YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Công Trứ

Tải về
 
NONE

Để đạt được kết qủa thật cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới, mời các em học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Công Trứ dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết. Chúc các em ôn tập thật hiệu quả!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 12

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ?", cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!". Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe... Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.

Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Nêu rõ lí do tại sao.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Chứng minh rằng Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2.

- Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…

- Tác dụng: cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.

Câu 3.

Hiểu về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước:

- Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó

- Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Câu 4.

Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai.

Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

- Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ…

- Nếu không đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lòng tốt…luôn tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.

- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.

Phần II. Làm văn (7,0 đ)

I. Mở bài

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.

II. Thân bài

1. Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện chính trị, lịch sử

- Là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy.

- “Tuyên ngôn độc lập” được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng đó là tiếng nói của cả dân tộc, quốc gia, của một chính phủ:... “Chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố...; Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng…”. Do đó, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện của cả quốc gia.

2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại

- Là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng.

- Có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục:

+ Nêu ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.

+ Tiếp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam: tội ác của thực dân pháp về kinh tế, chính trị, quân sự,…, về công khai hóa, bảo hộ của Pháp

- Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình.

- Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố Độc lập:

+ Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết mọi đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước ta.

+ Các nước Đồng minh không thể không công nhận chủ quyền độc lập của dân Việt Nam.

+ Khẳng định quyền Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do.

3. Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của người viết

- Lời văn “Tuyên ngôn độc lập” có lúc vang lên chắc chắn, vững chãi khi tác giả trích dẫn những bản tuyên ngôn của nước Mỹ, Pháp.

- Đau đớn, căm giận khi kể tội giặc Pháp.

- Sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền.

- Quyết tâm sắt đá khi nói về sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc.

4. “Tuyên ngôn độc lập” được viết bởi bàn tay điêu luyện của một bậc thầy về ngôn ngữ”

- Câu văn uyển chuyển, sinh động, theo nhịp của giọng điệu bản Tuyên ngôn Độc lập; có những câu đơn, nhưng phần lớn là câu phức, nhiều mệnh đề.

- Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp.

+ Trùng điệp về từ, ngữ: “Dân ta… Dân ta… Chúng tôi… Chúng tôi… Một dân tộc… Một dân tộc”.

+ Trùng điệp về câu: “Chúng thi hành… dã man; Chúng lập ba chế độ… đoàn kết; Chúng lập ra nhà tù…; Chúng ràng buộc…”

+ Trùng điệp về nội dung theo chiều hướng tăng tiến ở nhiều cấp độ.

- Câu văn giàu hình ảnh: thẳng tay chém giết; tắm các cuộc khởi nghĩa … bể máu; bóc lột đến xương tuỷ; nước ta xơ xác, tiêu điều; ngóc đầu lên; quỳ gối đầu hàng…

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em và khẳng định lại vấn đề:

- “Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh, Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Tác phẩm được đánh giá là văn bản chính luận mẫu mực bởi kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, thấu tình đạt lý. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kỳ lạ, có sức lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam và cả thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” rất xứng đáng là áng văn muôn đời.

- “Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước nguy vong: chính quyền cách mạng còn non trẻ hải đương đầu với bao khó khăn chồng chất.

2. Đề thi số 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hầu hết những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. Sự thật đó có khiến bạn suy nghĩ điều gì không ? Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách. Một số người tuyên bố rằng có thể đọc vài cuốn tiểu thuyết rẻ tiền bởi vì đôi khi bạn vẫn tìm thấy vài điều ý nghĩa trong đó. Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà.

Tất cả những gì bạn cần để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn và thành công hơn đã được viết ra hết rồi. Và hãy đoán xem: chúng luôn sẵn có cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc chúng. Sách rất dễ tìm và dễ mua. Một cuốn sách thông thường hiện nay có giá khoảng 70-80 nghìn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”.

(Trích “Triết lý cuộc đời” – Jim Rohn, Thủy Hương dịch)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Theo tác giả, đâu là điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ ?

2. Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì?

3. “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. Theo anh / chị, “cách khác” mà tác giả muốn nói đến ở đây nhằm ám chỉ điều gì?

4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?

Câu 2: (7,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!

(Tây Tiến – Quang Dũng)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Theo tác giả, điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện.

Câu 2: Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ chúng ta hãy về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách.

Câu 3: “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. “Cách khác” mà tác giả muốn nói rằng: thay vì đọc những loại tiểu thuyết rẻ tiền để tìm kiếm một vài điều có ý nghĩa hiếm hoi trong đó, hãy đọc những loại sách thực sự có giá trị.

Câu 4: Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm.

- Ví dụ nếu đồng tình:

Lí giải: số tiền mà bạn bỏ ra để mua một cuốn sách, nếu đem so với những giá trị mà quyển sách đem lại cho bạn, thì quả thực là vô cùng rẻ. Cho nên nếu chúng ta vì tiếc tiền mà không mua sách, không đọc sách, thì sau này, những hệ lụy của việc không đọc sách gây ra sẽ vô cùng nghiêm trọng.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau:

- Thời đại ngày nay, con người ta bị cuốn theo những thiết bị công nghệ thông minh, sống nhiều trong thế giới của mạng Internet nên thói quen đọc sách bị mai một nghiêm trọng.

- Dù Internet luôn hứa hẹn mang cả thế giới vào ngôi nhà của bạn, nhưng kể cả như vậy, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng, những lợi ích của việc đọc sách, vì một số lý do sau:

+ Thời đại nào thì con người cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện mình: nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn, và đọc sách giúp cho con người thực hiện điều đó.

3. Kết bài:

- Khẳng định, đánh giá về những câu thơ trên

- Mở rộng vấn đề: nêu suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn thơ trên.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

( Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 đ)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”.

Câu 2 (5,0 đ)

Phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” của Tố Hữu

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 đ)

Câu 1: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)

- Hiệu quả NT:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm).

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm).

Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.

+ Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn.

+ Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái.

Phần II. LÀM VĂN (7,0 đ)

Câu 1 (2,0 đ)

1. Đảm bào yêu cầu hình thức của một đoạn văn nghị luận 100 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn trích theo các cách diễn dịch, quy nạp, Tổng- Phân- Hợp, song hành, móc xích…(0,25 đ)

2. Xác định vấn đề nghị luận: Đề cao lòng nhân ái của con người (0,25 đ).

3. Triển khai vấn đề nghị luận, biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương (0,25 đ).

- Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người:

+ Cảm xúc khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ (0,25 đ).

+ Khi hãm hại người khác, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần mà họ gánh chịu cũng chính là nỗi đau của bản thân mình. (0,25 đ)

+ Tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. (0,25 đ).

- Bài học nhận thức và hành động: Cần biết chia sẻ yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách. (0,25 đ)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

(Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?

Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biếu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Sai lầm của người phụ nữ: không trung thực với chính mình chỉ toàn nhìn vào điểm mạnh của người chị dâu, và đánh giá họ dựa trên những cái mình không có.

Câu 3: Thông hiểu

* Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn, trình bày được các ý sau:

- Trung thực là yếu tố quan trọng để mỗi người nhận thức đúng về mình.

- Câu nói đề cao tầm quan trọng sự trung thực với chính mình.

Câu 4: Vận dụng

* Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn

* Nội dung: đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Đồng tình/ không đồng tình: HS có thể trình bày ý kiến cá nhân, sẽ nghiêng về đồng tình.

- Lí giải vì: Không tự tin thừa nhận ưu điểm, không dám đối diện với khuyết điểm của bản thân

=> Không đánh giá đúng bản thân mình

- Liên hệ: (những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2.

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau .Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc .

Câu 3

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau

- Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc

Câu 4

Trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

- Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắc chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin.

- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng.

- Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

a. Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc

b. Thân đoạn:

- Giải thích khái niệm hạnh phúc:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.

- Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc?

+ Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Công Trứ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF