YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lộc Bình

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lộc Bình. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LỘC BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có là tiếng thở dài não ruột của một người đang ở nơi xa, hay ngay cả “tiếng vô thanh” của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn hối hả vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói nửa câu hay im lặng để ta tự suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân thành từ nơi trái tim… Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một không gian tĩnh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của mình.  Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lắng để ta nhận ra từng thái độ sống của mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn… Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình. Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó.

(Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào là “lắng nghe chính mình”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của sự im lặng.

Câu 2.

Suy nghĩ của anh/chị về quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 1). Liên hệ với nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập 1); từ đó trình bày nhận thức của anh/chị về mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích gồm: nghị luận, biểu cảm.

Câu 2:

- Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối ta sẽ nghe được “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống

Câu 3:

“Lắng nghe chính mình” có thể hiểu là:

- Lắng nghe để biết, để biết bản thân mong gì, muốn gì.

- Lắng nghe chính mình để sống thành thực với những cảm xúc của bản thân.

- Lắng nghe chính minh cũng là cách bạn hiểu được giá trị của bản thân với thế giới.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả

- Lí giải: Thấu hiểu bản thân là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tự che giấu, tự bao biện cho những mong muốn hoặc sai lầm của bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Im lặng là gì? Im lặng là trạng thái não và các dây thần kinh vẫn hoạt động bình thường nhưng con người không có bất cứ hành động, lời nói nào. Đó là khoảng không gian tĩnh mịch hoàn toàn.

⟹ Im lặng để lắng nghe, để thấu hiểu chính mình và những người xung quanh

* Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện của sự im lặng:

+ Im lặng là không tham gia tranh luận, không can thiệp vào sự việc nào đó.

+ Im lặng còn có thể được hiểu là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với những gì đang xảy ra xung quanh.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiết tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

 […]

Vì sao ta thiếu trách nhiệm?

Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách chốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.

Tôi phạm luật  vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…

Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?

(Trích Sống trách nhiệm – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? (Viết 01 đoạn văn khoảng 5-6 dòng)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà....

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm: Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Câu 3

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân. Vì vậy tác giả cho rằng “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất đi chính mình”.

Câu 4

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Trong cuộc sống, hãy là một người có trách nhiệm với bản thân, hãy nhận lỗi và sửa lỗi. Vì hành vi này của bạn sẽ giúp chính bạn trở lên đúng đắn, cao thượng, có tín ngưỡng chân chính và có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản thân mà trở nên lầm lỡ, từ bỏ cuộc sống tốt đẹp. Hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp

Phần II. Làm văn

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (…)

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”? 

Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phướng thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3:

- “Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào”

- Học là phương tiện tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc mình yêu thích và mong muốn.

- Khi tích lũy đủ tri thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lộc Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON