YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Võ Văn Kiệt có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Võ Văn Kiệt có đáp án sẽ giúp các em sẽ củng cố các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết vùng nào sau đây không có trung tâm du lịch cấp quốc gia?

    A. Tây Nguyên.                                                                  B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

    C. Đồng bằng Sông Hồng.                                                 D. Bắc Trung Bộ.    

Câu 2: Khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

    A. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối.

    B. kinh nghiệm trồng và chế biến của người dân.

    C. tình trạng thiếu nước về mùa đông.

    D. mạng lưới cơ sở chế biến nông sản.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

    A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

    B. Có thế mạnh lâu dài.

    C. Có nguồn lao động dồi dào. 

    D. Thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Câu 4: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

    A. dọc theo duyên hải miền Trung.

    B. Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

    C. đồng bằng sông Cửu Long.

    D. Nam Bộ.

Câu 5: Cho biểu đồ:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2014

Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014?

    A. Sản lượng lúa cả năm của nước ta tăng trưởng bấp bênh.

    B. Năng suất và sản lượng lúa tăng nhanh, diện tích giảm.

    C. Diện tích lúa cả năm ở nước ta có xu hướng tăng liên tục.

    D. Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng liên tục. 

Câu 6: Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu đặc trưng là

    A. nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ấm.

    B. cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn.

    C. nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.  

    D. cận nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng năm 2007 ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là

    A. dệt, may.                                                                        B. da, giày.

    C. giấy, in, văn phòng phẩm.                                              D. lương thực.

Câu 8: Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông nào sau đây?

    A. Sông Hồng.                    B. Sông Mã.

    C. Sông Đồng Nai.         D. Sông Thái Bình.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?

    A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.

    B. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

    C. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.

    D. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Câu 10: Việc phát triển thuỷ điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhất là lĩnh vực

    A. khai thác và chế biến lâm sản.

    B. khai thác và chế biến thuỷ hải sản.

    C. chế biến lương thực, cây công nghiệp.

    D. khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 11: Cho biểu đồ:

GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014

Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014?

    A. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

    B. Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

    C. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

    D. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

Câu 12: Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005 - 2013

                                                                                                             (Đơn vị: %)

Năm

Lúa

Ngô

Đậu tương

2005

100

100

100

2007

98,4

106,1

101,0

2010

100,7

103,4

134,6

2013

101,8

101,2

98,0

 

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005 - 2013?

    A. cột.                                 B. kết hợp.                              C. miền.                          D. đường.

Câu 13: Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là

    A. vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.

    B. phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn.

    C. vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng.

    D. bãi đá cổ Sa Pa và thành nhà Hồ.

Câu 14: Ngành du lịch thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ

    A. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch.                     B. quy hoạch các vùng du lịch.

    C. chính sách Đổi mới của Nhà nước.                               D. phát triển các điểm du lịch.

Câu 15: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế

2005

2007

2010

2012

Nhà nước

24,9

19,9

19,2

16,9

Ngoài Nhà nước

31,3

35,4

38,8

35,9

Có vốn đầu tư nước ngoài

43,8

44,7

42,0

47,2

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

    A. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi.

    B. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ổn định.

    C. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm liên tục.

    D. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.

Câu 16: Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

    A. nuôi thuỷ sản.

    B. chăn nuôi gia cầm.

    C. chăn nuôi gia súc lớn. 

    D. cây trồng ngắn ngày.                 

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết vùng nào sau đây đến hai di sản văn hóa thế giới ?

    A. Bắc Trung Bộ.                                                                B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

    C. Đồng bằng Sông Hồng.                                                 D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 6 tỉ đô la Mĩ với quốc gia nào sau đây?

    A. Liên Bang Nga.                                                              B. Ôxtrâylia.

    C. Trung Quốc.                                                                   D. Hoa Kì.                       

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiêp Hải Phòng không có ngành sản xuất nào sau đây?

    A. Chế biến thủy hải sản.                                                    B. Chế biến lương thực.

    C. Chế biến chè, cà phê.                                                     D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Câu 20: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm mục đích nào sau đây ?

    A. Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.

    B. Tăng tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

    C. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.

    D. Phát huy truyền thống sản xuất của dân miền núi.

Câu 21: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?

    A. Đóng tàu, ô tô.                                                               B. Năng lượng.

    C. Luyện kim.                                                                     D. Khai thác, chế biến lâm sản.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28, cho biết quốc lộ số 1 không đi ngang qua tỉnh nào sau đây?

    A. Khánh Hoà.                    B. Bình Thuận.                        C. Quảng Nam.                       D. Gia Lai.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và Miền núi Bắc Bộ là

    A. Hạ Long và Điện Biên Phủ.                                           B. Hạ Long và Lạng Sơn.

    C. Hạ Long và Thái Nguyên.                                             D. Thái Nguyên và Việt Trì.

Câu 24: Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng 

    A. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.          B. chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.

    C. chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á.   D. đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường.

Câu 25: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?

    A. Chế biến nông - lâm - thuỷ sản.                                     B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

    C. Điện lực.                                                                        D. Chế biến dầu khí.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các quốc gia nào sau đây?

    A. Singapore, Ba Lan, Hàn Quốc.                                      B. Liên Bang Nga, Pháp, Hoa Kì.

    C. Ấn Độ, Nhật Bản, Canada.                                            D. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 27: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

    A. Nằm gần các tuyến hàng hải trên biển Đông.                B. Tiếp giáp với các nước Đông Nam Á.   

    C. Các hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có.          D. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết 2 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm có quy mô rất lớn ở nước ta là

    A. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.                                             B. Hà Nội, Đà Nẵng.

    C. Hà Nội, Cần Thơ.                                                           D. Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 29: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng công nghiệp mạnh nhất nước ta là

    A. Đông Nam Bộ.                                                               B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    C. Đồng bằng sông Cửu Long.                                           D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 30: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do

    A. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.                                   B. gây ô nhiễm môi trường.

    C. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.                                       D. xa các nguồn nhiên liệu than.

Câu 31: Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm của nước ta phát triển mạnh ở những nơi có

    A. vị trí nằm trong các trung tâm công nghiệp lớn.           B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

    C. mạng lưới giao thông vận tải phát triển.                        D. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt nhất.

Câu 32: Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ

    A. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

    B. làm tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.

    C. thuận lợi phát triển các ngành kinh tế.

    D. có nguồn lao động dồi dào, đời sống người dân sẽ cải thiện.

Câu 33: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

    A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.                                        B. Có nguồn lao động dồi dào.

    C. Thúc đẩy các ngành khác phát triển.                             D. Có thế mạnh lâu dài.

Câu 34: Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về

    A. nhiệt điện, thuỷ điện.                                                     B. nhiệt điện, điện gió.

    C. thuỷ điện, điện nguyên tử.                                             D. thuỷ điện, điện gió.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

    A. Tuyên Quang.                B. Hải Dương.                        C. Hà Giang.                   D. Thái Nguyên.

Câu 36: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

    A. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.                 B. khoáng sản phân bố rải rác.

    C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.                                D. khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết mặt hàng có tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là

    A. hàng tiêu dùng.                                                                                       B. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

    C. nguyên, nhiên, vật liệu.                                                  D. máy móc, thiết bị, phụ tùng.           

Câu 38: Loại đt chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

    A. đất phù sa cổ.                                                                 B. đất feralit trên đá vôi.

    C. đất mùn pha cát.                                                             D. đất đồi.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có quy mô trên 1000MW?

    A. Ninh Bình.                      B. Phú Mỹ.                             C. Bà Rịa.                               D. Thủ Đức.

Câu 40: Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

    A. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.               

    B. đất feralit trên đá phiến, đá vôi có diện tích lớn.

    C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

    D. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới.

ĐÁP ÁN

1

A

6

C

11

D

16

C

21

B

26

D

31

B

36

A

2

B

7

A

12

D

17

B

22

D

27

A

32

B

37

C

3

C

8

A

13

C

18

D

23

B

28

A

33

B

38

B

4

B

9

C

14

C

19

C

24

D

29

A

34

A

39

B

5

D

10

D

15

A

20

A

25

C

30

D

35

B

40

C

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT- ĐỀ 02

Câu 1: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta là:

A. Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp.

C. Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.

D. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?

A. Có sự phân hóa đa dạng.

B. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Mang tính chất thất thường.

Câu 3: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

A. Có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.

B. Sông thường ngắn, dốc, dễ xảy ra lũ lụt.

C. Sông có lượng nước lớn, nhiều phù sa.

D. Phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực nhỏ.

Câu 4: Vùng có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

A. Tây Nguyên

B. Đông Bắc

C. Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ

Câu 5: Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc nhờ:

A. Có địa hình cao hơn.

B. Có địa hình hướng vòng cung.

C. Có hướng địa hình chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.

D. Có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn gió mùa Đông Bắc.

Câu 6: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

A. Nam Bộ

B. Phía Nam đèo Hải Vân

C. Tây Nguyên và Nam Bộ

D. Trên cả nước

Câu 7: Trên lãnh thổ Việt Nam, đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ:

A. 2400 m trở lên

B. 2500 m trở lên

C. 2600 m trở lên

D. 2700 m trở lên

Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:

A. Rừng ngập mặn.

B. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

C. Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.

D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

Câu 9: Nơi nào ở nước ta trong năm có hai mùa khô và mưa rất rõ rệt?

A. Miền Bắc                C. Miền Nam

B. Miền Trung             D. Câu A + B đúng

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.

B. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung.

C. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút khá mạnh.

D. Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

B

B

C

C

D

C

C

D

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

A

C

A

D

B

B

C

C

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

C

D

A

C

A

D

C

D

D

D

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

A

B

C

C

B

D

A

D

B

C

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT- ĐỀ 03

I. Phần trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là do

A. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc.

C. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc.

D. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.

Câu 2: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?

A. Tín phong bán cầu Bắc.

B. Tín phong bán cầu Nam.

C. Gió Tây Nam.

D. Gió mùa Đông Bắc.

Câu 3: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật ở nước ta là do

A. chiến tranh tàn phá các khu rừng.

B. biến đổi khí hậu.

C. săn bắt động vật hoang dã.

D. ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm

A. 1996.                      B. 1976.                      C. 1986.                      D. 2016.

Câu 5: Nơi có nhiều bão nhất ở Việt Nam là

A. miền Nam.             B. miền Bắc.               C. Tây Nguyên.           D. miền Trung.

Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đồng bằng duyên hải miền Trung ngập lụt trên diện rộng?

A. Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.

B. Sông ngắn, dốc.

C. Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển.

D. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

Câu 7: Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là (%):

A. 43,0.                       B. 44,0.                       C. 41,0.                       D. 42,0.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có các cao nguyên nào sau đây?

A. Sín Chải.                B. Kun Tum.               C. Mộc Châu.              D. Tà Phình.

Câu 9: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc độ cao từ 600 – 700m, còn miền Nam lên đến 900 – 1000m mới có, vì

A. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

B. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

C. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

D. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.

Câu 10: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ năm

A. 1994.                      B. 1986.                      C. 2007.                      D. 1995.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ.án

C

C

B

C

D

D

A

B

D

D

B

A

C

C

A

D

II. Phần tự luận

Câu 1:

* Hậu quả và biện pháp phòng chống bão:

– Hậu quả:

+ Mưa lớn trên diện rộng (300 – 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . . Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.

+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế…

+ Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

– Biện pháp phòng chống bão:

+ Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.

+ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.

+ Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

+ Sơ tán dân khi có bão mạnh.

+ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

Câu 2: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao.

– Biểu hiện rõ ở sự thay đổi khí hậu.

– Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C→ TV và đất cung thay đổi theo.

* Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở sự thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng và sinh vật:

Câu 3: Sử dụng Átlat: Miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào.

– Tây Bắc.

– Đông Bắc Bộ.

– Trung và Nam Bắc Bộ.

– Bắc Trung Bộ.

Câu 4:

* Vẽ biểu đồ cột đơn:  chính xác, đầy đủ, thẩm mĩ và vẽ đúng khoảng cách năm.

* Nhận xét và giải thích:

– Diện tích đất hoang, đồi trọc nước ta giai đoạn 1975 – 1983 tăng 3,2 tr ha, do nạn phá rừng ở nhiều nơi, việc canh tác không hợp lí.

–  Diện tích đất hoang, đồi trọc nước ta giai đoạn 1983 – 2003 giảm mạnh ( 7tr ha ) do chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc, khuyến khích định canh, định cư…

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT- ĐỀ 04

Câu 1. Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ

A. Đất nước thống nhất năm 1975.

B. Cải cách trong nông nghiệp năm 1979.

C. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI ( năm 1986 ).

D. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo ra thế giới.

Câu 2. Sau Đổi mới cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng

A. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

C. Cơ cấu lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.       

D. Công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Câu 3. Nước ta nằm ở vị trí

A. Rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.       B. Phía nam của Đông Nam Á

C. Trung tâm của bán đảo Đông Dương.            D. Phía đông Đông Nam Á

Câu 4. Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên nước ta?

A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.     

B. Làm cho sinh vật phong phú, đa dạng.

C. Là địa hình nhiều đồi núi.                       

D. Quy định thiên nhiên có bốn mùa rõ rệt.

Câu 5. Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam ?

A. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.           

B. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m.         

D. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt.

Câu 6. Miền núi nước ta có các cao nguyên và thung lũng,tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh

A. lương thực. B. cây công nghiệp. C. thực phẩm. D. hoa màu.

Câu 7. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là

A. Gồm các khối núi và cao nguyên .       

B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.

C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.     

D. Gồm các dãy núi song song hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 8. Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng nước ta là nơi

A. Không được bồi tụ phù sa hàng năm.         

B. Có nhiều ô trũng ngập nước.

C. Được canh tác nhiều nhất. 

D. Được bồi tụ phù sa hàng năm.

Câu 9. Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển nước ta?

A. Rừng ngập mặn                              B. Rừng kín thường xanh.       

C. Rừng cận xích đạo gió mùa.          D. Rừng thưa nhiệt đới khô.

Câu 10. Ven biển Nam Trung Bộ là vùng thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta nhờ có:

A. Nhiều bãi cát rộng.               

B. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông lớn đổ ra biển.

C. Nhiều sông lớn đổ ra biển.     

D. Tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

C

D

A

A

C

B

C

D

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

D

B

C

B

C

D

B

A

D

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

A

C

B

C

C

B

D

B

D

C

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT- ĐỀ 05

Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là:

A. 200C           B. >250C         C. 18-220C      D. 22-270C

Câu 2: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là:

A. Thúc đẩy sự đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp.

B. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

C. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm.

D. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp.

Câu 3: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

A. Còn nhiều khả năng.

B. Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.

C. Không thể mở rộng được.

D. Rất hạn chế.

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?

A. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Do nước ta có khí hậu gió mùa

C. Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới

D. Do Việt Nam có biển Đông

Câu 5: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên:

A. Nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

B. Khí hậu có 2mùa rõ rệt.

C. Sinh vật chịu lạnh chiếm ưu thế.

D. Có sự phân hoá tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.

Câu 6: Vị trí địa lí đem đến thuận lợi gì đối với sự phát triển KT-XH nước ta:

A. Có chung biển đông với các nước trong khu vực.

B. Mở rộng mối quan hệ với các nước khác .

C. Tạo sự phân hoá đa dạng về tự nhiên

D. Phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.

Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm bao nhiêu diện tích là đất mặn và đất phèn:

A 1/3 diện tích tự nhiên

B. 2/3 diện tích tự nhiên

C. Toàn bộ diện tích tự nhiên

D. Không có đất mặn và đất phèn

Câu 8: Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm ở khu vực:

A. Đồng bằng.

B. Trung du.

C. Nhiều sông suối.

D. Miền núi.

Câu 9: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:

A. Nhiệt đới ẩm.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 10: Nước ta có các tỉnh – thành phố giáp biển là:

A. 26 tỉnh – thành phố

B. 27 tỉnh – thành phố

C. 28 tỉnh – thành phố

D. 29 tỉnh – thành phố

ĐÁP ÁN

1A

2B

3D

4D

5A

6B

7B

8D

9C

10C

11B

12A

13D

14D

15C

16D

17B

18C

19A

20B

21D

22C

23A

24B

25C

26D

27A

28B

29A

30C

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Võ Văn Kiệt có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF