Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Na Dương. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.
TRƯỜNG THPT NA DƯƠNG |
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu
Anh/chị hãy đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
Trong cuốn Quá tải: kinh doanh du lịch bùng nổ, tác giả Elizabeth Becker gọi du lịch là ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo, một con dao hai lưỡi, hứa hẹn thu nhập và việc làm cho bên chủ nhà, và các trải nghiệm để đời cho bên khách, nhưng cùng lúc đó có sức tàn phá khủng khiếp với môi trường, văn hóa và cộng đồng.
Số phận các địa điểm du lịch tầm cỡ khác nhau của Việt Nam cũng tương tự ở Sapa. Ở vịnh Hạ Long, mỗi ngày 20.000 du khách được đưa đến và chuyển đi như gà con trên bang chuyền, sau khi trực tiếp xả thẳng phế thải của mình xuống dưới biển. Ở Phú Quốc, mùi nắng gió, mùi nước mắm, các đồn điền tiêu, những làng chài, tâm hồn và cá tính của hòn đảo, đang biến mất dần. Thay vào đó là chi chít hàng quán, biển hiệu rối rắm, như một thị trấn vô hồn bất kì nào khác. Người ta xẻ rừng quốc gia để đặt vào đó các lâu đài nhái kiểu cổ tích châu Âu chóp nhọn lòe loẹt xanh đỏ, những cây thông và bãi cỏ ôn đời lạ lẫm với khí hậu địa phương, biến một thiên đường nhiệt đới tự nhiên thành một “thiên đường” bê tông nhân tạo.
Du lịch đại trà là một hiện tượng toàn cầu, nhưng nó gây ra tác hại nhiều nhất ở các nước đang phát triển, vì sức chống cự của các nước này, cả về nguồn lực tài chính lẫn trình độ quản lý đều yếu kém hơn. Ở Ankor Wat, gần đây các ngôi đền bắt đầu bị lún vì mực nước ngầm hạ thấp do mức tiêu thụ của các khách sạn liên tục tăng lên. Ám ảnh nhất với tôi là Vang Viêng ở Bắc Lào. Nằm bên bờ sông Nam Song, được vây xung quanh bởi các dãy núi đá vôi trùng điệp, cái hang nhỏ duyên dáng và xinh xắn này bỗng nhiên trở thành nơi các thanh niên phương Tây tập kết để ăn chơi như không có ngày mai. Họ tụ tập ở các quán bar trải dài 4km dọc bờ sông, ăn pizza trộn với cần sa, nốc whisky đựng trong các bát ô tô nhựa, nhảy nhót trong tiếng nhạc rầm rầm, rồi nằm trong săm ô tô lao mình xuống nước xoáy để tiêu khiển. Sau mấy chục ca tử vong chỉ trong vòng một năm, chính phủ Lào phải ra tay dừng cuộc vui lại.
Mức sống chung cao lên, các đường bay giá rẻ ra đời, càng tạo điều kiện cho du lịch đại trà phát triển. Thậm chí, người ta bắt đầu sử dụng tới thuật ngữ “du lịch siêu đại trà” (mega mass tourism) để mô tả hiện tượng này. Dầu thế kỉ 21, Giáo hoàng Jonh Paul II phê phán du lịch đại trà là một hình thức bóc lột mới, nó “biến văn hóa các lễ nghi tôn giáo, và các lễ hội dân tộc thành các sản phẩm tiêu dùng” khi khách du lịch tìm tới những cái mới lạ một cách hời hợt và không muốn tiếp xúc thực sự với văn hóa bản địa.
Có thể dừng lại cỗ máy khổng lồ mang tên “phát triển” này được không? Tôi không chắc. Vì nó đang được đốt bởi lòng tham. Các doanh nghiệp thì tham lợi nhuận. Chính phủ thì tham tăng trưởng GDP. Các du khách thì tham các trải nghiệm mì ăn liền, tham được tưởng thưởng mà không phải lao động. Họ muốn “chỉ cần 15 phút để lên nóc nhà Đông Dương”, chụp selfie giữ rừng già mà vẫn đi guốc cao gót, nhẹ nhàng như vào Paris Deli.
Nhưng cũng như với mọi thứ khác trên đời, sự tham lam sẽ phá hủy hết. Lòng tham sẽ biến con ngỗng vàng mang tên du lịch thành một con quái vật. Các nhà chuyên môn đã nói nhiều về cú nổ bong bóng của các điểm đến sau thời kì tăng trưởng nóng vô độ. Với cách làm du lịch hiện nay, sẽ tới lúc Sapa giống muôn vàn những chỗ khác: vô bản sắc, ô hợp, nhân tạo và rẻ tiền. Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn, một sự thảm hại cho cả người ở đó lẫn người tới thăm.
(Theo Bức xúc không làm ta vô can – Đặng Hoàng Giang)
Câu 1: Đoạn văn bản trên có nội dung gì?
Câu 2: Văn bản có sự kết hợp của những thao tác lập luận nào?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 4: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy lí giải: tại sao du lịch bị xem là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo?
II. Làm văn
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về “nguy cơ con ngỗng vàng mang tên du lịch có thể biến thành một con quái vật” ở Việt Nam.
Câu 2:
So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” (SGK Ngữ Văn 11, Tập một, Nxb Giáo dục) của nhà văn Nam Cao và phần kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” (SGK Ngữ Văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục) của nhà văn Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Nội dung đoạn văn: Những tác ảnh, hưởng ảnh của du lịch đối với con người, môi trường, văn hóa (mặt trái của du lịch).
Câu 2:
- Các thao tác lập luận gồm:
+ Chứng minh: lấy dẫn chứng về sự xuống cấp ở các khu du lịch: Hạ Long, Sa Pa, Ankor Wat, Vang Viêng Bắc Lào.
+ Bình luận: những mặt trái của ngành công nghiệp du lịch
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật
- Biện pháp so sánh:
+ Ở Vịnh Hạ Long, mỗi ngày 20.000 du khách được đưa đến và chuyển đi như gà con trên băng chuyền, sau khi trực tiếp xả thẳng phế thải của mình xuống dưới biển.
+ Thay vào đó là chi chít hàng quán, biển hiệu rối rắm, như một thị trấn vô hồn bất kỳ nào khác. (xem lại giúp tớ cái này nhé)
- Biện pháp nhân hóa:
+ Tâm hồn và cá tính của hòn đảo đang biến mất dần.
+ Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng đa dạng, phong phú đã nói lên những tác hại ghê gớm của du lịch đối với cảnh quan tự nhiên, với bản sắc văn hóa của các vùng miền.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu
Đoạc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết để đạt được hạnh phúc.
Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó…. anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp.
Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp tòa lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.
Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao.
“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu “trong lúc đi xem thì anh cầm theo một muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”. Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái. “Sao?” ông hỏi “Anh đã thấy cái tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chứ?”. Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?” anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó. “Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngẫm cho kĩ những thứ tuyệt mỹ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”. Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy. “Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi”, nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi. “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.
(Nhà giả kim – Paulo Coelho, tr.50,51,52)
Câu 1: Đặt tên và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chi tiết “anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.
Câu 4: Nêu hai bài học mà anh/chị rút ra từ câu chuyện.
II. Làm văn
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Tên văn bản: Bí quyết để hạnh phúc.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
Câu 2:
- Chi tiết đó thể hiện khát vọng, mong muốn, sự kiên trì của anh con trai trong hành trình tìm cách để được hạnh phúc.
Câu 3:
- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ (hai giọt dầu).
=> Tác giả muốn nhấn mạnh, sống trong cuộc đời phải biết tận hưởng tận cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng đem đến nhưng cũng không quên gìn giữ, trân trọng những giá trị giản dị mà quan trọng của cuộc sống: gia đình, bạn bè,..
Câu 4:
- Hạnh phúc là do mỗi người vun trồng, xây dựng, không ai có có thể dạy chúng ta hạnh phúc.
- Hạnh phúc là khi được hưởng thụ mọi tinh hoa, vẻ đẹp trong cuộc sống nhưng cũng không quên đi những giá trị bền vững, cốt lõi nhất của mỗi người, đó chính là gia đình.
II. Làm văn
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
* Bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa của hạnh phúc
+ Khiến bản thân luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
+ Lan tỏa niềm hạnh phúc với mọi người xung quanh.
- Làm thế nào để hạnh phúc.
+ Biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Nhưng không vì vậy mà không ngừng nỗ lực, cố gắng.
+ Cân bằng giữa mọi thứ trong cuộc sống. Có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi cám dỗ trong cuộc đời.
+ Luôn trân quý những thứ tình cảm giản dị mà đẹp đẽ trong cuộc đời, như tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,…
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Hiện nay, ta đang sống trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên phần nào thoả mãn được nhu cầu của con người. Vì thế quan niệm về hạnh phúc cũng phần nào thay đổi.
- Nhưng hạnh phúc không phải chỉ là những điều to lớn mà còn nằm trong những việc gần gũi, giản dị hằng ngày mà đôi khi ta đã vô tâm mà bỏ lỡ. Vì thế, biết cách cảm nhận những rung động từ cuộc sống thường nhật đôi khi lại đem đến những niềm hạnh phúc rất dạt dào.
- Để niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn mỗi ngày, mỗi con người nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ tốt và một trái tim luôn rộng mở để có thể cảm nhận vẻ đẹp từ cuộc sống.
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào thơ Mới. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi, nhiều “đau thương” nhưng sức sáng tạo lại rất dồi dào, mạnh mẽ.
- Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những thi phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ lấy cảm hứng từ tấm bưu ảnh của một người con gái xứ Huế gửi cho ông khi ông đang trong tình trạng cô đơn, xa cách với tất cả. Nhưng nó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu đơn phương mãnh liệt mà vô vọng, là nỗi khát sống, niềm thiết tha gắn bó với cuộc đời của một thi sĩ gặp “hoạn nạn nơi trần thế” khi tuổi còn rất trẻ.
- Bài thơ được xếp trong tập Thơ Điên (sau đổi thành Đau thương).
- Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Hồn thơ của ông phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lình Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu
Đoạc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết để đạt được hạnh phúc.
Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó…. anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp.
Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp tòa lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.
Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao.
“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu “trong lúc đi xem thì anh cầm theo một muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”. Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái. “Sao?” ông hỏi “Anh đã thấy cái tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chứ?”. Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?” anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó. “Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngẫm cho kĩ những thứ tuyệt mỹ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”. Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy. “Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi”, nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi. “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.
(Nhà giả kim – Paulo Coelho, tr.50,51,52)
Câu 1: Đặt tên và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chi tiết “anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.
Câu 4: Nêu hai bài học mà anh/chị rút ra từ câu chuyện.
II. Làm văn
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Tên văn bản: Bí quyết để hạnh phúc.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
Câu 2:
- Chi tiết đó thể hiện khát vọng, mong muốn, sự kiên trì của anh con trai trong hành trình tìm cách để được hạnh phúc.
Câu 3:
- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ (hai giọt dầu).
=> Tác giả muốn nhấn mạnh, sống trong cuộc đời phải biết tận hưởng tận cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng đem đến nhưng cũng không quên gìn giữ, trân trọng những giá trị giản dị mà quan trọng của cuộc sống: gia đình, bạn bè,..
Câu 4:
- Hạnh phúc là do mỗi người vun trồng, xây dựng, không ai có có thể dạy chúng ta hạnh phúc.
- Hạnh phúc là khi được hưởng thụ mọi tinh hoa, vẻ đẹp trong cuộc sống nhưng cũng không quên đi những giá trị bền vững, cốt lõi nhất của mỗi người, đó chính là gia đình.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Na Dương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !