Một trong những phương pháp giúp đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 là luyện đề thi thử, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Giáp Hải dưới đây với đáp án chi tiết, nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức và kĩ năng, tự tin trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tập vui vẻ!
TRƯỜNG THPT GIÁP HẢI |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 12 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
1. Đề thi số 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn - 2016)
1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?
2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng?
3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở?
4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Phong cách ngôn ngữ: chính luận
Câu 2:
- Biện pháp tu từ chính: Phép điệp từ ngữ/ điệp cấu trúc.
- Tác dụng: nhấn mạnh ý nhà văn muốn thể hiện, đó là vai trò của mỗi cá nhân trong việc quyết định cuộc sống của mỗi cá nhân.
Câu 3:
“Không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở: Chỉ lối sống thiếu ý chí, lười biếng, bỏ qua những cơ hội học tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, không chịu phấn đấu để thực hiện ước mơ, sống theo lối mòn nhạt nhẽo.
Câu 4:
- Lời khuyên: Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình, tự xây dựng cuộc đời theo những cách sống đúng đắn mà mình lựa chọn.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc
b. Thân đoạn:
- Giải thích khái niệm hạnh phúc:
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.
- Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc?
+ Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.
+ Giữ hạnh phúc giống như trồng một cái cây cần được vun trồng, chăm sóc mỗi ngày. Cây hạnh phúc đó cũng chính là cây đời của mỗi người. Khi ta hạnh phúc, đời ta sẽ tỏa hương hoa.
- Bàn bạc mở rộng.
- Nêu bài học nhận thức và hành động.
c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc đối với mỗi người, mỗi nhà.
Câu 2:
* Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân
I. Mở bài
- Nguyễn Tuân là một tác giả tài hoa, uyên bác, luôn kiếm tìm cái đẹp. Trước cách mạng ông tìm kiếm vẻ đẹp trong quá khứ, khi cách mạng thành công ông tìm kiếm vẻ đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại. Người lái đò sông Đà là tùy bút tiêu biểu cho những sáng tác sau cách mạng của ông.
- Ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên hệ hình ảnh người anh hùng trong thơ ca Nguyễn Tuân trước cách mạng (Huấn Cao – Chữ người tử tù)
II. Thân bài
- Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo.
- Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến: “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, ... chất mun”, đó là ngoại hình khỏe khoắn của con người lao động luôn gắn bó với nghề
- Là người có lòng dũng cảm, tình yêu nghề: “giữ mái chèo, nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái”
- Có thể liên hệ đến hình ảnh Huấn Cao – người anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò.
- Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.
- Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ ... những luồng nước”, “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc ... xuống dòng”, ...
- Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba:
+ Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...” để phá trùng vi thạch trận thứ nhất,
+ Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông ”“nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ...”
+ Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường: sau khi vượt thác nhà đò đốt lửa nướng cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, ...
- Khái quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: là nhà văn tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mĩ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật ông lái đò: là đại diện cho con người lao động Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, là con người vừa có phẩm chất anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ, chứa đựng chất vàng mười đã qua thử lửa.
- “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc miêu tả chân thực vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc, giữa nền thiên nhiên nổi bật lên là vẻ đẹp của những người lao động bình dị.
2. Đề thi số 2
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được. Có thể xem như đó là trò đánh bóng bàn về lời nói và cảm xúc. Có khi, lời qua tiếng lại trở nên dữ dội như một trận đấu võ đài chứ không còn đơn giản, nhẹ nhàng như một trận bóng bàn nữa.
Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy, chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.
(Tư duy tích cực, Frederic Labarthe)
Câu 1: Nêu những phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.
Câu 3: Xác định và cho biết hiệu quả của phép tu từ cứ pháp được sử dụng trong câu: “Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành.”
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
(Sóng – Xuân Quỳnh)
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2: (0,5 điểm)
- Theo tác giả, chúng ta “Hãy gieo những suy nghĩ tích cực” vì:
+ Khi chúng ta tập trung suy nghĩ tích cực, thì suy nghĩ đó sẽ chuyển mình và bắt đầu lớn lên.
+ Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành.
Câu 3: (1 điểm)
- Biện pháp tu từ cú pháp: Chêm xen
Câu 4: (1 điểm)
Học sinh thể hiện và lí giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
II. LÀM VĂN (7 điểm)
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.
* Vị trí đoạn trích
* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề thi số 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“ (1) Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, độc thân, trước nay đều tìm niềm vui từ công việc, học tập. Tôi tốt nghiệp một đại học có tiếng ở Hà Nội, ngành Kinh tế, có thể làm việc bằng tiếng Nhật. Hai năm đầu mới ra trường, tôi có công việc khá ổn định tại công ty sản xuất lớn. Tôi muốn phấn đấu nên đã tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, mọi thứ không như tôi mong muốn.
(2) Ba năm trở lại đây, công việc có nhiều biến cố, tôi phải hai lần thay đổi công việc. Cho tới giờ tôi làm việc tại một văn phòng công ty nước ngoài, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật. Tôi đã làm được một năm, nhưng không hề yêu môi trường này. Tôi nhận thấy ở đây không có tương lai, không có động lực phấn đấu.
(3) Tôi biết mình sẽ nghỉ trong thời gian tới nhưng quan trọng tôi không có định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì tiếp. Năm năm với ba công ty, nghiệp vụ khác nhau và tôi không biết mình có nghề gì trong tay.Tôi rất bế tắc và đang nghĩ tới việc nghỉ việc, đi học thêm tiếng Anh.
(4) Tôi đã dành đủ tiền cho việc trang trải học tập trong vòng một năm nhưng vẫn đầy lo lắng, sợ hãi về tương lai, công việc sắp tới. Đặc biệt, nỗi lo sợ bắt đầu ở tuổi 28 và lại là nữ giới,…
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2: Trong đoạn văn (2), tác giả đã đưa ra những lí do nào khiến bản thân không còn động lực phấn đấu trong công việc?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (3).
Câu 4: Anh/chị hãy đưa ra lời khuyên giúp tác giả thoát khỏi tâm trạng “lo lắng, sợ hãi về tương lai”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới.
Câu 2 (5,0 điểm)
Bàn về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến cho rằng vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết. Lại có ý kiến nhấn mạnh, vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường. Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con giá trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ ghánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đánh đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh giặc,…”
(Trích Đất nước – Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12)
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 2: (0,5 điểm)
- Lí do: công việc có nhiều biến cố…; công việc hiện tại: nhàm chán, “đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật”, “không hề yêu môi trường” làm việc này, “nhận thấy ở đây không có tương lai, không động lực phấn đấu”.
Câu 3: (1 điểm)
- 2 biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ
- Hiệu quả: Nhấn mạnh, làm rõ, cụ thể hơn tâm trạng “lo lắng”, “hoang mang”, “bế tắc” khi nhận thức rõ tình cảnh hiện tại của bản thân: không định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì, không biết mình có nghề gì trong tay; và đang cố gắng thay đổi tình cảnh này.
Câu 4: (1 điểm)
- Học sinh có thể tự do trình bày ý kiến của bản thân. Song, cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:
- “Tuổi trẻ” là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, đó là tuổi của những khát vọng, đam mê, sáng tạo, lối tư duy mở, có sự ham học hỏi nên nó sẽ là một mốc thời gian để tạo ra cơ hội, nắm bắt cơ hội và hiện thực hóa nó.
- “Cợ hội” là một hoàn cảnh hoặc điều kiện đặc biệt mà ta có được, nếu nắm bắt được cơ hội thì cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
=> “Tuổi trẻ trước những cơ hội mới” – tuổi trẻ cần nhạy bén đề nhìn nhận, chủ động và nắm bắt và hiện thực hóa những cơ hội mới.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề thi số 4
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”?
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà anh/chị tâm đắc nhất?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
"Hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói của trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.” (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn – 2016).
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của mình về thông điệp trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng “Qua hình tượng sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu”.
Bằng những cảm nhận của anh chị về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2:
Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu.
Câu 3:
Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng.
Câu 4:
HS trình bày suy nghĩ cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em thấy tâm đắc nhất?
- Có thể lựa chọn những bài học như:
+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.
+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.
+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề thi số 5
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm)
PTBĐ: nghị luận
Câu 2: ( 1 điểm)
Nội dung đoạn văn:
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.
Câu 3: ( 1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
1 - Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2 - Yêu cầu về kiến thức:
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động
3 - Hướng dẫn làm bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ
2. Thân bài:
3. Kết bài:
- Tổng kết vấn đề
- Rút ta bài học
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Giáp Hải. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lê Lợi
- Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Ngô Quyền có đáp án
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.