YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Ngô Quyền

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Ngô Quyền được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau:

DÙ NĂM DÙ THÁNG

Anh hái cành phù dung trắng Cho em niềm vui cầm tay

Màu hoa như màu ánh nắng Buổi chiều chợt tím không hay Nhìn hoa bâng khuâng anh nói

Mới thôi mà đã một ngày.

 

Ruộng cấy ta mong cơn mưa Ruộng gặt ta mong ngọn nắng Chăm lo cánh đồng tình yêu

Anh đếm từng vầng trăng sáng Thiết tha anh nói cùng trăng Mới thôi đã tròn một tháng. Mùa xuân lên đồi cỏ thơm

Mùa hạ nhìn trời mây khói Mây tím chân cầu tím núi

Đông xa ngày trắng mưa dầm Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói Mới thôi mà đã một năm.

Thực hiện các yêu cầu:

…Dù năm dù tháng em ơi Tim anh chỉ đập một đời

Nhưng trái tim mang vĩnh cửu Trong từng giọt máu đỏ tươi.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Tìm những hình ảnh được tác giả sử dụng để thể hiện sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.

Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của phép điệp được sử dụng trong bốn khổ thơ đầu.

Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về quan niệm của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ Dù năm dù tháng em ơi/ Tim anh chỉ đập một đời/ Nhưng trái tim mang vĩnh cửu/ Trong từng giọt máu đỏ tươi

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách vượt qua giới hạn của thời gian.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích sau:

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm

ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

 (Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 38)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định được phương thức biểu đạt biểu cảm như đáp án đạt điểm tối đa.

Câu 2:

Những hình ảnh thể hiện sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian: cành phù dung trắng, vầng trăng sáng, cỏ thơm mùa xuân, mây khói mùa hạ, mưa trắng ngày đông, một ngày trắng tóc.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm

- Trả lời được 04 đến 05 hình ảnh được 0.5 điểm.

- Trả lời được 02 đến 03 hình ảnh được 0.25 điểm

Câu 3:

Hiệu quả của phép điệp:

- Nhấn mạnh sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian cùng tâm trạng ngỡ ngàng, tiếc nuối của tác giả.

- Góp phần tạo giọng điệu ngậm ngùi cho bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như Đáp án: 0.75 điểm

- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Lưu ý: Học sinh trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương với Đáp án vẫn cho điểm tối đa.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt

Bom ném lên cao những đường tàu gẫy nát

Những bàn ghế những lá thứ những cánh tay người Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay

Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động Dưới vầng trăng tê dại nỗi kinh hoàng Bom xé trời, mặt đất chao nghiêng

Vụt mở hoác những vực sâu khủng khiếp Ngực nghẹn lại không còn khóc được Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm Thương ga xưa đã sập tan tành

Thương những chuyến lên đường xưa đã chết Nỗi bất lực cứa lòng muôn kính nát

Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường Đứa trẻ nhà ai bỗng khóc thét lên

Ôm chầm lấy anh dưới cầu thang tối Đừng sợ, bé em ơi, đừng sợ hãi Chúng ta cần phải sống

Làm chứng nhân tấn kịch thảm thê này.

B52 suốt đêm gầm rít

Bom giết cụ già và trẻ nhỏ suốt đêm Thành phố thân yêu không nhỏ bé như em Để anh ôm trong vòng tay che chở

(Trích Ghi vội một đêm 1972, Lưu Quang Vũ)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2: Tìm những từ/ cụm từ diễn tả thái độ, cảm xúc của con người trước sự hủy diệt của chiến tranh? (0.5 điểm)

Câu 3: Nêu tác dụng của phép điệp trong những câu thơ: “Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm/ Thương ga xưa đã sập tan tành/Thương những chuyến lên đường xưa đã chết” (1.0 điểm)

Câu 4: Một thông điệp anh chị nhận được từ hai câu thơ: “Đừng sợ, bé em ơi, đừng sợ hãi/ Chúng ta cần phải sống” (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ tấn thảm kịch trong chiến tranh được tái hiện trong đoạn trích phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Ngày tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà, cảm xúc của Mị được Tô Hoài miêu tả như sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 8)

Phân tích số phận và sức sống của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu cảm: không cho điểm.

Câu 2:

Những từ/ cụm từ diễn tả thái độ, cảm xúc của con người trước sự hủy diệt của chiến tranh: hoảng hốt, rợn mình, đứng lặng, tê dại, kinh hoàng, ngực nghẹn, thương, bất lực, lặng lẽ.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng ít nhất 3 từ/ cụm từ ở đáp án: 0,5 điểm.

- Trả lời ít hơn 3 từ/ cụm từ : không cho điểm.

- Mỗi từ/ cụm từ sai trừ đi 0,25 điểm.

Câu 3:

Tác dụng của phép điệp trong những câu thơ: “Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm/ Thương ga xưa đã sập tan tành/Thương những chuyến lên đường xưa đã chết”

- Tạo âm hưởng dồn dập cho đoạn thơ

- Nhấn mạnh sự trào dâng cảm xúc thương xót trước cảnh đất nước và con người bị chiến tranh hủy diệt tàn khốc.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

- Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.

Câu 4:

Mỗi HS có thể rút ra một thông nhưng phải có cơ sở lí giải hợp lí, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được thông điệp: 0,5 điểm.

- Học sinh lí giải thuyết phục: 0,5 điểm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải nhận thức rõ ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Có thể theo hướng sau:

- Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trọn vẹn nhất, đất nước mới có thể phát triển toàn diện, thế giới mới có thể gắn kết... hòa bình là trạng thái, tâm thế sống thăng hoa nhất, nhân bản nhất của nhân loại.

- Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của nhân loại. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta

- Nhân loại đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho cả thế giới.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Số phận và sức sống của nhân vật Mị

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời.

Một người khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và vui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi. Mà ngay khi đời sống chưa mấy ổn định, ta vẫn có thể hạnh phúc vì thấy mình còn may mắn giữ được thân mạng này. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào (...) Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiền chứ có bao giờ đủ!.

(Hạnh phúc, trích trong Hiểu về trái tim – Minh Niệm)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Tìm từ / cụm từ trong đoạn trích thể hiện quan niệm của người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc ?

Câu 3. Qua đoạn trích, tác giả muốn phê phán loại quan niệm nào về hạnh phúc? Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: "không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về vấn đề: cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc?

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ qua đoạn trích sau:

Bà lão đặt bát đũa xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm lấy cái môi vừa khuấy vừa cười:

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm lấy cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

(Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 31)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Thao tác lập luận chính: bình luận

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh không trả lời đúng thao tác bình luận: không cho điểm.

Câu 2:

Từ / cụm từ trong đoạn trích thể hiện quan niệm của người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc: không cần chạy thục mạng đến tương lai, khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có, không cần quá nhiều tiện nghi, sống bình an và vui vẻ.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng 2 từ/cụm từ: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng 1 từ/ cụm từ: trừ 0.25 điểm.

Câu 3:

Qua đoạn trích, tác giả muốn phê phán: những người không ý thức được giá trị của những gì mình đang có, luôn chạy theo để tìm kiếm một thứ hạnh phúc không thật ở tương lai.

- Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

- Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.

Câu 4:

HS có thể đồng tình, không đồng tình... nhưng phải giải thích hợp lí, thuyết phục.

- Đồng tình, vì nếu chúng ta không bằng lòng với những gì đang có bây giờ, thì một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ không còn thỏa mãn với những thứ đạt được ở tương lai. Do vậy, cuộc tìm kiếm hạnh phúc sẽ là một cuộc rượt đuổi bất tận.

- Không đồng tình, vì con người cho dù sống trong hiện tại nhưng vẫn phải tin tưởng những điều tốt đẹp sẽ đến ở tương lai, có như vậy chúng ta mới nỗ lực cố gắng để cuộc sống ngày càng hoàn thiện hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:cần làm gì để có cuộc sống hạnh

phúc?

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc? Có thể theo hướng sau:

- Bằng lòng với những gì mình đang có

- Cháy hết mình với đam mê của bản thân

- Sống biết sẻ chia, yêu thương người khác...

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF