YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi Học kì 1 để có sự chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới thật tốt. Hoc247 hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của em về chi tiết “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Thể thơ: Tự do.

Câu 2:

- Ý nghĩa của các từ ngữ:

+ Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ;

+ Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết;

+ Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung;

+ Làm nên: tạo một thành quả.

- Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, đoàn kết cùng phát triển,...

* Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc:

“Tôi hỏi .... sống .... như thế nào ?

Chúng tôi ...”

- Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp,...

Câu 4:

- Học sinh đặt mình vào vị trí đối thoại với nhân vật trữ tình để trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?”.

- Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. (Ví dụ: yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau,...)

* Lưu ý: Nếu học sinh trả lời đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp thì không cho điểm.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học;

- Bài viết đảm bảo bốp cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; lập luận hợp lí, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về văn bản, học sinh cần phân tích và làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau:

* Mở bài

- Vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Nam Cao là tác giả của nhiều truyện ngắn hiện thực xuất sắc. Trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông, không thể bỏ qua Chí Phèo, một truyện ngắn chứa đựng chiều sâu tư tưởng của nhà văn Nam Cao

- Trong mỗi tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có những chi tiết lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. “Bát cháo hành” trong Chí Phèo là một trong những chi tiết nghệ thuật như thế!

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Học sinh thường quan niệm, đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc, cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng hiểu, chẳng nhớ được gì!

Một “sở thích” của nhiều học sinh cuối cấp đó là học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. Nhưng thật sự là người “trúng tủ” thì ít, mà người bị “tủ đè” lại nhiều không kể xiết. Đặc biệt, đối với những môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan việc học tủ lại càng “sai sách” bởi hình thức thi trắc nghiệm phổ tra rộng và bao quát hơn so với tự luận. Bởi thế, hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử. Chỉ cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn, hợp lý bạn mới dễ dàng “chiến thắng” những kỳ thi.

Với tâm lý “học trước sẽ quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không hề giúp bạn nâng cao điểm số, ngược lại làm tinh thần bạn mệt mỏi. Chinh vì thế, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một… kì thi phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Câu 1. (0,5 điểm) Nêu các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. (0,75 điểm) Người viết đã chỉ ra những sai lầm gì mà học sinh thường mắc phải trong học tập?

Câu 3. (0,75 điểm) Theo tác giả, học sinh cần làm gì để có kết quả tốt trong thi cử?

Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/chị, vì sao cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” của Tố Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các thao tác lập luận đã học: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

* Cách giải:

- Các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ.

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong học tập:

- Quan niệm đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức.

- Học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao.

- Nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ và gặp phải tình trạng học nhồi nhét.

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Theo tác giả, để có kết quả tốt trong thi cử học sinh cần:

- Hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử; cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn.

- Hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

- Cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước vì:

+ Kế hoạch giúp ta làm việc một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

+ Khi có kế hoạch, bản thân ta cũng sẽ bình tĩnh và ổn định về tâm lý hơn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

* Dàn ý: Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ: để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thử thách, nhưng khi đạt được thành công như mong ước rồi, cách con người giữ gìn cũng như phát triển nó tốt hơn mới thực sự là thử thách được đặt ra với mỗi người.

→ Câu nói là bài học răn dạy con người, giúp con người thức tỉnh và tiếp tục tiến về phía trước, không nên hả hê với thành công mình đạt được.

b. Phân tích

- Để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, khi đạt được thành công sẽ đứng trên đỉnh vinh quang đầy kiêu hãnh, tự hào.

- Thành công không phải cái đích cuối cùng mà nó là khởi đầu cho một con đường mới đầy gian nan hơn mà chúng ta phải đi. Đạt được thành công đã khó nhưng giữ cái thành công đó và phát triển nó lên cao lại càng khó hơn.

- Nhiều người khi đạt được thành công nhất định thì tự mãn, thỏa lòng với thành công đó, chủ quan, không tiếp tục cố gắng nên chỉ dừng lại ở đó và dần dần suy xuống mà không phát triển nhiều hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, được nhiều người biết đến và có tính xác thực cao.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có nhiều người có tính chủ quan, khi đạt được thành công hoặc chạm tới thành công thì không chịu cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, cho rằng mình hơn người khác,… → những người này đáng bị chỉ trích, phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận 

+ Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ) đồng thời đưa ra bài học, liên hệ bản thân.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự thay đổi bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống.

Câu 2.(5,0 điểm) 

Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu…

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121)

Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Câu 1: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm).

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm).

Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.

+ Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn.

+ Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề:

- Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách.

- Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Vì sao cần phải thay đổi?

+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.

+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua

- Cần phải thay đổi những gì:

+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn

+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?

Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ..., cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng...Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"!

...Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - BV Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác".

(Nguồn: Kênh 14.Vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ)

Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng thế nào trong xã hội? (1,0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Câu 1 (0,5 đ)

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ Báo chí

Câu 2 (0,5 đ)

Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An).

Câu 3 (1 đ)

Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng.

Câu 4 (1 đ)

Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

a. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

b. Thân bài:

* Vị trí đoạn trích

* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

- Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF