YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Bao gồm 5 đề thi Học kì 1 có đáp án đầy đủ cho từng câu sẽ giúp các em có thể kiểm tả kết quả ngay sau khi làm bài. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Địa lí 12.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: ĐỊA LÍ 10 KNTT

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tại sao gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn?

A. Đi qua biển.                        B. Gặp núi Hoành Sơn.

C. Gặp dãy Bạch Mã.             D. Đi qua dãy Trường Sơn.

Câu 2: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?

A. Vùng núi Trường Sơn.                   B. Vùng núi thấp Tây Bắc.

C. Vùng núi Đông Bắc.                      D. Vùng núi cao Tây Bắc.

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm (Đơn vị %)

Năm

Tổng diện tích rừng trồng

Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

1983

100

94,4

5,6

2015

100

75,6

24,4

 Để thể hiện Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm, biểu đồ thích hợp nhất là

A. tròn.            B. cột.         C. miền.             D. đường.

Câu 4: Ở phần lãnh thổ phía Nam, thành phần loài chiếm ưu thế là

A. cận xích đạo và nhiệt đới.              B. cận xích đạo và cận nhiệt đới.

C. nhiệt đới và cận nhiệt đới.             D. cận nhiệt đới và xích đạo.

Câu 5: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.        B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm phía Đông thung lũng sông Hồng.                D. nằm phía Nam dãy Bạch Mã.

Câu 6: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là

A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam. 

B. chậm dần từ Bắc vào Nam.                                    

C. chậm dần từ Nam ra Bắc.

D. ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết diện tích đất mặn của nước ta chủ yếu tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                       B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải miền Trung.                              D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 8: Hướng gió mùa mùa hạ là

A. Đông Nam.             B. Đông Bắc.          C. Tây Nam.      D. Tây Bắc.

Câu 9: Loại khoáng sản nào có trữ lượng và giá trị nhất ở vùng thềm lục địa nước ta?

A. Dầu khí.                              B. Kim loại đen.

C. Kim loại màu.                    D. Than bùn.              

Câu 10: Vùng thường xảy ra lũ quét ở nước ta là

A. Tây Nguyên.                      B. Đông Nam Bộ.

C. vùng núi phía Bắc.            D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng 9?

A. Đà Nẵng.    B. Thanh Hóa.         C. Hà Nội.          D. Nha Trang.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn nước ta bị ô nhiễm là

A. chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư đổ thẳng xuống sông chưa qua xử lí.

B. hoạt động khai thác khoáng sản.

C. hoạt động của sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

D. hoạt động của giao thông vận tải.

Câu 13: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là

A. hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng.

B. hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng.

C. diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành.

D. hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành.

Câu 14: Nơi ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.                                          B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                   D. Bắc Trung Bộ.

Câu 15: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây ở vùng đồi núi phức tạp là 

A. hướng các dãy núi và độ cao địa hình.                             B. gió mùa và hướng các dãy núi.

C. gió mùa và biển Đông.                                                      D. gió mùa và độ cao địa hình.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết vịnh Hạ Long thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Đà Nẵng.    B. Khánh Hoà.                    C. Quảng Bình.              D. Quảng Ninh.

Câu 17: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc là

A. đới rừng ôn đới gió mùa.

B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

C. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

D. đới rừng cận nhiệt đới.

Câu 18: Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có

A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

B. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

C. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

D. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

Câu 19: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

A. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.                   

B. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

C. phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

D. lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.     

Câu 20: Hệ thống sông nào sau đây có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta?

A. hệ thống sông Hồng.

B. hệ thống sông Mã.

C. hệ thống sông Cả. 

D. hệ thống sông Đồng Nai.

Câu 21: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc giảm lũ lụt, điều hòa chế độ nước sông là

A. rừng phòng hộ ven biển.                B. rừng ngập mặn.             

C. rừng đầu nguồn.                             D. rừng sản xuất.

Câu 22: Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống 

A. sông Hồng và sông Thái Bình.      B. sông Đà và sông Lô.

C. sông Tiền và sông Hậu.                 D. sông Hồng và sông Đà.

Câu 23: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh nào sau đây?

A. Sơn La và Lai Châu.                                                          B. Ninh Thuận và Bình Thuận. 

C. huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.                              D. Quảng Bình và Quảng Trị. 

Câu 24: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên.

B. có bốn cánh cung lớn.

C. địa hình thấp và hẹp ngang.

D. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

Câu 25: Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông là

A. rất lạnh.                  B. lạnh ẩm.      C. lạnh khô.    D. lạnh, mưa nhiều.

Câu 26: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.                              B. Cao nhất nước ta.

C. Có nhiều cao nguyên xếp tầng.                                          D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

Câu 27: Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm (Đơn vị: triệu ha)

Năm

Tổng diện tích có rừng

Diện tích rừng tự nhiên

Độ che phủ  (%)

1943

14,3

14,3

43,0

1983

7,2

6,8

22,0

2015

13,5

10,2

40,9

  Nhận định nào sau đây đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta ?

A. Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta luôn ổn định qua các năm.

B. Diện tích rừng và độ che phủ nước ta giảm ở giai đoạn 1943-1983 và tăng lại đến 2015.

C. Diện tích rừng nước ta tăng nhưng độ che phủ giảm.

D. Mặc dù diện tích rừng đang tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.

Câu 28: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới được thể hiện ở

A. nhiệt độ trung bình năm trên 200C.                                    B. nhiệt độ trung bình năm dưới 200C.

C. nhiệt độ trung bình năm trên 250C.                                    D. nhiệt độ trung bình năm 18-220C.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

B. từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

C. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

D. phía đông thung lũng sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Câu 30: Các nhóm đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là

A. đất mùn và đất mùn thô.                                                    B. đất feralit và đất feralit có mùn.

C. đất phù sa và feralit.                                                           D. feralit có mùn và đất mùn.

Câu 31: Thiên tai chủ yếu ở vùng biển nước ta là

A. bão, động đất, núi lửa.                                                       B. bão, sạt lở bờ biển, sóng thần.

C. bão, cát chảy cát bay, sạt lở bờ biển.                                 D. bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Nghi Sơn thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Trị.              B. Nghệ An.            C. Quảng Bình.   D. Thanh Hóa.

Câu 33: Nơi xuất phát của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ là 

A. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương.

B. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.

C. áp cao Xibia (Nga).

D. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết dãy Hoành Sơn thuộc vùng núi nào sau đây? 

A. Đông Bắc.                          B. Tây Bắc.         

C. Trường Sơn Nam.              D. Trường Sơn Bắc.    

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

B. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.

C. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.

D. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu nào sau đây có mùa mưa lệch về thu đông?

A. Hà Nội.                   B. Sa Pa.                 C. Nha Trang.    D. Cần Thơ.

Câu 37: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ là nơi

A. lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

B. cảnh quan thiên nhiên ôn đới trên núi phổ biến nhiều nơi.

C. trồng được các loại rau ôn đới ở đồng bằng.

D. mùa đông lạnh và rất khô.

Câu 38: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.

B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

C. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

D. Là đồng bằng châu thổ.

Câu 39: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc, và nhiều nước.      

B. chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. mưa nhiều và sườn dốc mất các lớp phủ thực vật.

D. địa hình chủ yếu là đồi núi.

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 và trang 14, hãy cho biết khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. đá vôi, dầu khí.                   B. dầu mỏ, quặng sắt.

C. than bùn, quặng sắt.           D. dầu khí, bô xít.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

A

C

B

A

C

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

D

A

B

D

B

D

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

D

B

C

B

A

C

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

D

A

D

A

C

C

A

C

D

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK1 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 02

Câu 1: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

B. nằm phía Nam dãy Bạch Mã.

C. nằm phía Đông thung lũng sông Hồng.

D. nằm từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.          

Câu 2: Nơi xuất phát của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ là 

A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.

B. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương.

C. áp cao Xibia (Nga).

D. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.

Câu 3: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là

A. hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng.

B. hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng.

C. hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành.

D. diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành.

Câu 4: Tại sao gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn?

A. Đi qua biển.

B. Gặp núi Hoành Sơn.

C. Đi qua dãy Trường Sơn.

D. Gặp dãy Bạch Mã.

Câu 5: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới được thể hiện ở

A. nhiệt độ trung bình năm 18-220C.

B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

C. nhiệt độ trung bình năm dưới 200C.

D. nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm (Đơn vị: triệu ha)

Năm

Tổng diện tích có rừng

Diện tích rừng tự nhiên

Độ che phủ  (%)

1943

14,3

14,3

43,0

1983

7,2

6,8

22,0

2015

13,5

10,2

40,9

  Nhận định nào sau đây đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta ?

A. Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta luôn ổn định qua các năm.

B. Mặc dù diện tích rừng đang tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.

C. Diện tích rừng nước ta tăng nhưng độ che phủ giảm.

D. Diện tích rừng và độ che phủ nước ta giảm ở giai đoạn 1943-1983 và tăng lại đến 2015.

Câu 7: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh là do

A. mưa nhiều và sườn dốc mất các lớp phủ thực vật.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc, và nhiều nước.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi.

D. chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 8: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. địa hình thấp và hẹp ngang.

B. gồm các khối núi và cao nguyên.

C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

D. có bốn cánh cung lớn.

Câu 9: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Bình và Quảng Trị.

B. Ninh Thuận và Bình Thuận. 

C. Sơn La và Lai Châu.

D. huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.

Câu 10: Các nhóm đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là

A. đất phù sa và feralit.

B. đất mùn và đất mùn thô.

C. feralit có mùn và đất mùn.

D. đất feralit và đất feralit có mùn.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 và trang 14, hãy cho biết khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. đá vôi, dầu khí.

B. dầu mỏ, quặng sắt.

C. dầu khí, bô xít.

D. than bùn, quặng sắt.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn nước ta bị ô nhiễm là

A. hoạt động khai thác khoáng sản.

B. chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư đổ thẳng xuống sông chưa qua xử lí.

C. hoạt động của sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

D. hoạt động của giao thông vận tải.

Câu 13: Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm (Đơn vị %)

Năm

Tổng diện tích rừng trồng

Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

1983

100

94,4

5,6

2015

100

75,6

24,4

 Để thể hiện Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm, biểu đồ thích hợp nhất là

A. cột.             B. đường.         C. miền.                      D. tròn.     

Câu 14: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?

A. Vùng núi Trường Sơn.                   B. Vùng núi Đông Bắc.

C. Vùng núi cao Tây Bắc.                  D. Vùng núi thấp Tây Bắc.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng 9?

A. Hà Nội.                   B. Đà Nẵng.         C. Nha Trang.                    D. Thanh Hóa.

Câu 16: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

A. lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.     

B. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

C. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.                   

D. phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 17: Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có

A. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

B. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

C. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

D. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

Câu 18: Vùng thường xảy ra lũ quét ở nước ta là

A. Tây Nguyên.                      B. vùng núi phía Bắc.            

C. Đông Nam Bộ.                   D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết dãy Hoành Sơn thuộc vùng núi nào sau đây? 

A. Trường Sơn Bắc.                B. Đông Bắc.   

C. Tây Bắc.                             D. Trường Sơn Nam.

Câu 20: Hướng gió mùa mùa hạ là

A. Đông Nam.                         B. Đông Bắc.

C. Tây Bắc.                             D. Tây Nam.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21- 40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

A

B

D

A

C

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

D

B

D

B

D

B

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

C

A

D

B

A

D

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

B

C

C

D

B

A

D

B

A

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK1 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 03

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu nào sau đây có mùa mưa lệch về thu đông?

A. Cần Thơ.

B. Sa Pa.

C. Nha Trang.

D. Hà Nội.       

Câu 2: Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có

A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

B. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

C. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

Câu 3: Loại khoáng sản nào có trữ lượng và giá trị nhất ở vùng thềm lục địa nước ta?

A. Than bùn.

B. Kim loại màu.

C. Dầu khí.

D. Kim loại đen.

Câu 4: Các nhóm đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là

A. feralit có mùn và đất mùn.

B. đất feralit và đất feralit có mùn.

C. đất phù sa và feralit.

D. đất mùn và đất mùn thô.

Câu 5: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là

A. hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành.

B. diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành.

C. hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng.

D. hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. phía đông thung lũng sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

B. từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

C. từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

D. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Câu 7: Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông là

A. lạnh ẩm.

B. lạnh, mưa nhiều.

C. rất lạnh.

D. lạnh khô.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống 

A. sông Hồng và sông Thái Bình

B. sông Hồng và sông Đà.

C. sông Tiền và sông Hậu.

D. sông Đà và sông Lô.

Câu 9: Hệ thống sông nào sau đây có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta?

A. hệ thống sông Cả.

B. hệ thống sông Mã.

C. hệ thống sông Hồng.

D. hệ thống sông Đồng Nai.                                                                                                 

Câu 10: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới được thể hiện ở

A. nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

B. nhiệt độ trung bình năm 18-220C.

C. nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

D. nhiệt độ trung bình năm dưới 200C.

Câu 11: Ở phần lãnh thổ phía Nam, thành phần loài chiếm ưu thế là

A. cận xích đạo và nhiệt đới.

B. nhiệt đới và cận nhiệt đới.

C. cận nhiệt đới và xích đạo.

D. cận xích đạo và cận nhiệt đới.

Câu 12: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

B. có bốn cánh cung lớn.

C. gồm các khối núi và cao nguyên.

D. địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 13: Thiên tai chủ yếu ở vùng biển nước ta là

A. bão, cát chảy cát bay, sạt lở bờ biển.

B. bão, động đất, núi lửa.

C. bão, sạt lở bờ biển, sóng thần.

D. bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 14: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?

A. Vùng núi Trường Sơn.

B. Vùng núi cao Tây Bắc.

C. Vùng núi Đông Bắc.

D. Vùng núi thấp Tây Bắc.

Câu 15: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là

A. chậm dần từ Nam ra Bắc.

B. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam.                          

C. chậm dần từ Bắc vào Nam. 

D. ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 16- 40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

A

A

D

A

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

C

C

D

B

B

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

C

C

A

D

D

D

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

C

D

D

C

A

D

D

A

B

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK1 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 04

Câu 1: Hệ thống sông nào sau đây có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta?

A. hệ thống sông Cả.

B. hệ thống sông Hồng. 

C. hệ thống sông Đồng Nai.       

D. hệ thống sông Mã.

Câu 2: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây ở vùng đồi núi phức tạp là 

A. gió mùa và hướng các dãy núi.

B. hướng các dãy núi và độ cao địa hình.

C. gió mùa và độ cao địa hình.

D. gió mùa và biển Đông.

Câu 3: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?

A. Vùng núi thấp Tây Bắc.

B. Vùng núi Trường Sơn.

C. Vùng núi cao Tây Bắc.

D. Vùng núi Đông Bắc.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn nước ta bị ô nhiễm là

A. hoạt động khai thác khoáng sản.

B. hoạt động của sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

C. chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư đổ thẳng xuống sông chưa qua xử lí.

D. hoạt động của giao thông vận tải.

Câu 5: Thiên tai chủ yếu ở vùng biển nước ta là

A. bão, sạt lở bờ biển, sóng thần.

B. bão, lũ lụt, hạn hán.

C. bão, động đất, núi lửa.

D. bão, cát chảy cát bay, sạt lở bờ biển.

Câu 6: Nơi ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 7: Cho bảng số liệu:

Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm (Đơn vị: triệu ha)

Năm

Tổng diện tích có rừng

Diện tích rừng tự nhiên

Độ che phủ  (%)

1943

14,3

14,3

43,0

1983

7,2

6,8

22,0

2015

13,5

10,2

40,9

  Nhận định nào sau đây đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta ?

A. Diện tích rừng và độ che phủ nước ta giảm ở giai đoạn 1943-1983 và tăng lại đến 2015.

B. Diện tích rừng nước ta tăng nhưng độ che phủ giảm.

C. Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta luôn ổn định qua các năm.

D. Mặc dù diện tích rừng đang tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.

Câu 8: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

A. lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.     

B. phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

C. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.                   

D. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Câu 9: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc, và nhiều nước.

B. địa hình chủ yếu là đồi núi.

C. mưa nhiều và sườn dốc mất các lớp phủ thực vật.

D. chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 10: Ở phần lãnh thổ phía Nam, thành phần loài chiếm ưu thế là

A. cận nhiệt đới và xích đạo.

B. cận xích đạo và cận nhiệt đới.

C. nhiệt đới và cận nhiệt đới.

D. cận xích đạo và nhiệt đới.

---(Còn tiếp)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

B

D

A

A

D

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

D

D

B

D

B

C

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

D

D

C

C

A

C

B

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

B

A

B

B

D

A

B

B

D

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK1 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 05

Câu 1: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. tín phong.

D. gió mùa Đông Nam.

Câu 2: Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc vào thời gian

A. giữa và cuối mùa hạ.

B. đầu mùa đông.

C. đầu và giữa mùa hạ .

D. cuối mùa đông.

Câu 3: Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm

A. là cơ cấu dân số già.  

B. đang biến đổi chậm theo hướng già hóa.

C. đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa. 

D.  cơ cấu dân số đang trẻ hóa.

Câu 4: Ở vùng đồi núi thấp nhóm đất chủ yếu là 

A. đất feralit.                   B. đất cát.

C. đất phèn.                    D. đất mùn thô.

Câu 5: Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do

A. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

B. mưa lớn kết hợp triều cường.

C. mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc.

D. các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng.

Câu 6: Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007?

A. Dân số cả nước tăng từ năm 1960 đến năm 2007.

B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

C. Dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị.

D. Dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung.

Câu 7: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của

A. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.

B. gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc.

D. địa hình phân hóa đa dạng.

Câu 8: Hiện tại nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là

A. số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số.

B. số người ở độ tuổi 60 trở lên đang chiếm 2/3 dân số.

C. số người trong độ tuổi 0-14 chiếm hơn 2/3 dân số.

D. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 9: Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, đọ phì và chất lượng đất rừng.

Câu 10: Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi 

A. Trường Sơn Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

---(Còn tiếp)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

A

C

A

A

6

7

8

9

10

D

B

A

C

D

11

12

13

14

15

C

D

D

D

C

16

17

18

19

20

B

B

C

B

D

21

22

23

24

25

D

A

D

A

B

26

27

28

29

30

C

C

A

B

A

31

32

33

34

35

D

B

B

C

D

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF