YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Kim Liên

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Kim Liên đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT KIM LIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngừng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận.Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”.Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụi bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn một tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai phía trước.

(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo trí thức trẻ 05/04/2017)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình?

Câu 4. Anh, chị có đồng tình với quan niệm: Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thau đổi bản thân.

Câu 2:

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ). Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ – SGK Ngữ văn 12 – NXB GD)? Từ đó liên hệ với nhân vật viên quản ngục (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, NXB GD) để thấy được quan điểm của mỗi tác giả khi khắc họa nhân vật không được sống là chính mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng.

Câu 3:

- “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình”

- Con người luôn có xu hướng tự che giấu và tự bao biện cho những lỗi lầm, sai trái của chính mình. Khi vấp ngã họ thường tìm cách lẩn tránh, thay vì đối mặt, thường thỏa mãn với những gì mình đã có. Bởi vậy, rào cản lớn nhất để vươn đến thành công không phải những chông gai trong cuộc sống mà là chính bản thân họ. Bởi vậy, vượt qua bản thân con người sẽ dễ dàng đi đến đích của sự thành công.

Câu 4:

- Nếu đồng ý, có thể lí giải:

+ Trong cuộc sống cơ hội vụt đến rồi vụt đi rất nhanh, nếu không biết chớp thời cơ, chần chừ sẽ bỏ lỡ cơ hội thành công.

+ Liều lĩnh, dám thử sức là yếu tố cơ bản nhất để ta vượt lên những giới hạn của bản thân và đạt được thành công.

- Nếu phản đối, có thể lí giải:

+ Mọi việc cần phải suy xét kĩ lưỡng trước khi hành động, bởi chỉ cần vội vàng, hấp tấp trong một câu nói, một cử chỉ có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn.

+ Xem xét sự vật, sự việc kĩ lưỡng để hiểu về chúng trước khi hành động sẽ đem lại cơ hội thành công lớn hơn.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Sự thay đổi: là những biến chuyển về suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… trong mỗi cá nhân khác so với giai đoạn trước.

=> Thay đổi là điều quan trọng và cần thiết để ta thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới.

* Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa của sự thay đổi

+ Thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống mới.

+ Thay đổi để không ngừng làm mới bản thân, phát hiện ra những tiềm năng vốn có bị ẩn kín do bản tính rụt rè, sợ hãi.

+ Thay đổi, táo bạo, dám thử sức là cợ hội để vươn đến thành công.

- Dẫn chứng

- Thay đổi nhưng không có nghĩa là đi ngược lại, bỏ đi những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Thay đổi nhưng đồng thời cũng cần bảo lưu những nét tốt đẹp trong nhân cách, thay đổi để hướng bản thân đến sự hoàn thiện hơn

* Liên hệ bản thân: Em đã có sự thay đổi như thế nào?

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Ông có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch từng gây tiếng vang rất đặc biệt trên sân khấu nước nhà những năm đầu của công cuộc đổi mới.

- Lưu Quang Vũ viết vở kịch này từ năm 1981, đến năm 1984 vở kịch mới được công diễn và công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và ngoài nước.

2. Phân tích

2.1. Giải thích

- Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

- Câu nói xuất hiện trong cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.

- Câu nói cho thấy bi kịch không được sống là chính mình của nhân vật Trương Ba. Bi kịch của nhân vật chính là bi kịch không được sống là chính mình.

2.2. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba

a. Khái niệm “bi kịch”

- Bi kịch là trạng thái tinh thần tiêu cực, nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng với hiện thực dẫn đến tâm trạng buồn chán, đau khổ, bất lực.

b. Giới thiệu nhân vật Trương Ba:

- Hiền đức, có tâm hồn cao khiết, sống mẫu mực: yêu vợ, thương con, quý cháu, tốt bụng với láng giềng,…

- Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ.

- Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khoáng hoạt, thâm sâu, dũng mãnh ⟶ khí chất, nhân cách con người.

* Tình huống bi kịch của nhân vật:

- Do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu: gạch sổ nhầm ⟶ chết oan.

- Được sống lại: hồn Trương Ba, da hàng thịt ⟶ khập khiễng, trớ trêu, nghịch cảnh éo le

=> Đối mặt với những đau khổ, dằn vặt.

c. Bi kịch của nhân vật:

* Bi kịch bị tha hóa:

- Trong độc thoại ở đầu tác phẩm:

+ Nhiễm thói xấu: ham uống rượu, thích bán thịt, không mặn mà với chơi cờ, những nước cờ của ông giờ thật “ti tiện” – tính cách con người ảnh hưởng.

+ Bị bọn trương tuần hạnh họe.

+ Con trai không còn tôn trọng bố, muốn bán vườn để có vốn mở cửa hàng thịt, vì: ông Trương Ba bây giờ ăn 8,9 bát cơm chứ không phải 2,3 bát như xưa.

=> Chán chỗ ở không phải của mình, sợ thân thể kềnh càng, thô lỗ của mình, muốn thoát khỏi nó dù chỉ một ít phút.  “Ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy” ⟶ bế tắc, mất phương hướng, đau khổ tột cùng; căng thẳng, u uất, bức bách. “Đứng vụt dậy” – không chịu đựng đc nữa, phải hành động để tự giải thoát mình. “Không, không, tôi không muốn sống như thế này mãi!” ⟶ khát vọng dồn tụ.

- Trong đối thoại với xác hàng thịt: Hồn có phụ thuộc vào xác ko?

+ Khi hồn muốn thoát khỏi xác:

  • Xác tuyên chiến trước bằng giọng nhạo báng, mỉa mai “ông không thoát ra khỏi tôi đc đâu, 2 ta đã hòa vào làm một rồi,…”.
  • Hồn: Không tin “ta vẫn giữ được một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”, xác chỉ là xác thịt âm u, đui mù, lời nói của bản năng, của con thú, không chi phối được hồn.
  • Xác: Phủ nhận: cảm xúc khi ông đứng cạnh vợ tôi, trước các món ăn, tát thằng con ông tóe máu mồm, máu mũi,… ⟶ thô bạo.
  • Hồn: Đổ tội cho xác “tại mày”
  • Xác: nhân nhượng, nhún nhường, ra vẻ buồn rầu, rủ Trương Ba tham sự trò chơi tâm hồn – đổ hết tội lỗi cho tôi để giữ sĩ diện của kẻ nhiều chữ với điều kiện phải chiều chuộng những đòi hỏi của xác.
  • Hồn: lời nói không đồng ý, vẻ mặt bần thần chấp nhận, vì không thể làm khác ⟶ đuối lí, cuối cùng ko nói nên lời, chỉ bật ra những lời đứt quãng.

=> Từ hăng hái, quyết liệt trở thành đuối lí, chủ động tách khỏi xác ⟶ bần thần nhập lại vào xác ⟶ thua cuộc.

- Xưng hô: ta – mày ⟶ anh.

=> Hồn có phụ thuộc vào xác. Đó còn là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ý thức – bản năng trong mỗi chúng ta. Nếu chúng ta để phần bản năng chiến thắng ⟶ đánh mất phần người 

=> Mỗi người phải biết đấu tranh hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tốt đẹp.

* Bi kịch bị chối từ:

- Đối thoại với vợ:

+ Vợ: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là người làm vườn ngày xưa”: quan tâm đến vợ hàng thịt, không quan tâm đến cu Tỵ - chơi thân với cái gái – cháu nội ông – đang ốm sắp chết ⟶ muốn bỏ đi.

+ Hồn Trương Ba: hiểu nỗi đau của vợ - bản thân cũng khổ sở “ngày mẹ chôn ba cũng không khổ như bây giờ” ⟶ ngồi xuống ôm đầu – bế tắc, không lối thoát.

- Đối thoại với cái Gái – cháu nội:

+ Cháu: “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy” “ông không phải là ông nội tôi” ⟶ “cút đi, lão đồ tể”

+ Hồn Trương Ba: run rẩy, khổ đau

- Đối thoại với con dâu:

+ Con dâu: “mỗi ngày thầy một lệch lạc, mất mát, đổi khác, nhòe mờ dần đi” không nhận ra nữa ⟶ giữ thầy ở lại chỉ khi thầy lại là thầy ngày xưa.

+ Hồn: mặt lặng ngắt như tảng đá, …

=> Đau khổ nhất là gia đình từ chối. Thừa nhận xác đã thắng thế. ⟶ Cao trào của bi kịch.

d. Ứng xử của hồn Trương Ba:

- Thái độ của hồn Trương Ba:

+ Không chấp nhận buông xuôi, khẳng định mạnh mẽ khát vọng.

+ Xin cho cu Tỵ sống lại.

+ Chấp nhận cái chết.

- Bị thử thách: nhập vào xác cu Tỵ

+ Lợi ích: hàng thịt và cu Tỵ sống lại, có cuộc đời dài phía trước,..

+ Hồn Trương Ba phân tích: không biết cư xử như thế nào với người thân, khi mọi người chết chỉ còn chỉ mình bơ vơ, không thể cướp đi linh hồn non nớt… 

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có là tiếng thở dài não ruột của một người đang ở nơi xa, hay ngay cả “tiếng vô thanh” của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn hối hả vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói nửa câu hay im lặng để ta tự suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân thành từ nơi trái tim… Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một không gian tĩnh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của mình.  Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lắng để ta nhận ra từng thái độ sống của mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn… Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình. Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó.

(Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào là “lắng nghe chính mình”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của sự im lặng.

Câu 2.

Suy nghĩ của anh/chị về quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 1). Liên hệ với nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, tập 1); từ đó trình bày nhận thức của anh/chị về mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích gồm: nghị luận, biểu cảm.

Câu 2:

- Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối ta sẽ nghe được “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống

Câu 3:

“Lắng nghe chính mình” có thể hiểu là:

- Lắng nghe để biết, để biết bản thân mong gì, muốn gì.

- Lắng nghe chính mình để sống thành thực với những cảm xúc của bản thân.

- Lắng nghe chính minh cũng là cách bạn hiểu được giá trị của bản thân với thế giới.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả

- Lí giải: Thấu hiểu bản thân là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tự che giấu, tự bao biện cho những mong muốn hoặc sai lầm của bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Im lặng là gì? Im lặng là trạng thái não và các dây thần kinh vẫn hoạt động bình thường nhưng con người không có bất cứ hành động, lời nói nào. Đó là khoảng không gian tĩnh mịch hoàn toàn.

⟹ Im lặng để lắng nghe, để thấu hiểu chính mình và những người xung quanh

* Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện của sự im lặng:

+ Im lặng là không tham gia tranh luận, không can thiệp vào sự việc nào đó.

+ Im lặng còn có thể được hiểu là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng với những gì đang xảy ra xung quanh.

- Giá trị của sự im lặng

+ Im lặng là khoảng thời gian giúp chúng ta tĩnh tâm, suy nghĩ lại những hành động của bản thân và rút ra cho mình những bài học cuộc sống.

+ Im lặng cũng là lắng nghe những người xung quanh để hiểu họ hơn, đó là một cách quan tâm đặc biệt, giúp bạn có cách ứng xử phù hợp với các cá thể khác trong xã hội.

- Nhưng im lặng không có nghĩa là thơ ờ, vô trách nhiệm trước cái xấu, cái ác.

- Trước những hiện tượng tiêu cực chúng ta vẫn cần lên tiếng để bảo vệ công lý và lẽ phải.

* Liên hệ bản thân: Sự yên lặng đem đến cho em những lợi ích gì?

Câu 2:          

1. Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Chặng đường sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – năm 1983 in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1. Giới thiệu nhân vật Phùng

- Phùng là một người lính của một thời rực lửa anh hùng.

- Trở về thời bình, anh là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, một người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp, có tâm với cuộc đời và luôn day dứt về thiên chức của mình.

2.2. Quá trình nhận thức của nhân vật

* Nhận thức qua hai phát hiện ban đầu:

- Phát hiện về cái đẹp, cái thiện: “Cái đẹp chính là đạo đức”.

- Phát hiện về cái xấu, cái ác đằng sau cái đẹp, cái thiện.

=> Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở tầm xa, khi qua sát với cái nhìn hời hợt

=> Cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện.

=> Phê phán vị trưởng phòng, phê phán những quan điểm nghệ thuật đang tồn tại nhan nhản trong thời kì trước đổi mới – nghệ thuật vô tâm, không quan tâm đến đời sống con người. Người nghệ sĩ phải thay đổi, trước hết là thay đổi tư tưởng.

* Nhận thức qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài:

- Cuộc đời và con người rất phức tạp đòi hỏi người nghệ sĩ phải dấn thân, phải dùng cái tâm của mình để cảm nhận, khám phá mới thấu hiểu hết được.

* Nhận thức mới khi đứng trước tấm ảnh của chiếc thuyền ngoài xa:

 - Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

2.3. Liên hệ với nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Huy Tưởng là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.

- Vũ Như Tô là một trong những vở kịch nổi tiếng của ông.

* Phân tích nhận thức của Vũ Như Tô: Vũ Như Tô sai lầm trong nhận thức và hành động.

- Mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài. Đó chính là tiền bạc, công sức của nhân dân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt hơn

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lượt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả, những người thường xuyên đọc sách văn học có khả năng gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy giải thích ý kiến “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng””.

Câu 4: Từ đoạn trích anh/chị rút ra 02 bài học cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Câu 2 (5.0 điểm)

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả  năng thấu cảm, cảm thông và  nhìn  nhận sự việc từ  nhiều góc độ.  Ngược  lại,  những  cá  nhân  có  khả  năng  thấu  cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Câu 3: Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” hiện nay  gây ảnh hưởng đến sự  phát triển trí tuệ  và  cảm xúc  của chúng ta.

Câu 4: Có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải hợp lí thuyết phục.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Yêu cầu về nội dung:  Có thể làm theo hướng sau:

- Đồng tình với ý kiến trên:

+ Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi  sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại...

+ Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

- Không đồng tình với ý kiến trên:

+ Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.

+ Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.

- Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên.

Câu 2: 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

2. Phân tích

2.1. Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn văn trên

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

* Chân dung, lai lịch

- Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt, đối xử.

+ Không được chia ruộng đất.

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo.

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra.

+ Thân hình to lớn vập vạp.

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.

b. Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên

* Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ trong người cảm thấy dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra

=> Tâm trạng ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ:

+ Nhà cửa được dọn sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

+ Thấm thía cảm động

+ Bỗng thấy thương yêu, gắn bó

+ Vui sướng, phấn chấn

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà.

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Có lẽ chính những hạnh phúc khi có một gia đình khiến Tràng có những khát khao đổi đời ở phần cuối truyện. Tràng bắt đầu quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới lần khuất, ẩn hiện trong tâm trí Tràng. Đó là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng.

* Nghệ thuật:

- Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

- Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, đưa ngông ngữ đời sống của người dân vào trang văn. Vì vậy nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

2.2. Liên hệ với sự thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở

a. Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo:

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Phải đến Nam Cao, trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa mới thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác của nó.

- Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Giới thiệu nhân vật Chí Phèo:

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất ⟶ lương thiện đích thực:

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba Bá Kiến gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục ⟶ có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người nông dân lương thiện.

- Sau đó chính cái xã hội tàn ác đã đẩy Chí vào con đường tha hóa, biến Chí thành thằng lưu manh.

c. Phân tích sự đổi thay của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở:

- Chính cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và Chí Phèo đã đánh thức Chí khỏi những cơn say triền miên:

- Thức tỉnh tính người qua bát cháo hành của Thị Nở:

+ Khi đón nhận bát cháo hành và những cử chỉ săn sóc của Thị Nở, Chí Phèo bâng khuâng.

+ Ngạc nhiên và cảm động (“mắt ươn ướt”) vì đây là lần đầu tiên được đàn bà cho, đây là lần đầu tiên Chí Phèo được ăn cháo, lần đầu được săn sóc bởi bàn tay đàn bà.

- Thức tỉnh tình người – biểu hiện cao nhất là tình yêu:

+ Thấy Thị Nở có duyên ⟶ bản chất của tình yêu.

+ Khao khát chung sống với Thị Nở ⟶ đích đến của tình yêu chân chính.

+ Không còn kinh rượu nữa nhưng cố uống cho thật ít; trở nên hiền lành đến khó tin.

=> Sức mạnh cảm hóa của tình yêu.

- Thức tỉnh khát vọng người: Khát vọng hoàn lương. Thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn.

- Cuối cùng, định kiến xã hội cũng đã giết chết Chí, Chí không có cơ hội được sống một cuộc đời tử tế mà hắn tự liễu đời mình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Kim Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF