YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Thanh Đa

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Thanh Đa được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời. Ở cái tuổi ấy, trong ba thứ: sức khỏe, thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ thiếu tiền thôi, còn thời gian và sức khỏe thì luôn đong đầy. Năm tháng qua đi khi về già ta sẽ nhận thấy tiền bạc hóa ra là thứ ít quan trọng nhất trong ba thứ trên. Nghĩa là tuổi trẻ là giai đoạn quý giá nhất đời người vì sở hữu trọn vẹn hai món quà lớn nhất của cuộc sống là sức khỏe và thời gian. Ta vốn được nghe nhiều người nói đến điều này rồi, nhưng hỡi ôi, sao chúng ta vẫn đang để cho tuổi trẻ của mình trôi qua một cách hời hợt và vô nghĩa đến thế? Với trí óc hạn hẹp được định hướng, phần lớn tuổi trẻ hiện tại cho rằng tiền bạc là hơn hết, là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất, là đáng lưu tâm nhất. Và rồi ta vô tình lãng quên hai món quà quý giá nhất đời kia. Hãy tận dụng tốt nhất hai món quà lớn đó mà cuộc sống dành riêng cho tuổi trẻ. Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có thể. Trải nghiệm, đó chính là điều quan trọng nhất.

Cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, những người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác. “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác.” (Jean Jacques Rousseau).

Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm bản thân mình!

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) (nhận biết)

Câu 2. Chỉ ra và cho biết tên phép tu từ trong cụm từ: “Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi”. Nêu tác dụng của phép tu từ đó? (1,0 điểm) (thông hiểu)

Câu 3. Theo tác giả, món quà nào là quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người? Và điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người là gì? (0,5 điểm) (thông hiểu)

Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào là trải nghiệm? Anh/chị hãy cho một ví dụ về trải nghiệm của bản thân. (1,0 điểm) (vận dụng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định của Jean Jacques Rousseau: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác.” (vận dụng cao)

Câu 2. (5,0 điểm)

Tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân hiện lên vẻ đẹp đa dạng của sông Đà và vẻ đẹp hình tượng người lái đò. Vẻ đẹp nào gây ấn tượng hơn với anh/chị? Hãy trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp đó. (vận dụng cao)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

Chỉ ra được 1 trong 2:

- Tuổi trẻ - trẻ tuổi : phép đảo ngữ ; tác dụng : tạo nghĩa khác biệt, làm câu văn hấp dẫn, thú vị...

- Tuổi trẻ - trẻ tuổi : phép chơi chữ ; tác dụng : tăng sắc thái ý nghĩa biểu đạt, làm câu văn hấp dẫn, thú vị...

Câu 3:

- Theo tác giả, món quà quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người: sức khỏe và thời gian. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người là trải nghiệm.

Câu 4:

- Trải nghiệm : trải là trải qua thực tế, nghiệm là thu nhận, đúc kết thành kinh nghiệm. Trải nghiệm là qua hoạt động thực tế, con người tự có được tri thức, đúc kết kinh nghiệm sống,... cho mình. Anh/chị có thể chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống mà mình đã trải qua.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

- Nêu vấn đề

- Giải thích vấn đề

+ Trải nghiệm là những thứ ta từng gặp, tiếp xúc, trải qua

+ “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác” nghĩa là cuộc đời của một người dài ngắn phụ thuộc vào việc họ đã dấn thân mình vào những điều gì trong cuộc đời và có được bao nhiêu kinh nghiệm, bài học trong cuộc đời này.

- Phân tích, bàn luận vấn đề

+ Tại sao cuộc đời một con người ngắn hay dài lại được đo bằng trải nghiệm? +Trải nghiệm là một phần tất yếu của cuộc sống

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em đã không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles (tên đội bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ). Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (nhận biết)

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (thông hiểu)

Câu 3. Tác giả quan niệm như thế nào về việc đọc? (thông hiểu)

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Hãy nghĩ cho bản thân mình” không? Vì sao? (vận dụng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung chính đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính tự mãn của học sinh ngày nay. (vận dụng cao)

Câu 2 (5,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016 tr.111)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn trích: Sống là không chờ đợi.

Câu 3:

Tác giả quan niệm về việc đọc như sau: Hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời.

Câu 4:

- Có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần.

- Nếu đồng tình, lí giải như sau:

+ Nghĩ đến bản thân là quan tâm và yêu thương chính mình. Khi mình biết yêu thương bản thân mình trọn vẹn mình sẽ biết yêu thương người khác trọn vẹn.

- Nếu không đồng tình, lí giải như sau: Nghĩ đến bản thân quá nhiều sẽ là ích kỉ. Con người ích kỉ sẽ không biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.

- Nếu đồng tình một phần có thể lí giải: Con người nên nghĩ đến bản thân và nghĩ đến cả những người xung quanh. Cần điều chỉnh sự quan tâm này cho phù hợp để tạo ra những ứng xử tốt đẹp.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Nêu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Tự mãn là tự lấy làm thỏa mãn về những gì mình đã đạt được, mà không cần phải cố gắng hơn nữa.

- Phân tích, bàn luận vấn đề

+ Tự mãn là một tính xấu

- Tác hại của tính tự mãn:

+ Con người sẽ bằng lòng với những gì mình có mà không cần cố gắng phấn đấu.

+ Con người ảo tưởng về bản thân mình.

- Nguyên nhân của thói tự mãn:

+ Do con người chủ quan, quên mất mình.

+ Do con người tự phụ, kiêu ngạo, luôn nghĩ mình hơn người khác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.

Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.

(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)

Câu 1: (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (nhận biết)

Câu 2: (0,75 điểm)

Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào? (thông hiểu)

Câu 3: (0,75 điểm)

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity)? (thông hiểu)

Câu 4: (1,0 điểm)

Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (vận dụng)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Hãy tha thứ cho chính mình. (vận dụng cao)

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây trong đoạn thơ sau:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Cháy hết mình, “cháy” được hiểu là con người dám dấn thân, dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng.

- Từ “cháy” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

Câu 3:

- Câu nói đó được hiểu như sau: Với những người tích cực, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội tốt trong những cái nguy nan.

Câu 4:

- Học sinh có thể tự đưa ra thông điệp có ý nghĩa với mình qua đoạn trích.

- Có thể đó thông điệp: Hãy luôn nhìn mọi thứ theo hướng tích cực nhất có thể.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Nêu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Tha thứ là tha cho, bỏ qua cho, không trách cứ hoặc trừng phạt nữa.

- Hãy tha thứ cho chính mình: Hãy bỏ qua, không trừng phạt bản thân mình nữa trước một điều không hay đã xảy ra.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao con người cần phải tha thứ cho chính mình?

+ Tha thứ là cách giúp con người giải thoát khỏi những uất ức trong lòng

+ Cuộc sống là một dòng chảy liên tục, ta không nên chỉ nhìn vào quá khứ, vào lỗi lầm đã qua

+ Khi biết tha thứ cho mình, con người mới nhìn được nhiều hướng khác nhau trong cuộc sống và biết tha thứ cảm thông với người khác.

- Làm thế nào để học được cách tha thứ cho chính mình? +Mỗi người cần phải biết tự yêu thương và trân trọng mình

+ Mỗi người cần hiểu rõ con người luôn luôn vận động, tại mỗi thời điểm có thể có những quyết định khác nhau và dù thế nào cũng là quyết định của mình tại thời điểm đó -Phê phán những người quá khắt khe với bản thân

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

* Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).

* Phân tích đoạn thơ

- Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.

+ Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.

+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi” . Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

(1) “Tết không chỉ là ở “ở nhà”, mà còn là “về nhà”. Người ta về là ngôi nhà ở quê xa, thăm cha thăm mẹ thăm cánh đồng đã lâu mình không thấy trải dài trong mắt. Người ta ghé nhà ông bà, thắp nén hương cho người thân đã mất, ôm lấy và ủi an người thân còn đó, cho họ biết dù mình bôn ba nơi nào vẫn còn có họ trong lòng. Người ta về qua gia đình cô, chú, dì, cháu… Về hết những “ngôi nhà” có dòng máu ruột rà đang chảy ấm thân.

Thời gian ở nhà ngày Tết còn trở về trong ký ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, món ăn này đủ sức gợi nhớ cả một trời Xuân. Chưa hết, là tự tay dọn dẹp căn phòng với những gì đã cũ. Tự tay mình quét sơn tường, sơn cửa. Một chút chăm sóc tỉa tót cho chậu mai quanh năm chờ đợi một thời khắc bừng dậy huy hoàng… Chỉ cần là “ở nhà”, lúc nào cũng có rất nhiều thứ để làm trong ngày Tết.

(3) Tôi có những người bạn xa quê, họ đến một miền đất xa xôi ở bên kia nửa vòng trái đất. Những ngày Tết ở nước ngoài họ vẫn đón mừng đúng theo phong tục của người Việt, nhưng sâu thẳm trong tim họ vẫn muốn được hưởng không khí đó ở Việt Nam. “Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương…

Đến cuối cùng, “ở nhà” ngày Tết không xác định bằng việc bạn sẽ ở yên trong ngôi nhà của mình, mà xác định bằng việc bạn nghĩ về ai trong trái tim. Có thể rất nhiều người sẽ không may mắn được hạnh phúc đón Xuân bên gia đình, có thể nhiều người còn ở tít nơi nào xa xôi trên trái đất, có thể rất nhiều người không còn người thân để quay về nữa… Nhưng chỉ cần bạn thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về.

(5) Đó! Đó chính là “ở nhà”, đó chính là mùa Xuân…”

(Theo Mỉm cười cho qua, NXB Trẻ, 2015, trang 169 – 171)

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và đặt nhan đề cho văn bản? (thông hiểu)

Câu 2 (0,5 điểm): Nhân vật Tôi quan niệm “ở nhà ngày Tết” như thế nào? (thông hiểu)

 

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (thông hiểu)

Câu 4 (1 điểm): Thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản là gì? (thông hiểu)

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương. (vận dụng cao)

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích đoạn văn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để cho thấy sự thống nhất chặt chẽ giữa đối tượng, mục đích sáng tác với nội dung, hình thức của tác phẩm:

“Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình

đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập 1)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Nhan đề văn bản: Tết “ở nhà”, Tết yêu thương, Tết ý nghĩa.

Câu 2:

- Nhân vật Tôi quan niệm “ở nhà ngày Tết”:

+ Về nhà thăm cha mẹ, người thân, thắp nén hương cho người thân đã mất.

+ Làm việc nhà trong ngày Tết, thưởng thức những món mẹ nấu trong ngày Tết.

+ Nghĩ về ai đó trong trái tim.

Câu 3:

- Điệp từ: tự tay

- Tác dụng: nhấn mạnh sự tỉ mẩn của người làm công việc và thái độ trân trọng của họ dành cho công việc đó. Đồng thời qua đó thấy được sự quan trọng của ngày Tết “ở nhà”.

Câu 4:

- Thông điệp có ý nghĩa nhất: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hãy dành thời gian khi Tết đến xuân về để trở về bên gia đình, bên người thân chung vui.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Nêu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Nhà: là nơi tập hợp những người có quan hệ cùng huyết thống.

-“Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương nghĩa là nhà không chỉ gắn với những người thân yêu của ta mà còn gắn bó với cả mảnh đất ta được sinh ra và nuôi lớn, gắn với xóm làng, ruộng đồng.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao “Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương?

+ Mỗi người được sinh ra trong một gia đình nhưng lại lớn lên và tồn tại, gắn bó trong một mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ, cộng đồng đó chính là quê hương.

+ Mọi tục lệ trong nhà đều có sự bắt nguồn từ quê hương. Vì vậy quê hương chính là một phần máu thịt của con người.

+ Tình yêu gia đình là nền tảng của tình yêu quê hương. Mấy ai đi xa nhớ nhà mà lại không nhớ những đặc trưng riêng của vùng miền mình được sinh ra và được nuôi lớn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Thanh Đa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF