cha mẹ đúng cách.

Câu 2. (5,0 điểm)

“Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là “đen” như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”.

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một).

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng con Sông Đà qua đoạn trích trên; từ đó nhận xét nét độc đáo trong cách miêu tả con Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2. Theo tác giả:

+ Lý do thôi thúc cha mẹ cố gắng tìm hiểu tâm lý con cái là Vì yêu thương và để biết yêu thương đúng cách.

+ Lý do con cái cần phải tìm hiểu tâm lý của người làm cha mẹ Vì yêu thương. Và để biết đón nhận tình yêu thương đúng cách.

Câu 3. Ý nghĩa câu nói: Có đáng để chúng ta lội ngược một dòng nước mắt?

- “Lội ngược một dòng nước mắt” có nghĩa là làm những việc ngược với quy luật từ xưa đến nay: nước mắt chảy xuôi, tình cảm cha mẹ dành cho con cái bao giờ cũng nhiều hơn là con cái dành cho cha mẹ.

- Tác giả khuyên con cái hãy quan tâm đến nỗi lòng cha mẹ để thấu hiểu và yêu thương họ nhiều hơn.

Câu 4. 

Tác giả muốn nhắn gửi đến bạn đọc thông điệp:

- Con cái cần phải yêu thương, hiếu thuận với cha mẹ.

- Phận làm con phải thấu hiếu nỗi lòng của cha mẹ.

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm thế nào để đón nhận tình yêu thương của cha mẹ đúng cách?

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích: “đón nhận tình yêu thương đúng cách” là có những ứng xử phù hợp khi được người khác trao yêu thương, nhất là tình yêu thương của cha mẹ.

- Để đón nhận tình yêu thương của cha mẹ đúng cách:

Câu 2. 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích; từ đó nhận xét nét độc đáo trong cách miêu tả con Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận hình tượng con Sông Đà

- Điểm nhìn từ trên cao: Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu kiều.

- Ngắm nhìn Sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả phát hiện ra màu sắc tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích… Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa...

* Nhận xét nét độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân

- Nhà văn miêu tả con sông như một sinh thể, có sự sống, có tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân Sông Đà nói riêng và thiên nhiên Tây Bắc nói chung là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện với vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc càng trở nên đặc biệt…

- Hình tượng sông Đà được cảm nhận bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ, câu văn nhịp nhàng, hình ảnh bay bổng lãng mạn, sử dụng phép so sánh, liên tưởng độc đáo…

* Đánh giá chung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Kim Ngọc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON