YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Bàu Bàng

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Bàu Bàng đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BÀU BÀNG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn.

Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” - “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này (…).

Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé ! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.

(http://ttvn.vn/nhip-song/mo-rong-doi-mat-truoc-cuoc-doi-rong-lon-ban-se-nhan-lai-dieu-gi). 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, thế giới hiện đại đang phát triển quá nhanh, nếu chúng ta chậm chân thì hậu quả sẽ ra sao ?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh / chị hãy cho biết để theo kịp sự phát triển của thế giới hiện đại thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì ?

Câu 4. Lời khuyên “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình” có ý nghĩa như thế nào đối với anh / chị ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự cần thiết phải mở rộng tầm nhìn trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm):   

Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 111)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận

Câu 2.

Theo đoạn trích, thế giới hiện đại đang phát triển quá nhanh, nếu chúng ta chậm chân thì:

- Bị tụt hậu lại phía sau;

- Bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày;

- Không thể bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình.

Câu 3. Để theo kịp sự phát triển của thế giới hiện đại thì mỗi người chúng ta cần phải:

- Mở rộng tầm nhìn;

- Dấn thân trải nghiệm;

- Luôn khát khao bám đuổi cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận thử thách để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình.

Câu 4. Lời khuyên “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình” có ý nghĩa như thế nào đối với anh / chị.

Đây là câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể có quan điểm khác nhau, dưới đây là một vài gợi ý:

- Lời khuyên trên có ý nghĩa như một lời thôi thúc bản thân biết cách đối diện và vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

- Lời khuyên đồng thời cũng có ý nghĩa nâng cao nhận thức của bản thân, không chấp nhận dừng lại ở giới hạn bé nhỏ chật hẹp của mình, luôn có khát vọng bứt phá, vươn lên phía trước.

II. Làm văn

Câu 1.

Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài làm của học sinh phải đảm bảo thể thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn bằng nhiều hình thức lập luận như diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,…

- Diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

- Bài làm của học sinh phải đúng trọng tâm theo yêu cầu của đề: sự cần thiết phải mở rộng tầm nhìn trong bối cảnh xã hội hiện nay.

- Học sinh tự do đưa ra nhiều lí lẽ và hướng lập luận khác nhau, miễn là giải quyết được yêu cầu của đề.

- Dưới đây là một gợi ý về hướng tổ chức đoạn văn và một số ý cơ bản nên có:

- Xã hội đang tiến nhanh trong xu thế mở rộng giao lưu hội nhập, toàn cầu hóa mọi phương diện đời sống. Trong bối cảnh đó việc mở rộng tầm nhìn sẽ trở nên hết sức cần thiết.

- Mở rộng tầm nhìn trước hết là để học hỏi, đúc rút tri thức, kinh nghiệm, mở mang tầm hiểu biết của bản thân, thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của chính mình. Mở rộng tầm nhìn để chớp lấy cơ hội thể hiện mình, cơ hội phát triển.

- Mở rộng tầm nhìn ko chỉ cần thiết đối với mỗi cá nhân, mà còn cần thiết đối với mọi quốc gia dân tộc.

- Việc mở rộng tầm nhìn lấy hết sức cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhưng cũng cần phải giữ được bản sắc của cá nhân cũng như của cộng đồng dân tộc mình, và việc mở rộng tầm nhìn luôn phai hướng về một cuộc sống, một xã hội tiến bộ, văn minh hiện đại.

Sáng tạo: Đoạn văn được viết một cách chặt chẽ; có lí lẽ sắc bén; diễn đạt rõ ràng, giàu chất văn và giàu cảm xúc.

Yêu cầu về kĩ năng: 

Học sinh biết vận dụng tổng hợp các kỹ năng làm văn để viết bài văn hoàn chỉnh; kết cấu bài viết chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

---(Để xem tiếp đáp án những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. (2) Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. (3) Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? (4) Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? (5) Không hẳn. (6) Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta đang quay quanh Mặt trời. (7) Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. (8) Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. (9) Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. (10) Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. (11) Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.

(Trích Tôi tư duy, tôi thành đạt - John Maxwell)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn trích trình bày ý theo cách nào trong các cách sau đây? (0,5 điểm)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Móc xích

D. Song hành

E. Tổng – phân – hợp

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn từ câu (6) đến câu (9). (1,0 điểm)

Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là tư duy số đông? Anh/Chị ứng xử với tư duy số đông như thế nào? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?

Anh/Chị hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2. Cách trình bày ý của đoạn văn trên: E. Tổng – phân – hợp

Câu 3

- Phép lặp cấu trúc

- Tác dụng: Nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận, giọng điệu hùng biện lôi cuốn hấp dẫn thể hiện nhiệt huyết của người viết; tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu..

Câu 4

- Tư duy số đông là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số, của đại bộ phận tầng lớp trong xã hội về vấn đề, hiện tượng nào đó.

- Cách ứng xử với tư duy số đông:

  • Cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và có chính kiến riêng
  • Tránh a dua theo đám đông mà thiếu sáng suốt.
  • Tư duy số đông không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng cần lắng nghe để xác lập cho bản thân một cách nghĩ đúng và một cách làm đúng.

II. LÀM VĂN

Câu 1

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, sử dụng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?

c. Nội dung nghị luận: thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới dây là một số gợi ý về nội dung:

- Đồng tình: Nếu quan niệm thành công là sáng tạo, là tạo ra những khác biệt mang tính đột phá thì tư duy số đông nhiều khi lại tạo ra đường mòn, hạn chế tìm tòi trong suy nghĩ và hành động của con người. Khi đó, tư duy số đông sẽ là lực cản của thành công.

- Phản đối: Cũng có người quan niệm thành công là đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Trên con đường thực hiện mục tiêu, con người cần phải biết lắng nghe và khi đó có cách nhìn nhận, đánh giá của số đông cũng có những tác dụng nhất định: Thể hiện xu hướng, trào lưu phổ biến nào đó; cảnh báo tính khả thi của mục tiêu đặt ra; chỉ ra hướng tiếp cận với công chúng... Khi đó, tư duy số đông không phải là lực cản của sự thành công, ngược lại có ý nghĩa quan trọng với việc mang lại thành công.

- Vừa đồng tình, vừa phản đối:

  • Tư duy số đông là lực cản nếu con người chưa đủ năng lực tìm tòi cái mới, cái riêng cho suy nghĩ và hành động của mình. Con người sẽ bị lệ thuộc vào cách nghĩ, cách làm của số đông.
  • Tư duy số đông của có thể là lực đẩy, thôi thúc người ta tìm kiếm cách nghĩ, cách làm riêng, nỗ lực tìm tòi, kiến tạo những giá trị mới.

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,...

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật người đàn bà hàng chài

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật

  • Người đàn bà vô danh, ngoại hình thô kệch, số phận bất hạnh... là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ.
  • Tuy quê mùa thất học, sống cam chịu, nhẫn nhục nhưng chị rất sâu sắc thấu hiểu lẽ đời; giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung; thương yêu con vô bờ bến và biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

(Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)

Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu : “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.” (0,5 đ)

Câu 2. Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào? Nó có lợi ích gì? ( 0,5 điểm)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi (1 điểm)

Câu 4. Anh /chị có đồng tình với quan điểm “em không cứu mình thì ai cứu được em” không ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm):

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam) có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.

Anh/ chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của hai sự kiện đó trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phép tu từ được sử dụng trong câu: So sánh(sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…) và ẩn dụ ( Con bè trên dòng nước lớn ,sóng gió, giông bão).

Câu 2:

- Sống trong thế chủ động là: chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh.

- Ích lợi của sống chủ động: Nguyên tắc để đạt sự thành công, là điều kiện để thực hiện ước mơ.

Câu 3: Câu "Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi" được hiểu

- Không dám tích cực chủ động, trãi nghiệm, không dám hành động dấn thân vào thực tế thì không thể có thành tựu.

- Khuyên ta nên sống chủ động, tích cực trong học tập, lao động và rèn luyện.

Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến.

Ví dụ:

- Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số phận của mình, thành tựu của mình.

- Không đồng ý. Vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yêu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn…

- Vừa đồng ý vừ không đồng ý. Vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Dàn ý tham khảo

I. Mở bài

- Xác định vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay.

II. Thân bài

- Giải thích:

+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

  • Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết;
  • Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;
  • Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công;
  • Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. (D/c minh họa)
  • Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.

III. Kết bài

- Bài học: Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

b. Thân bài: Phân tích hai sự kiện và nêu ý nghĩa hai sự kiện

- Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra

+ Nguyên nhân: bị ép buộc vì món nợ của cha mẹ và vì bị A Sử lừa theo tập tục bắt vợ của người vùng cao.

+ Ban đầu Mỵ phản kháng, trốn về có ý định tự vẫn nhưng vì thương cha Mỵ đành trở lại nhà Pá Tra.

+ Chịu sự đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần dẫn đến mất hết ý thức về cuộc sống, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

+ Ý nghĩa: Phơi bày thực trạng của xã hội thực dân, phong kiến miền núi. Thể hiện sự cảm thông của tác giả trước số phận đau khổ của người dân miền núi dưới chế độ thực dân, phong kiến.

- Sự kiện cắt dây trói giải thoát A Phủ:

+ Hoàn cảnh: A Phủ vô ý để mất một con bò, bị Pa Tra trói đứng giữa trời đông giá rét.

+ Ban đầu Mỵ vô cảm trước cảnh A Phủ bị trói.

+ Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ Mỵ động lòng. Mỵ nghĩ đến bản thân mình, thương mình và thương người đồng cảnh ngộ; Mỵ nghĩ đến sự độc ác của cha con thống lý và ý thức sống trở về, nhận ra dấu hiệu về cái chết Mỵ càng thấy thương A Phủ hơn. Để cuối cùng tất cả trở thành hành đông quyết liệt: cắt dây trói, giải thoát cho A Phủ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Bàu Bàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF