YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Đào Sơn Tây

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Đào Sơn Tây. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Từ đó đưa ra những phương pháp ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tập thật tốt!

ADSENSE

 

TRƯỜNG THPT

ĐÀO SƠN TÂY

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 23)

Câu 1. Đoạn thơ trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau: (0,5 điểm)

“Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”

Câu 3. Cho biết tác dụng của dấu “;” (dấu chấm phẩy) trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Mùa lạc”, nhà văn Nguyễn Khải đã có một câu mang tính triết lí như sau:

“Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

Anh/ chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bình luận câu nói trên.

Câu 2. (4,0 điểm)

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: “Trong đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác”. Bằng kiến thức đã học từ đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ ý kiến nói trên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Tác phẩm Vội vàng, Tác giả: Xuân Diệu

Câu 2. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (Thần Vui- thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc đời - một ngày mới được sống và cảm nhận cuộc sống đó là ngày vui), so sánh (tháng giêng ngon như một cặp môi gần - tháng giêng tràn trề sức sống, hấp dẫn, cuốn hút mãnh liệt như cặp môi gần nhau)

Câu 3. Tác dụng của dấu “;”(dấu chấm phẩy): Liệt kê/ liên kết.

Câu 4. Nội dung:

Vẻ đẹp cuộc sống trần gian hiện lên sống động, tươi đẹp với nhiều màu sắc, ánh sáng, âm thanh,... Đây chính là thiên đường ở mặt đất: Bộc lộ tình yêu thiên nhiên cuồng nhiệt, say sưa, đắm đuối,...

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặtchẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động

Giải thích khái niệm (từ ngữ):

+ Con đường cùng (ngõ cụt bế tắc, tuyệt vọng), ranh giới (giới hạn thử thách), điều cốt yếu (điều chủ yếu, quan trọng), sức mạnh (thể chất, tinh thần- trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin,…).

+ Ý nghĩa cả câu: Khuyên con người phát huy sức mạnh, trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin vượt qua những thử thách, giới hạn trong cuộc đời để đạt mục đích.

Bàn luận:

+ Ở đời này không có con đường cùng: Mọi sự khốn cùng, bế tắc không hoàn toàn do hoàn cảnh khách quan mà chủ yếu do yếu tố chủ quan của con người. Người yếu đuối chỉ cần một vướng mắc nhỏ đã lo sợ, buông xuôi, đầu hàng. Người mạnh mẽ thì sẽ tìm cách giải quyết khó khăn, vướng mắc, xác định ranh giới để bước qua, tự thay đổi bản thân, buộc hoàn cảnh phải thay đổi để phục vụ cho chính mình...

Bài học nhận thức và hành động:

+ Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực và niềm tin để tạo sức mạnh vượt qua ranh giới.

+ Nhận thức rõ vai trò của ý chí, nghị lực, niềm tin đối với thành công của mỗi người.

+ Mọi người cần học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân để có ý chí, nghị lực và bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Câu 2.

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng, chương Đất Nước và phần trích đoạn.

* Giải thích ý kiến:

Ý kiến khẳng định đóng góp của tác giả đã thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị, gắn với đời sống tâm hồn nhân dân, gắn với văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục dân gian. Cảm nhận độc đáo đó in đậm dấu ấn riêng không lặp lại trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.

* Phân tích, bình luận ý kiến:

- Đoạn thơ thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị để đi vào lòng người.

+ Tác giả đã cảm nhận Đất Nước trong chiều sâu văn hóa- lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi con người rất gần gũi và quen thuộc.

+ Sự ra đời của Đất Nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, của phong tục ăn trầu, của tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường và bền bỉ, của văn hóa nhà ở và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo…

- Đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác:

+ Sử dụng nhuần nhị sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian (dùng những hình ảnh quen thuộc của cổ tích, truyền thuyết, những thành ngữ gần gũi trong cuộc hằng ngày; những tình cảm gia đình thân thương; những hình ảnh quen thuộc búi tóc, muối gừng, cái kèo cái cột, hạt gạo,…).

+ Kết hợp chất chính luận và trữ tình: Tình yêu Đất Nước biểu đạt giàu tính suy tư và sâu lắng; giọng điệu tâm tình tha thiết, cảm xúc dồn nén kết hợp vốn sống, vốn văn hóa,...

* Đánh giá ý kiến:

+ Đây là một ý kiến chính xác đã khái quát được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và thấy được những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đề tài Đất Nước rất gần gũi- Đất Nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của cuộc sống đời thường.

+ Khẳng định mỗi nhà thơ khi sáng tạo cần tạo cho mình một lối đi riêng, đó là con đường duy

nhất để khẳng định tên tuổi của mình, sức sống của tác phẩm.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

GỬI CON

…..

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

…..

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

( Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên)

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:

“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

“Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

“Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.”

Câu 2. (5,0 điểm)

Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.

Anh/chị hãy phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, tập 2) để làm rõ nhận xét trên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm. ( Nếu HS trả lời đúng một phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)

Câu 2. Ý nghĩa 2 câu thơ:

“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Câu 3. Tác giả cho rằng:

” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình.

Câu 4.  Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.

– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình.

– Bình tâm trước những vấn đề được - mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và luôn giữ gìn đức độ, nhân cách.

– Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân loại.

II. LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ 

– Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương được nhận bình yên và hạnh phúc. Người được nhận yêu thương là nhận được rất nhiều.Cuộc sống không có yêu thương sẽ vô cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo. Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay.

Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm ung yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại!

Câu 2. Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.

Anh/chị hãy làm rõ nhận xét trên.

*Về kĩ năng: – Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận:

– Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một điều đặc biệt là hầu hết các sáng tác nổi tiếng của ông đều gắn với mảnh đất Tây Nguyên. “Rừng xà nu” là truyện ngắn tiêu biểu được viết trong những năm chống Mỹ ác liệt.

– Tác phẩm là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi. Chất sử thi thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.

1. Giải thích ý kiến:

– Tác phẩm văn học mang tính sử thi là tác phẩm đề cập đến những vấn đề trọng đại có ý nghĩa sống còn của đất nước, của dân tộc. Nhân vật trung tâm là người có số phận gắn bó với cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao quí của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu, hy sinh. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh những trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng.

– Tác phẩm có tính sử thi thường có một giọng điệu say mê, trang trọng, có ngôn ngữ đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.

2. Chứng minh:

– Về đề tài: 

– Về hình thức kể chuyện: 

– Về hình tượng nhân vật Tnú: Tnú được xây dựng như một đại biểu ưu tú của người dân Xô- Man

3. Đánh giá chung:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.

Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 = 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách - thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này.

Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra.

Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.

(Thùy Linh, Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào?

Câu 2. Theo bài viết, tác dụng của việc bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ là gì?

Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”?

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị .

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.7-8)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân sau:

- Thói quen say mê đọc sách.

- Lòng tin tưởng và sự kiên nhẫn dạy dỗ của người mẹ.

Câu 2. Theo bài viết, tác dụng của việc bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ là:

- Tăng thêm sự tự tin cho trẻ khi đứng trước những trải nghiệm mới mẻ.

- Phát huy ham muốn học tập của trẻ.

- Cho trẻ cơ hội được phát triển độc lập, tự do.

Câu 3.

Tác giả bài viết cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất” vì:

Câu 4.

* Thí sinh được tự do nêu ý kiến của mình: Đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản.

* Học sinh giải thích ý kiến của mình miễn hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau:

- Đánh giá: Ý kiến trên rất chính xác.

- Giải thích:

II. LÀM VĂN

Câu 1. Trình bày suy nghĩ về: một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.

a. Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ.

- Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…

- Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân. Sau đây là một số định hướng:

Trình bày suy nghĩ của bản thân về một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn:

d. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo:

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có cách diễn đạt mới mẻ

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ngữ pháp tiếng Việt.

Câu 2. Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích.

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận (đặc biệt là thao tác phân tích…); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:

c.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

c.2. Nội dung:

* Giải thích:

Sức sống tiềm tàng: là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều kiện thì sẽ bùng cháy.

* Hoàn cảnh của Mị:

* Biểu hiện:

- Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua hành động:

c.3. Nghệ thuật

- Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, sinh động.

- Ngôn ngữ biểu cảm, tự nhiên.

- Miêu tả hành động và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.

c.4 Đánh giá, bình luận, mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và tiến hành các đề xuất:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác ngàn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, đàn ông một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở hàng xóm.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những lúc rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm bé ko còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gụi trong kí ức của thi sĩ.

Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở hàng xóm gợi cho anh/chị nghĩ suy gì?

Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị lúc đọc đoạn thơ trên là gì? Tại sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự hi sinh.

Câu 2. (5,0 điểm)

Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một)

Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/ Phương thức biểu cảm.

Câu 2. Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, đàn ông, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được 1 tới 3 từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ 4 từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm)

Câu 3.

- Hình ảnh người mẹ tảo tần, sáng sủa yêu đời

- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu mến. Kí ức xinh xắn ấy sẽ theo mãi cuộc sống con người.

Câu 4. Thí sinh có thể đưa ra những bài học không giống nhau nhưng mà cần lí giải vấn đề thích hợp với chuẩn mực đạo đức và luật pháp (1 số bài học: Trân trọng những người nhà yêu bao quanh mình; Gần gụi, gắn bó với quê hương, coi ấy là khởi thủy quan trọng đối với bản thân mình…)

II. LÀM VĂN 

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự hi sinh.

c. Triển khai vấn để nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về ý nghĩa của sự hi sinh. Có thể theo hướng sau:

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian kinh thành Huế.

- Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho xứ Huế.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Khi nhìn thấy thành phố: Sông Hương mang tâm trạng vui tươi, náo nức, bồi hồi của một người đi xa tìm đúng đường về.

+ Khi giáp mặt với thành phố ở Cồn Giã Viên: Sông Hương mang vẻ đẹp của một người tình dịu dàng, e ấp, lãng mạn, đắm say với xứ Huế.

* Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Huế

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

(Ngữ văn 11, tập 1, trang 113, NXBGD 2014)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)

Câu 2. “Lụa”, “mực”, “bút” thường được dùng trong nghệ thuật gì? (0,5 điểm)

Câu 3. “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” nghĩa là gì? (0,5 điểm)

Câu 4. Huấn Cao coi quản ngục là “một tấm lòng trong thiên hạ”, em có đồng ý không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11 - tập 1).

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu 2. “Lụa”, “mực”, “bút” thường được dùng trong nghệ thuật viết chữ thư pháp.

Câu 3. “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” nghĩa là cái nhìn thể hiện sự kính trọng đặc biệt đối với người tài.

Câu 4. Đồng ý với việc Huấn Cao coi quản ngục là "một tấm lòng trong thiên hạ" vì ngục quan có những phẩm chất đáng quý:

- Biết yêu, trân trọng cái đẹp, say mê nghệ thuật

- Có lòng “biệt nhỡn liên tài”: thái độ sùng kính Huấn Cao - hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái “thiên lương” cao cả;

- Biết hối cải qua hành vi vái người tù một vái, chắp tay nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ở cuối tác phẩm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thoả mãn.

* Bàn luận:

- Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc:

- Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc?

* Bài học nhận thức và hành động

- Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.

- Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận...

2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời

* Giới thiệu khái quát về quãng đời của Chí Phèo trước khi gặp thị Nở…

* Giới thiệu về thị Nở và vai trò của thị đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo…

* Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời:

* Đặc sắc nghệ thuật:

3. Đánh giá chung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Đào Sơn Tây. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF