Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bến Cát. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em các đề khác nhau để các em luyện tập và ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp đến. Mời các em cùng tham khảo!
BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 12 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN
TRƯỜNG THPT BẾN CÁT
1. Đề số 1
I. Trắc nghiệm: (6 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng
1.Hệ thống quy tắc sử sự chung do nhà nước xây dựng ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định B. Quy chế.
C. Pháp luật D. Quy tắc.
2. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là
A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái
B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái
C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải
D. công bằng, hòa bình, tự do, tôn trọng
3. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ các giai cấp B. Bảo vệ các công dân
C. Quản lí xã hội. D. Quản lí công dân.
4.Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. Công bố pháp luật tới mọi công dân.
C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
5. Việc đưa pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật. B. Phổ biến pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Sửa đổi pháp luật.
6. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện pháp luật.
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
7. Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
8. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Anh Ovesay trong lúc say rượu đã quánh bạn mình rụng răng.
B. Em Mtưng bị tâm thần nên đã lấy đồ của shop mà hỏng trả tiền.
C. Chị Dương bị bệnh mộng du nên đã sát hại hàng xóm.
D. Chú Thần trong lúc động kinh đã đập phá nhà hàng.
9. Anh Đua đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Anh Đua phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A.Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự. D. Kỉ luật và dân sự.
10. Quy định ưu tiên cho các thí sinh là người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh cao đẳng, đại học là
A. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tấp của công dân
B. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tấp của công dân.
C. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tấp của công dân
D. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tấp của công dân.
11. Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhao thì một người giữ chức vụ trong chính quyền và một người lao động bình thường phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. như nhau B. khác nhau
C. ưu tiên người giữ chức vụ D. ưu tiên người lao động
12.Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo
A. quyết định của tòa án
B. quyết định của cơ quan
C. quy định của nhà nước
D. quy định của pháp luật
13.Tài sản riêng của vợ và chồng được hiểu là tài sản mà
A. vợ chồng cùng làm ra trong thời kì hôn nhân
B. mỗi người được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân
C. vợ chồng được cha mẹ cho chung trong thời kì hôn nhân
D. vợ chồng thu nhấp từ tài sản chung trong thời kì hôn nhân
14. Bình đẳng giữa cha mẹ và con là
A. cha mẹ quyết định nghề nghiệp trong tương lai của con
B. cha mẹ giúp con xây dựng ý thức tự giác trong học tập
C. cha mẹ đầu tư nhiều hơn cho con trai trong học tập
D. cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của mình
15. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền
A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi
B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi
C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp
D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng
16.Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật là
A. xây dựng nền kinh tế ổn định B. tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp
C.thúc đẩy kinh doanh phát triển D. tạo tiền đề cho thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức
17. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Quyền cơ bản của con người và quyền công dân.
B. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân
D. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân
18. Hành vi nào dưới đây bị cấm trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số
B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số
C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số
D. Dân tộc đa số đoàn kết các dân tộc thiểu số
19. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được
A. pháp luật bảo hộ B. tổ chức tôn giáo giữ bí mật.
C. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn D. Đảng quản lí
20. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc
A. công văn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
B. lệnh của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
D. Đề nghị của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
21. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hớp
A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật
B. cần bắt người phạm tội lẫn trốn ở đó
C. nghi ngờ chỗ đó có chứa phương tiện gây án
D. nghi ngờ chỗ đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án
22. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật
C. không ai có quyền can thiệp thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
D. không tổ chức nào có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
23. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền tự do ngôn luận?
A. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
B. Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
C. Công dân có quyền gửi bài đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
D. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kì hình thức nào.
24. Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp 2013 ?
A. Điều 23 B. Điều 24
C. Điều 25 D. Điều 26
II. Tự luận: ( 4 điểm)
Công dân làm gì khi thực hiện quyền tự do cơ bản của mình?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (6 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng
1. C. Pháp luật
2. C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải
3. C. Quản lí xã hội.
4. C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
5. B. Phổ biến pháp luật.
6. C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
8. A. Anh Ovesay trong lúc say rượu đã quánh bạn mình rụng răng.
9. C. Hình sự và dân sự.
10. B. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tấp của công dân.
11. A. như nhau
12. D. quy định của pháp luật
13. B. mỗi người được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân
14. B. cha mẹ giúp con xây dựng ý thức tự giác trong học tập
15. C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp
16. C. thúc đẩy kinh doanh phát triển
17. B. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
18. A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số
19. A. pháp luật bảo hộ
20. C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
21. B. cần bắt người phạm tội lẫn trốn ở đó
22. B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật
23. D. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kì hình thức nào.
24. C. Điều 25
II. Tự luận: ( 4 điểm)
Những việc công dân cần làm khi thực hiện quyền tự do cơ bản của mình:
- Học tập, tìm hiểu để nắm vững nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
- Phê phán đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân
- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật,tự giác tuân thủ pháp luật .
2. Đề số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Bạn Minh hỏi bạn An, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn Minh?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quyền lực.
Câu 2: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, vi phạm qui định về trật tự, an toàn giao thông thì bị vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định nội dung. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 3: Gia đình bạn Nam có hoàn cảnh khó khăn nên trong quá trình học bạn được miễn học phí. Việc làm đó thể hiện
A. quyền tự do của công dân trong các lĩnh vực.
B. mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. bất bình đẳng trong kì thi Tuyển sinh đại học, cao đẳng.
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị lấy tiền người khác. B. Bị nghi ngờ lấy tài sản của người khác.
C. Đang lấy trộm tài sản của người khác. D. Có dấu hiệu lấy trộm tài sản người khác.
Câu 5: Để giao kết hợp đồng lao động, chị C cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Tích cực, chủ động, tự quyết.
C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .
Câu 6: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của
A. Nhà nước. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. nhân dân.
Câu 7: Do mâu thuẫn, Q đã đánh bà H. Hậu quả là bà H bị chấn thương (tỉ lệ thương tật 12%). Hành vi đánh người của Q là vi phạm quyền nào của công dân và bị xử lí vi phạm gì?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân, bị xử lí vi phạm hình sự.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân, bị xử lí vi phạm hình sự.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân, bị xử lí vi phạm hành chính.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bị xử lí vi phạm hành chính.
Câu 8: Vợ, chồng bình đẳng với nhau có nghĩa là vợ, chồng
A. trách nhiệm ngang nhau. B. làm việc ngang nhau.
C. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau. D. hưởng thụ như nhau.
Câu 9: Các cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật .
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 10: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
A. xã hội. B. Nhà nước. C. đạo đức. D. pháp luật.
Câu 11: Anh A là chồng chị C, luôn say rượu và đánh đâp vợ. Anh A tự ý bán chiếc xe máy mà không hỏi ý kiến của vợ. Theo em, chị C nên lựa chọn cách cư xử nào cho phù hợp?
A. Im lặng như không có việc gì xảy ra.
B. Bỏ về nhà mẹ đẻ.
C. Buộc chồng bồi thường lại chiếc xe máy.
D. Thẳng thắn góp ý với chồng về vấn đề nhân thân và tài sản.
Câu 12: Một vụ cháy lớn xảy ra tại quán Karaoke X gây thiệt hại vô cùng lớn về người . Một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nghiêm trọng trên là do chủ Karaoke không áp dụng biện pháp phòng cháy chữa cháy. Chủ quán Karaoke đó đã vi phạm
A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luât.
Câu 13: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi
A. hợp lí. B. bất hợp pháp. C. đúng đắn. D. hợp pháp.
Câu 14: Chồng không tạo điều kiện cho vợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn là vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong
A. phạm vi gia tộc. B. quy ước cộng đồng.
C. lĩnh vực truyền thông. D. quan hệ nhân thân.
Câu 15: Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn sinh sống, đã được Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Bình đẳng giữa các vùng miền. B. Bình đẳng giữa các công dân.
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo. D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 16: Đặc trưng cơ bản của pháp luật là tính
A. nhân dân và dân tộc sâu sắc. B. xác định hình thức và nội dung.
C. quy phạm phổ biến. D. truyền thống.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm):
Câu 1. (2 điểm): Thế nào là bình đẳng trong lao động? Em hãy trình bày nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?
Câu 2. (1,5 điểm): Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
Câu 3. (1,5 điểm): Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp? Việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
Câu 4. (1 điểm): Cho tình huống:
Anh A là trụ cột kinh tế của gia đình. Vì quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà công việc nội trợ. Nên anh A quyết định bán xe ô tô tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến của vợ.
Hỏi: Theo em, việc làm của anh A đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
C |
A |
B |
C |
A |
A |
B |
C |
B |
A |
D |
B |
D |
D |
D |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Thang điểm |
1 |
Bình đẳng trong lao động và nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động: * Bình đẳng trong lao động Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. * Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động: ï Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động - Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng ao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình, mang lại lợi ích cho xã hội. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế. Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. ï Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động - Quyền bình đẳng trong lao động được thực hiện thông qua hợp đồng lao động. - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. ï Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ - Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm. - Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng. - Đươc đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. |
2,0đ 0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
2 |
ï Không phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người. ï Giải thích: + Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật. + Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. + Pháp luật quy định có 3 trường hợp được bắt người: - TH1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. + TH2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành: . Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. . Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được. . Khi thấy ở người hoặc chổ ở của người nào đó có dấu vết của tội phạm, xét thấy cần ngăn chặn người đó bỏ trốn. + TH 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. |
0,5đ
0,3đ
0,3đ
0,4đ
|
3 |
Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp vì: ïỞ nước ta, giữa các dân tộc hiện nay còn có một khoảng cách về điều kiện và trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đều. ï Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp thường sống ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có vị trí chiến lược trong việc giữ gìn an ninh quốc gia. Trong lịch sử những vùng này thường là những căn cứ cách mạng, góp phần quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. ï Những vùng các dân tộc thiểu số sinh sống thường có khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm thiếu thốn. ï Những dịch vụ như y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở những vùng này còn nhiều hạn chế. ï Với những khó khăn trên việc quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế, xã hội thấp sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, tạo điều kiện về con người, phương tiện để các dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng miền trong cả nước. |
1,5đ
0,3đ
0,3đ
0,3đ
0,3đ
0,3đ
|
4 |
Giải quyết tình huống: ï Việc làm của anh A là sai. ï Vì: Anh A đã vi phạm: - Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. - Điều 63, Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Do đó, nếu anh A muốn bán xe ô tô thì phải có sự đồng ý của vợ. |
1,0đ 0,5đ 0,5đ
|
3. Đề số 3
Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản C. gia đình. D. tình cảm.
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.
D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.
Câu 4. Chủ thể của hợp đồng lao động là
A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và đại diện người lao động.
Câu 5. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là
A. vi phạm kỷ luật B. vi phạm nội quy C. vi phạm pháp luật D. vi phạm trật tự
Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật
C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.
Câu 7. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn
A. làm việc theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 8. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là
A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ B. phạt tiền, cảnh cáo
C. tịch thu tang vật, phương tiện D. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra
Câu 9. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của PL
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
Câu 10. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là
A. 7 năm B. 5 năm C. 3 năm D. 8 năm
Câu 11. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Nếu H là chị em, em sẽ lựa chọn cách dưới đây cho phù hợp quy định của PL?
A. Khuyên anh chị cứ kết hôn, kệ bố.
B. Đồng ý với bố.
C. Khuyên bố cho anh chị kết hôn.
D. Phân tích cho bố hiểu ngăn cản chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.
Câu 12: Anh A là công an, khi tham gia giao thông bằng xe máy anh quên không đội mũ bảo hiểm. Chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ yêu cầu anh A đừng xe xử lý. Theo em anh A bị xử lý như thế nào là đúng quy định của PL?
A. Bị phạt 150.000 đồng B. Bị phạt 100.000 đồng
C. Nhắc nhở vì là công an. D. Giữ thẻ công an.
Câu 13. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào?
A. Xử phạt 1 hành vi B. Xử phạt hành vi nguy hiểm nhất
C. Xử phạt hành vi gần nhất D. Xử phạt tất cả các hành vi
Câu 14. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào
A. khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người.
B. tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
D. trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.
Câu 15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã
A. sử dụng PL B. tuân thủ PL C. thi hành PL D. áp dụng PL
Câu 16. Đảng và Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm
A. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội.
B. tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
C. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
D. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa.
Câu 17. Tôn giáo nào dưới đây không được pháp luật Việt Nam bảo hộ?
A. Đạo Hồ Chí Minh B. Đạo thiên chúa C. Đạo cao đài D. Đạo phật
Câu 18. Quản lý xã hội bằng phương tiện nào sau đây là hữu hiệu nhất?
A. Chính trị. B. Pháp luật. C. Tôn giáo. D. Kinh tế.
Câu 19: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 15 tuổi B. 18 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi
Câu 20. Bình đẳng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về
A. Lao động B. Kinh doanh
C. Tôn giáo D. Hôn nhân và gia đình
Câu 21. Anh A là chồng, thường xuyên đánh đập vợ là chị B. Hành vi của anh A vi phạm quan hệ nào trong quan hệ vợ chồng sau đây?
A. Quan hệ tài sản B. Quan hệ kinh tế C. Quan hệ nhân thân D. Quan hệ xã hội
Câu 22. Mối quan hệ nào dưới đây thể hiện nội dung cơ bản trong quan hệ vợ chồng theo quy định củapháp luật?
A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
Câu 23. Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?
A. 18 tuổi trở lên B. 15 tuổi trở lên C. 17 tuổi trở lên D. 16 tuổi trở lên
Câu 24. Pháp luật được ban hành dưới dạng nào?
A. Văn bản dưới luật B. Văn bản luật C. Văn bản D. Công văn
Câu 25. Pháp luật mang bản chất xã hội vì
A. PL bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội. B. PL do nhà nước ban hành.
C. PL phục vụ đời sông xã hội. D. PL do nhân dân xây dựng nên.
Câu 26. Cơ quan nào của Nhà nước có quyền ban hành và sửa đối Hiến pháp, pháp luật?
A. Quốc hội B. Viện kiểm sát
C. Tòa án D. Văn phòng chính phủ
Câu 27. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền gì dưới đây?
A. Bình đẳng trong văn hóa B. Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo D. Bình đẳng giữa các dân tộc
Câu 28. Trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
A. Từ hôn B. Hủy hôn C. Hứa hôn D. Li hôn
Câu 29. Các dân tộc không bị phân biệt đối xử, được pháp luật và Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là biều hiện của
A. quyền tự quyết dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. quyền tự do dân chủ giữa các dân tộc. D. quyền tự do phát triển giữa các dân tộc.
Câu 30. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được hoạt động
A. hoàn toàn tự do. B. hoàn toàn tự chủ.
C. Tự do theo quy định của tín ngưỡng. D. tự do trong khuôn khổ của PL.
Câu 31. Anh H lái xe ô tô trên đường, do không quan sát kỹ nên va vào anh C làm anh C bị thương nhưng anh H vẫn tiếp tục đi. CSGT xử lý anh H như thế nào cho đúng PL?
A. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng. B. Nhắc nhở.
C. Bỏ qua. D. Phạt tiền đến 6.000.000 đồng.
Câu 32. Học sinh A là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được hưởng chính sách ưu tiên nào dưới đây của Đảng và nhà nước?
A. Miễn giảm học phí và trợ cấp học tập B. Hỗ trợ phương tiện đi lại
C. Hỗ trợ về chỗ ở D. Định hướng chương trình học tập
Câu 33. Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị CSGT yêu cầu dừng xe, lập biên bản xử phạt hành chính. Trong trường hợp trên, CSGT đã
A. thi hành PL B. sử dụng PL C. tuân thủ PL D. áp dụng PL
Câu 34. Nhà hàng xóm của em có người mắc bệnh ung thư phổi, họ tin vào lời đồn đại là nhờ cô đồng làm lễ giải hạn là sẽ khỏi bệnh. Em ủng hộ quan điểm nào sau đây cho đúng đắn?
A. Kệ họ vì chẳng liên quan đến mình.
B. Ủng hộ nhiệt tình.
C. Khuyên họ không nên làm lễ.
D. Phân tích cho họ thấy đó là hành vi vi phạm PL.
Câu 35. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau, từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. khác nhau. B. tương tự nhau. C. cùng nhau. D. như nhau.
Câu 36. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm hành chính?
A. Đánh mất xe của người khác. B. Thường xuyên đi làm muộn.
C. Vượt đèn vàng. D. Làm hàng giả với số lượng lớn.
Câu 37. Người có hành vi vi phạm PL hình sự thì bị coi là
A. Nghi phạm B. Đồng phạm C. Tội phạm D. Bị can
Câu 38. Bất kỳ công dân nào VPPL đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đó là nội dung về quyền bình đẳng của CD về
A. nghĩa vụ. B. trách nhiệm.
C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ.
Câu 39: Anh A kinh doanh mặt hàng VLXD. Hàng tháng, anh đến cơ quan thuế để nộp thuế. Như vậy, anh A đã
A. tuân thủ PL B. thi hành PL C. sử dụng PL D. áp dụng PL
Câu 40. Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời
A. lợi ích hợp pháp của công dân. B. trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân. D. nhu cầu chính đáng của công dân.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
11 |
D |
21 |
C |
31 |
D |
2 |
A |
12 |
A |
22 |
B |
32 |
A |
3 |
A |
13 |
D |
23 |
D |
33 |
D |
4 |
B |
14 |
C |
24 |
B |
34 |
D |
5 |
C |
15 |
D |
25 |
A |
35 |
D |
6 |
C |
16 |
B |
26 |
A |
36 |
C |
7 |
B |
17 |
A |
27 |
C |
37 |
C |
8 |
B |
18 |
B |
28 |
B |
38 |
C |
9 |
C |
19 |
A |
29 |
B |
39 |
B |
10 |
A |
20 |
D |
30 |
D |
40 |
C |
4. Đề số 4
Câu 1: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?
A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
B. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Câu 2: Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng
A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi. B. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
C. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho. D. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.
Câu 3: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật
A. bảo bọc. B. bảo vệ. C. bảo đảm. D. bảo hộ.
Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
C. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
Câu 5: Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ
A. phụ thuộc vào nhau. B. khác nhau.
C. ngang nhau. D. độc lập với nhau.
Câu 6: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là?
A. Niềm tin. B. Nguồn gốc. C. Hậu quả xấu để lại. D. Nghi lễ.
Câu 7: Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh M theo đạo Thiên Chúa, còn chị N lại không theo đạo nào. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
B. không thiện chí với các hình thức tín ngưỡng khác.
C. lạm dụng uy quyền của người cha vì không thích anh M.
D. vi phạm pháp luật về tín ngưỡng
Câu 8: Chính sách quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là gì?
A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.
C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.
Câu 9: Ông Khang được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng karaoke. Vì để có thêm lợi nhuận và thu hút khách đến với quán ông đã thuê thêm một số cô gái trẻ đẹp chân dài về làm thêm tiếp viên và phục vụ bia và các dịch vụ khác trong phòng karaoke. Nếu em là Ông Khang có nên kinh doanh như vậy không?
A. Có vì để kinh doanh có lợi nhuận không sẽ bị mất khách.
B. Không vì trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
C. Có vì kinh doanh như vậy mới cạnh tranh được với thị trường kinh doanh hiện nay.
D. Không vì làm trái pháp luật.
Câu 10: Dân tộc được hiểu theo nghĩa
A. Một dân tộc thiểu số. B. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia.
C. Một cộng đồng có chung lãnh thổ. D. Một dân tộc ít người.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Dân chủ, bình đẳng, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Dân chủ, tự do, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 12: Con có quyền tự quản lý tài sản riêng của mình ở độ tuổi nào?
A. Từ đủ 13 tuổi. B. Từ đủ 15 tuổi. C. Từ đủ 18 tuổi. D. Từ đủ 20 tuổi.
Câu 13: Các dân tộc ở Việt Nam được tham gia quản lý nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 14: Mục đích của việc bình đẳng giữa các tôn giáo là gì?
A. Tăng tinh thần đoàn kết dân tộc.
B. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
C. Tăng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số.
D. Giúp cho các tôn giáo ít người trở nên đông người hơn.
Câu 15: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?
A. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
B. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
D. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
Câu 16: Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào sau đây trong kinh doanh?
A. Nộp thuế và bảo vệ môi trường. B. Tự chủ kinh doanh.
C. Chủ động tìm kiếm thị trường. D. Khai thác thị trường.
Câu 17: Việc kí kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm. D. Tích cực, chủ động.
Câu 18: Trường hợp nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh?
A. Sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.
B. Cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Bảo vệ quy mô sản xuất.
D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 19: Em KHÔNG đồng tình với ý kiến nào sau đây về mục đích của hôn nhân?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Củng cố tình yêu lứa đôi.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
Câu 20: Theo quy định của Bộ Lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 18 tuổi. B. 16 tuổi. C. 15 tuổi. D. 14 tuổi.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây KHÔNG thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Mọi cơ sở tôn giáo hợp pháp đều được Nhà nước bảo hộ.
B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
D. Công dân theo tôn giáo khác nhau không được kết hôn với nhau.
Câu 22: Chị M muốn đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị - anh N-không đồng ý với lý do phụ nữ không nên học nhiều. Hành vi của anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
B. việc được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
C. quyền được lao động và cống hiến trong cuộc sống.
D. giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
Câu 23: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành nghề kinh doanh không cần có điều kiện?
A. Kinh doanh bất động sản. B. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
C. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. D. Kinh doanh củi than từ gỗ.
Câu 24: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi. B. bình đẳng.
C. đoàn kết giữa các dân tộc. D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Câu 25: Chủ thể của hợp đồng lao động là
A. đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động
B. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
C. người lao động và đại diện người lao động.
D. người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 26: Chị H và anh M yêu nhau được 3 năm và hai người tính chuyện kết hôn. Nhưng bố chị H lại có xích mích với gia đình nhà anh M từ lâu nên rất ghét và không muốn gả con gái cho anh M và muốn gả chị H cho anh T. Không những thế, bố chị H còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị H không nghe lời bố. Như vậy, bố chị H đã vi phạm quyền gì?
A. Quyền cá nhân. B. Quyền hôn nhân tự nguyện của công dân.
C. Quyền yêu đương tự do cá nhân. D. Quyền quyết định cá nhân
Câu 27: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
Câu 28: Tính đến thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã công nhận hôn nhân đồng giới hay chưa?
A. Nghiêm cấm kết hôn đồng giới.
B. Những người đồng giới có thể chung sống với nhau nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi có tranh chấp xảy ra giữa họ.
C. Nghiêm cấm kết hôn đồng giới và kì thị những người đồng giới.
D. Nhà nước đã thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới và bảo vệ họ trước pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.
Câu 29: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ nghỉ việc dài ngày không có lí do chính đáng. Theo em hành vi đó là
A . đúng vì người lao động nữ vi phạm pháp luật lao động.
B. không đúng vì người lao động nữ được quyền nghỉ việc trong thời gian cho phép.
C. phù hợp vì lao động nữ không tuân theo thoả ước lao động tập thể.
D. sai vì lao động nữ được ưu tiên về cơ thể và sinh lí, chức năng làm mẹ.
Câu 30: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. C. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
B. quyền bình đẳng giữa các công dân. D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân
Câu 31: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ được pháp luật tạo điều kiện phát triển.
B. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.
C. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.
D. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Câu 32: Sự kiện giáo sứ Thái Hoà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây… là biểu hiện của điều gì?
A. Hoạt động tín ngưỡng. B. Lợi dụng tôn giáo.
C. Hoạt động mê tín dị đoan. D. Hoạt động tôn giáo.
Câu 33: Để thực hiện quyền bình đẳng về giáo dục, trước hết cần thực hiện bình đẳng về
A. cơ sở vật chất giáo dục. B. cơ hội học tập.
C. nội dung chương trình. D. đánh giá kết quả học tập.
Câu 34: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là
A. tiêu thụ sản phẩm. B. giảm giá thành sản phẩm.
C. tạo ra lợi nhuận. D. nâng cao chất lượng sản phẩm.
Câu 35: Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Vợ và chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
B. Chồng đứng tên một mình trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cha mẹ chồng tặng riêng cho chồng.
C. Vợ và chồng bàn bạc và cùng quyết định chuyển đến sống ở thành phố A.
D. Vợ và chồng cùng kí tên trong hợp đồng mua bán nhà.
Câu 36: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tín ngưỡng?
A. Thắp hương trước lúc đi xa. B. Không ăn trứng trước khi đi thi.
C. Yểm bùa. D. Xem bói để biết trước tương lai.
Câu 37: Em không đồng tình ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?
A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và bảo vệ, tạo điều kiện phát triển.
D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.
Câu 38: Ông B đang khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã bệnh lúc tỉnh lúc mê hay nói trong vô thức. Nhiều người cho rằng ông B bị người âm nhập, người thì cho rằng Ông B bị mất trí nhớ nên gia đình Ông B đã cho ông B đi khám bệnh ở trạm xá xã nhưng vẫn chưa phát hiện ra bệnh. E hãy lựa chọn phương án tối ưu giúp gia đình ông B?
A. Đi xem bói và mời thầy bói về yểm bùa.
B. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
C. Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống chữa bệnh tật.
D. Tổ chức cầu kinh để trừ bệnh tật.
Câu 39: Điều nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo ít tín đồ cũng được tôn trọng như tôn giáo có nhiều tín đồ.
B. Tất cả các gia đình đều phải có bàn thờ tổ tiên.
C. Đa số người dân Việt Nam theo Đạo phật.
D. Dù theo bất cứ tôn giáo nào bạn cũng sẽ được ứng cử trong các đợt bầu cử.
Câu 40: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Nên xác định rõ ràng công việc mà vợ - chồng phải làm trong gia đình à đó là biểu
hiện của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Kiếm tiền là việc của đàn ông, nuôi con và làm việc nhà là của phụ nữ.
C. Vợ chồng cần tạo điều kiện giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
D. Con gái là con người ta, nên không cần học cao làm gì.
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
1 |
D |
2 |
B |
3 |
D |
4 |
A |
5 |
C |
6 |
C |
7 |
A |
8 |
C |
9 |
D |
10 |
B |
11 |
C |
12 |
C |
13 |
A |
14 |
A |
15 |
C |
16 |
A |
17 |
A |
18 |
D |
19 |
D |
20 |
C |
21 |
D |
22 |
D |
23 |
D |
24 |
B |
25 |
D |
26 |
B |
27 |
B |
28 |
B |
29 |
A |
30 |
A |
31 |
A |
32 |
B |
33 |
B |
34 |
C |
35 |
C |
36 |
A |
37 |
D |
38 |
B |
39 |
B |
40 |
C |
5. Đề số 5
Câu 1: (4 điểm)
Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật.
Câu 2: (1.5 điểm)
Hãy kể ra ba trường hợp vi phạm pháp luật.
- Xử phạt nhẹ hơn bình thường.
- Xử phạt nặng hơn bình thường.
- Không bị xử phạt.
Câu 3: (3 điểm)
Trình bày nội dung bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 4: (1.5 điểm)
A bị rơi một trăm nghìn đồng. B nhặt được. A trông thấy đến xin lại nhưng B chỉ đưa cho A 80 nghìn đồng còn 20 nghìn đồng B giữ lại vì lí do B nhặt được. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, em sẽ xử lí như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1: Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyển của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép.
- Thi hành pháp luật: Các cá nhận, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật đề ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Câu 2: Hãy kể ra ba trường hợp vi phạm pháp luật
- Xử phạt nhẹ hơn bình thường: Phạm tội lần đầu
- Xử phạt nặng hơn bình thường: Phạm tội có tổ chức
- Không bị xử phạt: Tình tiết bất ngờ
Câu 3: Trình bày nội dung bình đẳng giữa các dân tộc.
- Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về chính trị:
- Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những vẫn đề chung của cả nước.
- Không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Các dân tộc đều được hưởng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, không phân biệt đa số hay thiểu số, đặc biệt ưu tiên cho các vùng dân tộc có điều kiện khó khăn.
- Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp đều được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy.
- Mọi dân tộc đều được hưởng nền giáo dục nước nhà.
Câu 4: Giải quyết tình huống: Bạn B phải trả hết số tiền nhặt được cho bạn A vì số tiền đó không thuộc sở hữu của B.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bến Cát. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!