YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lê Duẩn

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lê Duẩn đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau: Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà

Câu 3. Anh/ chị hãy nêu một biểu hiện của người có bản lĩnh mà anh/ chị thấy trong cuộc sống

Câu 4. Anh/ chị có cho rằng: dám nghĩ, dám làm là người có bản lĩnh không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về điều bản thân cần làm để trở thành người có bản lĩnh.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Em trong đoạn thơ dưới đây:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt

Câu 2:

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Nhấn mạnh, khẳng định hậu quả của thiếu phương pháp trong việc thực hiện mục tiêu.

- Nêu 1 biểu hiện hợp lí.

- Ví dụ: Khi gặp một sự việc không như mong muốn, luôn bình tĩnh xem xét vấn đề ở góc độ tích cực để giải quyết, không dễ dàng buông xuôi, dám đấu tranh với cái ác, cái xấu…

Câu 3:

Thí sinh bộc lộ quan điểm của mình, nhưng có lí giải hợp lí.

Gợi ý:

- Đồng ý. Vì:

+ Dám nghĩ dám làm vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh.

+ Giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

Câu 4:

- Không đồng ý. Vì:

+ Không dám nghĩ, dám làm, sẽ không đủ tự tin, không đạt được thành công.

+ Thiếu bản lĩnh sẽ thành người nhu nhược, hay dựa dẫm.

+ Có hành vi lệch lạc, không đúng chuẩn mực đạo đức …

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thái độ sống của bản thân để thành công trong cuộc sống.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu cho sự bất hạnh.

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và có cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là sự có sẵn . “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mền.

Vậy cho nên , sự bình yên là thứ phải được thiết lập , và vì thế, có thể tái thiết lập. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẻ chia, bằng cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và mong mỏi quay về.

Thực hiện các yêu cầu sau:

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.15)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, chúng ta phải làm gì để thiết lập sự bình yên cho gia đình?

Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Tôi tin rằng , mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và có cả sự bình yên không ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm để gia đình luôn được bình yên.

Câu 2 (5.0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích sau:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự , vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con những lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…biết rằng chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngẩng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ được…Thôi thì bổn phận bà là mẹ , bà đã chẳng lo lắng được cho con.. May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng , nhẹ nhàng bảo với “nàng dâu mới”

- Ừ, thôi thì các con phải duyên, phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.

Tràng thở phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn khẽ ho một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời.

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng mày liệu mà bảo ban nhau làm ăn. Rồi ra may ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,tr. 28, 29)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

Theo đoạn trích, chúng ta phải: Bằng một nụ cười xoa dịu, một câu nói vị tha, sự yêu thương nhẫn nhịn, trái tim sẻ chia, nắm tay thấu hiểu, giọt nước mắt, để thiết lập sự bình yên.

Câu 3:

Tác giả cho rằng “sự bình yên không phải có sẵn”, bởi sự bình yên, niềm vui, hạnh phúc chỉ được tạo ra khi các thành viên trong gia đình có sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu, thông cảm với những vui buồn trong cuộc sống của nhau.

Câu 4:

- Học sinh trình bày quan điểm đồng tình/ không đồng tình hoặc đồng tình một nửa.

- Lí giải hợp lý, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần làm để gia đình bình yên.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nững điều cần làm để gia đình bình bình yên. Có thể triển khai theo hướng:

- Mỗi người cần có ý thức xây dựng chốn bình yên cho mình, cần phải biết yêu thương, sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu, đùm bọc lẫn nhau, cần nâng niu trân trọng, giữ gìn hạnh phúc.

- Cần ý thức mình là thành viên quan trọng của gia đình trong việc thiết lập sự bình yên.

- Cần sống có trách nhiệm, giàu lòng nhân ái, đề cao và bảo vệ chốn bình yên của mình.

- Học tập, phấn đấu để tạo niềm vui, niềm tự hào cho mái ấm bình yên.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận :

Tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”và đoạn trích

* Nội dung: Tâm trạng bà cụ Tứ được thể hiện trong đoạn trích:

- Ai oán xót thương cho số kiếp của Tràng; tủi thân, xót phận cho chính mình.

- Thấu hiểu, đồng cảm cho cảnh ngộ của của người vợ nhặt;

- Mừng vui khi Tràng có vợ; khuyên bảo, an ủi, động viên và gieo rắc niềm tin, sự lạc quan cho vợ chồng Tràng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Cách đi đứng, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc… của bạn đều phản ánh cách nghĩ của chính bạn. Một hình dạng bề ngoài nhếch nhác, luộm thuộm là sự thể hiện ra bên ngoài của một suy nghĩ cẩu thả, hời hợt; trong khi một dáng đi quả quyết, đầu ngẩng cao là biểu hiện của một sức mạnh tiềm ẩn và một sự tự tin lớn vào bản thân. Bạn là sản phẩm của chính ý nghĩ của bạn. Bạn tin bạn là người như thế nào, bạn sẽ là như thế ấy.

Ý nghĩ là nguồn gốc của mọi thành công, mọi phát minh và khám phá, mọi của cải vật chất và tất cả các thành tựu của nhân loại. Không có ý nghĩ sẽ không có thuốc men, không có những viện bảo tàng, công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, không có những vở kịch và những tác phẩm vĩ đại, cũng không có cả những tiện nghi vật chất hiện đại cho chúng ta hôm nay – và thực tế là, cũng không có sự tiến bộ qua các chế độ xã hội từ thời sơ khai của con người.

Ý nghĩ của bạn – hay lực chi phối – quyết định tính cách, nghề nghiệp và toàn bộ cuộc sống hàng ngày của bạn. Một nhà hiền triết nào đó nói rằng: “Ý nghĩ làm con người mạnh mẽ hơn hay hủy hoại anh ta”. Và khi bạn nhận ra rằng không một hành động hay phản ứng nào, bất kể tốt hay xấu, mà không bắt nguồn từ một ý nghĩ, thì khi đó bạn mới thấy rằng câu ngạn ngữ “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay câu nói của Shakespeare “Không có gì tốt hoặc xấu; tốt, xấu nằm ở suy nghĩ của con người mà thôi” mới khôn ngoan làm sao !”.

(Trích “Sức mạnh niềm tin” – Claude M. Bristol – Vương Bảo Long dịch)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, những biểu hiện nào phản ánh cách nghĩ của mỗi người ?(0,5 điểm) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: Ý nghĩ làm con người mạnh mẽ hơn hay hủy hoại anh ta” (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Không có gì tốt hoặc xấu; tốt, xấu nằm ở suy nghĩ của con người mà thôi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm):

Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Suy nghĩ làm nên con người bạn.

Câu 2 (5.0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của cây xà nu trong đoạn trích:

Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thắng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng (...) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tầm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng..

(Trích Rừng xà nu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.38)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt nghị luận/phương thức nghị luận

Câu 2:

Những biểu hiện nào phản ánh cách nghĩ của mỗi người: Cách đi đứng, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc…

Câu 3:

Câu văn: Ý nghĩ làm con người mạnh mẽ hơn hay hủy hoại anh ta được hiểu là:

- Khi một con người có suy nghĩ tích cực, suy nghĩ đó sẽ tạo ra niềm tin, truyền động lực để anh ta trở nên mạnh mẽ.

- Ngược lại, khi một người có suy nghĩ tiêu cực thì đó sẽ trở thành chướng ngại, trì kéo anh ta, làm cho anh ta rơi vào trạng thái tự ti, yếm thế và cuối

cùng dẫn đến thất bại.

Câu 4: Thí sinh được tự do lựa chọn quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một nửa nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.Sau đây là gợi ý:

+ Thế giới xung quanh được nhìn nhận và đánh giá theo lăng kính chủ quan của mỗi người, và tùy vào thái độ sống, trạng thái cảm xúc mà con người có cái nhìn khác nhau về ngoại cảnh.

+ Khi một con người có suy nghĩ tiêu cực, yếm thế, họ sẽ nhìn mọi thứ một cách u ám, tiêu cực.

+ Ngược lại, nếu con người có suy nghĩ tích cực,chủ động, họ sẽ thấy mọi thứ tươi đẹp, lạc quan.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nêu quan điểm về vấn đề: Suy nghĩ làm nên con người bạn.

c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng để triển khai nhưng cần bám sát trọng tâm vấn đề. Có thể triển khai theo ý sau:

- Mỗi con người sinh ra đều có những tố chất ,hoàn cảnh sống khác nhau, và từ đó dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá và suy nghĩ khác nhau.

- Suy nghĩ luôn là yếu tố đầu tiên, định hướng hành động, tạo nên thói quen, hình thành tính cách.

- Vì vậy, nếu bạn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ một cách đẹp đẽ, trở thành con người sống lạc quan và gặt hái được thành công; ngược lại, nếu suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ tự ti, chán nản, thất vọng… dần dần sẽ hủy hoại cuộc đời của chính mình.

- Nhận thức được rằng “suy nghĩ tạo nên con người”, chúng ta cần phải học cách suy nghĩ tích cực, đúng đắn.

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

a) Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh: có đầy đủ bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: về vẻ đẹp của cây xà nu trong đoạn

“Trong rừng ít ….che chở cho làng...”

c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng triển khai vấn đề nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết đúng trọng tâm. Cần đáp ứng những nội dung sau:

* Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm " Rừng xà nu"

* Phân tích hình ảnh cây xà nu trong đoạn trích

- Vẻ đẹp sinh học: tươi tốt, khỏe khoắn, ham ánh nắng, lao thẳng lên bầu trời, giàu sức sống…

- Gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lê Duẩn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON