Tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Tiên Du dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm thử đề thi theo cấu trúc của đề THPT Quốc gia chuẩn bị cho kì thi sắp tới thật tốt. Những đề thi này bao gồm các câu hỏi Đọc hiểu và Làm văn bám sát theo chương trình học của các em. Chúc các em sẽ có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THPT TIÊN DU
|
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ đem lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất : sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết
Câu 3. Tác giả cho rằng: Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó vì: chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết.
Câu 4.
- Đồng tình với quan điểm của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.
- Vì: Trong quá trình thử thách ta sẽ được tôi luyện ý chí, niềm tin, sự dẻo dai,… để vươn tới mục tiêu mà mình theo đuổi. Tất cả sự tôi luyện đó chỉ có được khi ta trải qua thử thách còn khi đã thành công thì không còn nữa. Bởi vậy, trong thử thách con người sẽ học hỏi được nhiều hơn
lúc thành công.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1.
a. Giới thiệu vấn đề
- Tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.
b. Giải thích:
- Trải nghiệm là:
=> Trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
c. Bình luận: - Ý nghĩa sự trải nghiệm đối với mỗi cá nhân:
+ Trải nghiệm đem lại cho mỗi cá nhân kinh nghiệm thực tế, trưởng thành trong suy nghĩ, hành động.
+ Trải nghiệm giúp mỗi chúng ta khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó lựa chọn con đường đúng đắn.
+ Trải nghiệm giúp con người tôi rèn ý chí, bản lĩnh, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công.
- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Mở rộng vấn đề:
+ Trải nghiệm là một điều quan trọng tất yếu đối với mỗi cá nhân. Đừng chỉ vì thành tích, thi cử, điểm số mà quên đi trải nghiệm cuộc sống bổ ích, lí thủ bên ngoài.
+ Con người đặc biệt là người trẻ tuổi cần trải nghiệm để khám phá thế giới và chính mình.
d. Tổng kết vấn đề
Câu 2:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần hai của bài thơ, là hồi ức của Quang Dũng về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
b. Thân bài- Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ:
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
- Với nét vẽ khỏe khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ, một đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn Tây Tiến và nhân dân địa phương. Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động.
- Cả doanh trại bừng sang dưới ánh lửa đuốc bập bùng, tưng bừng hân hoan như một ngày hội.
Trong ánh đuốc lung linh, kì ảo, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những cô gái Thái lộng lẫy, rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e thẹn, tình tứ trong vũ điệu đậm sắc màu dân tộc đã thu hút hồn vía của những chàng trai Tây Tiến.
- Cảnh chia ly trên sông nước
c. Kết bài:
- Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những giây phút bình yên hiếm có của thời chiến tranh. Đặc biệt là bốn câu thơ sau như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của cõi âm nhạc du dương; chất thơ, chất nhạc, chất họa thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không ai dạy cả. Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi... Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên ... Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kỳ tích.
...Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
Trang tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng. chọn vợ, chọn tương lai ... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta tưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chi vui khi có người tâng bốc, chi hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí một con chim trong nhiều lớp lồng.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả “bản năng mạnh mẽ nhất của con người” là gì?
Câu 3. Theo anh chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta đang đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng”?
Câu 4. Anh/ chị rút ra được bài học gì từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Từ văn bản phần Đọc hiểu anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (200 chữ) bày tỏ quan điểm về ý nghĩa của việc học kỹ năng sống để tồn tại.
Câu 2. Cảm nhận về đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét những biểu hiện của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Nhớ gì như nhớ người yêu Ta đi, ta nhớ những ngày
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.
Nhớ từng bản khói cùng sương Thương nhau, chia củ sắn lùi
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2.
Câu 2. Theo tác giả, bản năng mạnh mẽ nhất của con người là: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại
Câu 3. Tác giả lại cho rằng: “Chúng ta đang đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng” vì:
- Bản năng của gà rừng là sống độc lập, tự chủ dù cuộc sống của chúng rất khó khăn, vất vả.
- Chim trong lồng để nói về cuộc sống an nhàn, thụ động, mất tự do.
- Qua hai hình ảnh gà rừng và chim trong lồng tác giả muốn nói rằng: chúng ta đã đánh mất bản năng sống độc lập, chỉ ưa những gì sắp đặt sẵn, sống thụ động, lệ thuộc.
Câu 4. Học sinh tự rút ra những bài học ý nghĩa đối với bản thân dựa trên nội dung đoạn trích. Gợi ý: Bài học về sống chủ động, làm chủ cuộc đời;…
II. LÀM VĂN (7 diểm)
Câu 1.
a. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của học kĩ năng sống để tồn tại.
b. Giải thích:
Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống có hiệu quả; đó cũng là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh.
c. Bàn luận
- Kĩ năng sống là một trong những nhân tố quan trọng để mỗi con người có thể sinh tồn và phát triển trong xã hội hiện đại:
+ Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, không chỉ cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà còn phải rèn luyện kĩ năng sống để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sự là sống chứ không là tồn tại.
+ Kĩ năng sống giúp con người xử lí linh hoạt các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống
+ Không chỉ vậy, kĩ năng sống còn giúp chúng ta tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.
+ Những người có kĩ năng sống thường dễ vươn đến thành công trong cuộc sống.
- Không trau dồi kĩ năng sống, con người sẽ: thiếu tự tin, thiếu chủ động khi cuộc sống nảy sinh những vấn đề phức tạp. Khó vượt qua những vấp ngã, khó khăn, dễ dàng nản chí, bỏ cuộc, khó đạt được thành công.
- Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ vai trò, tâm quan trọng của kĩ năng sống. Từ đó thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng sống – kĩ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.
d. Tổng kết
Câu 2.
a. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Tố Hữu: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Việt Bắc”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát nội dung của đoạn thơ: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc.