YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Hữu Huân

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Hữu Huân dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN HỮU HUÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

 Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu

(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và săm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga... được gia chủ bày khá ngay ngan trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại....

… (2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: cần những chính sách để thay đối toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

… (3) Câu chuyên về cải “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu – Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

Câu 1. Đặt nhan đề cho đoạn trích, đồng thời chỉ ra phương thức lập luận chính của đoạn trích?

Câu 2. Mục đích của tác giả khi dẫn ra hai câu chuyện về tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái là gì?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ?”

Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nhận định về thực trạng đọc sách của giới trẻ Việt trong thời đại số.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng thành thật là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh. Qua việc phân tích khổ 5, 6, 7 thi phẩm Sóng, hãy bàn luận:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

 

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

- Đặt nhan đề cho văn bản, cần chú ý nêu được đề tài hoặc chủ đề của văn bản đó một cách ngắn gọn bằng một từ hoặc cụm từ.

Thông thường, nếu là văn bản nghệ thuật, có thể chọn đề tài, nhân vật truyện hoặc cảm hứng thơ làm nhan đề. Nếu là văn bản chính luận/báo chí, có thế lấy vấn đề, chủ đề hoặc luận điểm để làm nhan đề.

Gợi ý nhan đề cho văn bản:

+ Tủ rượu hay tủ sách?

+ Văn hóa đọc, làm sao để xây dựng?

+ Văn hóa đọc và câu chuyện phát triển đất nước

+ Câu chuyện về văn hóa đọc của người Việt

+ …

Câu 2.

Tác giả dẫn ra câu chuyện về tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái nhằm những mục đích cụ thể:

+ Đưa ra hai dẫn chứng thể hiện cho văn hóa của hai dân tộc: người Việt đang khoe mẽ, khoe của cải vật chất; người Do Thái “khoe” tủ sách để thể hiện niềm tự hào và gieo hạt tri thức.

+ Từ đó, liên hệ với trình độ phát triển của hai dân tộc, kết nối với vấn đề văn hóa đọc của người Việt, nhằm bộc lộ quan điểm của mình về vấn đề xây dựng văn hóa đọc cho người Việt nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng.

Câu 3.

Tác giả cho rằng: “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ” bởi vì:

+ Người lớn, thưòng là thế hệ từ trung niên trở đi, đã trải qua nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, họ đã xây dựng những thói quen tư duy, họ cổ hữu hơn và khó thay đổi.

+ Thế hệ trẻ thì khác, chúng linh hoạt và năng động, chúng luôn cởi mở với những tư duy mới nên chúng dễ tiếp thu và làm quen với những thay đổi.

+ Hơn nữa, thế hệ trẻ chính là chủ nhân một tương lai không xa của dân tộc, đất nước, thay đổi thế hệ trẻ cũng đồng nghĩa với thay đổi đất nước.

Câu 4.

Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày được bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn về thông điệp đó.

Bài học/Thông điệp: xây dựng thói quen đọc sách; coi trọng tri thức là chìa khóa để thay đối đất nước; cần nhìn ra thế giới, so sánh và tìm ra điều cần thay đổi của đất nước để có những bước tiến mạnh mẽ trong tương lai;...

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

+ Khoảng thời gian trước, người Việt nói chung đang đọc sách rất ít: khoảng 2,5 cuốn sách/năm. Giới trẻ Việt Nam có tỷ lệ đọc sách nhiều hơn nhưng lại chủ yếu là sách giáo khoa và các sách truyện.

+ Nguyên nhân bởi người trẻ tuổi ở Việt Nam ít có thói quen đọc sách, họ thích công nghệ, internet và giao tiếp xã giao hơn. Họ cởi mở và thích trò chuyện thay vì tập trung vào một cuốn sách.

+ Tuy nhiên, những năm gần đây, hình ảnh người trẻ Việt Nam đọc sách ngày càng phổ biến hơn, nội dung sách được lựa chọn cũng phong phú và đa dạng hơn, chuyển biến với chiều hướng tích cực.

+ Người trẻ có ý thức về sách thật, sách bản quyền.

- Vì sao có được sự thay đổi tích cực đó?

+ Chủ quan: nhu cầu giao tiếp và trao đổi qua các trang mạng xã hội chạm đến ngưỡng bão hòa, giới trẻ sẽ tự hạn chế thời gian lướt web và tìm đến sách khi nhận ra giá trị thực của sách.

+ Khách quan:

- Sách phong phú nội dung và bắt mắt về hình thức.

- Các phương pháp giáo dục và tuyên truyền đọc sách đạt hiệu quả.

Phản biện

- Đọc sách có thực sự khiến đất nước phát triển khi những tri thức cơ bản đều có trên mạng?

+ Đọc sách không phải chỉ trau dồi tri thức mà góp phần xây dựng tính cách: sự điềm đạm, ý thức ham học hỏi, tôn trọng giá trị trí tuệ, học hỏi những phẩm chất tốt đẹp từ sách,...

+ Đọc sách không chỉ là thói quen, nó là một văn hóa, văn hóa coi trọng tri thức và người tạo ra tri thức.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Chủ động xây dựng thói quen đọc sách cho bản thân và cho những người xung quanh bằng những hành động nhỏ: đọc sách mỗi ngày, chia sẻ về cuốn sách hay, những thư viện sách mini trong nhà, trong lớp, trong công ty, trong cửa hàng,...

Câu 2:

Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết họp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

Giải thích ý kiến bàn luận

- Thành thật là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh: thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật. Chị không quanh co, không giấu giếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm và suy nghĩ của chị: một trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha, một hồn thơ nhạy cảm, nhiều những lo âu, bất an, cũng lắm tha thiêt với những khát vọng, day dứt. Hay nói cách khác, đọc thơ Xuân Quỳnh phân nào đó ta hiểu được con người nhà thơ. Tiếng thơ mà đã hoá tiếng lòng, nói hộ con người chị.

Tiếng lòng trong khổ 5 – nỗi nhớ

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

- Hai câu đầu đã vẽ nên không gian của sóng. Và đó cũng là nỗi nhớ, khi mãnh liệt ập ào trào dâng lên mặt với bao cồn cào cháy bỏng, khi lại sâu lắng, lặn vào trong với bao tha thiết, lắng đọng. Đó là nỗi nhớ bờ lan tỏa cả không gian.

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Sóng nhớ bờ, nỗi nhớ đuợc đo bằng ngày, đêm. Dù là ngày hay đêm, nỗi nhớ đó vẫn luôn dào dạt, luôn thuờng trục, mạnh mẽ. Đó là nỗi nhớ đã phủ chiếm cả thời gian.

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

- Sóng cũng đồng hiện trong em, nỗi nhớ em cũng như sóng, lan tỏa cả không gian, phủ chiếm cả thời gian.

- Trong bài thơ Sóng, đây là khổ thơ đặc biệt nhất xét về mặt dung lượng. Nếu các khổ khác chỉ với 4 dòng, thì khổ thơ này có tới 6 dòng thơ. Và hai dòng thơ này, như muốn nhấn mạnh thêm, làm đủ đầy hơn nỗi nhớ trong em. Nếu sóng chỉ dừng lại trong nỗi nhớ không gian và thời gian, thì nỗi nhớ của em còn xuất hiện
trong một thế giới nữa: thế giới của tâm hồn. Dù là thức hay mơ, nỗi nhớ vẫn hiện hữu. Hay nói cách khác nỗi nhớ đã chiếm trọn.

Tiếng lòng trong khổ 6 - sự thuỷ chung

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam”

- Phương Bắc – Phương Nam: hai phương trái ngược như kéo dài thêm khoảng cách, như mở rộng hơn không gian cách trở. Các động từ: “xuôi”“ngược” làm gia tăng thêm những gian truân trong cuộc hành trình.

- Có thể nói, trong tình yêu, trở ngại lớn nhất là khoảng cách. Dân gian có câu “xa mặt cách lòng”, nếu tình yêu không đủ vững vàng, khoảng cách sẽ là kẻ thù giết chết tình yêu.

- Ý thơ cũng đã gợi lên nhịp thở của thời đại lúc bấy giờ, khi mà những cuộc chia li màu đỏ diễn ra, khi mà cả nước đang tiếp sức, tiếp lửa cho tiền tuyến, là khi những đôi lứa phải yêu nhau trong xa cách: kẻ bắc người nam.

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

- Nếu khoảng cách là trở ngại, thì khi vượt qua được trở ngại đó, tình yêu sẽ càng bền vững. Chỉ khi bản lĩnh trước thách thức, tình yêu mới vững bền.

- Và sự vững bền trong tình yêu, để tình yêu đi được đến đích, cần phải có sự thủy chung son sắt. “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương" chính là lời khẳng định sự thủy chung, kiên định vững vàng của em với anh, dành cho anh.

- Nếu xét về địa lý, có phương Bắc, phương Nam, thì với em có phương anh. Phương anh tất nhiên không phải phưong hướng địa lý, mà là phương hướng của trái tim. Đó là lời khẳng định: dẫu xuôi ngược giữa bao la vô tận: chỉ có phương anh mới là bến bờ hạnh phúc.

Tiếng lòng trong khổ 7 - niềm tin

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

- Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Song, người phụ nữ luôn tha thiết yêu đời này vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc trong trương lai. Vừa tự động viên, an ủi mình, tác giả vừa tin vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”.

- Có thể nói, kiếm tìm được tình yêu đích thực của cuộc đời đã khó, để tình yêu đi đến đích, đến bến bờ hạnh phúc lại càng gian nan, lại càng đòi hỏi sự bản lĩnh, sự thủy chung, niềm tin vững vàng, sắt đá.

- Bài thơ viết theo thể 4 câu 5 chữ rất dễ để thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ. Trong tình yêu sao không có phút trăn trở, giận hờn, thương nhớ. Nhưng xưa nay, trong thơ tình, nhất là thơ của các nữ sĩ người ta thường chỉ bắt gặp sự nhẹ nhàng, yếu đuối, thầm kín chứ ít ai thấy sự mạnh mẽ, mãnh liệt, niềm tin sắt đá, cùng với quyết tâm đi đến cùng trong hành trình tình yêu, phải chăng chính vì điều này mà phong cách thơ Xuân Quỳnh đã nổi rõ và khẳng định thêm sức mạnh của “phái yếu”.

Bài làm mẫu:

Tình yêu là đề tài muôn thuở của nhân loại, là cung đàn muôn điệu làm rung động bao trái tim yêu để từ đó ngân lên thành lời thơ cho nhân gian. Mỗi một nhà thơ đều có những cảm nhận khác nhau về tình yêu: một Tago đầy triết lý ngụ ngôn; một Puskin nồng nàn và cao thượng, một Xuân Diệu rạo rực, đắm say, vồ vập; một Hàn Mặc Tử say đắm mà bơ vơ… .Và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của một tâm hồn người phụ nữ luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị. Có lẽ vì thế mà có ý kiến đã cho rằng: Thành thật là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua khổ 5, 6 và 7 của thi phẩm:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

 

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Bài thơ Sóng ra đời năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ về vùng biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình, lúc này thì bản thân nhà thơ cũng vừa trải qua một sự đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968.

Thành thật là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh: thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật. Chị không quanh co, không giấu giếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm và suy nghĩ của chị: một trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha, một hồn thơ nhạy cảm, nhiều những lo âu, bất an, cũng lắm tha thiết với những khát vọng, day dứt. Hay nói cách khác, đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người nhà thơ. Tiếng thơ mà đã hoá tiếng lòng, nói hộ con người chị. Khổ thơ số 5 đã nói lên nỗi lòng của một người phụ nữ nhớ người mình yêu da diết, đó là xúc cảm trong thế giới nội tâm phong phú, được thi nhân giãi bày:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

“Lòng sâu”, “mặt nước”  là không gian của sóng, và đó cũng là ẩn dụ cho nỗi nhớ, khi mãnh liệt ập ào trào dâng lên mặt với bao cồn cào cháy bỏng, nhưng có khi nó lại lắng sâu, da diết, miên man. Ai từng yêu mà chưa từng nhớ? Nỗi nhớ nhung thật kỳ diệu, làm cho ta biết tình cảm dành cho đối phương nhiều đến chừng nào. Hình ảnh con sóng “dưới lòng sâu” – “trên mặt nước” cũng cho ta hình dung về nhịp đập của con tim thổn thức, nhớ mong. Và như vậy nỗi nhớ đã bao phủ khắp cả không gian. Sóng nhớ bờ, sóng chẳng ngủ, dào dạt, cuồn cuộn tiến về bờ dù ngày hay đêm. Sóng cũng đồng hiện trong em, nỗi nhớ em cũng như sóng, lan tỏa cả không gian, phủ chiếm cả thời gian. Nhưng nếu sóng chỉ dừng lại trong nỗi nhớ không gian và thời gian, thì nỗi nhớ của em còn xuất hiện trong một thế giới nữa: thế giới của tâm hồn. Dù là thức hay mơ, nỗi nhớ vẫn hiện hữu. Hay nói cách khác nỗi nhớ đã chiếm trọn cả tâm hồn, ý nghĩ... Và có lẽ chính Em cũng bất ngờ trước sức mạnh của nỗi nhớ. Nỗi nhớ về anh bồi hồi khi em thức, đi vào trong giấc ngủ và len lỏi cả vào trong giấc mo. Và như vậy, nỗi nhớ dường như tồn tại ngoài mọi giới hạn của: không gian, thời gian, tâm hồn – ý nghĩ khó có thể điều khiển, kiểm soát. Trong tình yêu, nỗi nhớ chính là xúc cảm mạnh nhất. Đó là yếu tố để tình yêu dâng nhịp đập, khi tình yêu đã không còn nỗi nhớ, tình yêu đồng thời đã chết.

Khổ 6 là sự thuỷ chung trong tình yêu:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

“Phương Bắc” – “Phương Nam”, hai phương trái ngược như kéo dài thêm khoảng cách, như mở rộng hơn không gian cách trở. Các động từ “xuôi” – “ngược” càng làm gia tăng thêm những gian truân trong cuộc hành trình. Nhưng xét trong hoàn cảnh sáng tác, phương Bắc – phương Nam không chỉ có ý nghĩa biểu tượng, nó còn là thực tế, là hai phương trời xa xăm mà chiến tranh đã chia ngăn. Nếu khoảng cách là trở ngại, thì khi vượt qua được trở ngại đó, tình yêu sẽ càng bền vững. Chỉ khi bản lĩnh trước thách thức, tình yêu mới vững bền. Cho nên, điệp từ “dẫu xuôi” – “dẫu ngược” như khẳng định vào sự kiên định, vào sự bản lĩnh của Em. Em chấp nhận những thách thức lớn nhất trong tình yêu đôi ta: đó là khoảng cách. Dẫu đi phương trời nào, dẫu cha ông từng khuyên nhủ: xa mặt thì cách lòng, và thực tế là mỗi phương trời, em đều gặp gỡ những con người mới, nhiều điều mới lạ, nhiều những bất ngờ, nhiều những cám dỗ... và ở đó, không có anh. Nhưng em hiểu, tình yêu đi được đến đích, cần phải có sự thủy chung son sắt. “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng vê anh một phương" chính là lời khẳng định sự thủy chung, kiên định vững vàng của em với anh, dành cho anh. “Phương anh” tất nhiên không phải phương hướng địa lý, mà là phương hướng của trái tim. Đó là lời khẳng định: dẫu xuôi ngược giữa bao la vô tận, chỉ có phương anh mới là bến bờ hạnh phúc.

Và khổ thơ thứ 7, tiếp tục là sự trải lòng về những dự cảm, nhưng trên tất cả là niềm tin bất diệt vào tình yêu:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.

Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ, đó là quy luật ngàn đời. Nhìn những con sóng tới bờ bến sau hành trình dài thử thách, Em cũng ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc trong tương lai. Đó cũng là lời tự động viên, an ủi mình, dù biết còn bao trắc trở, nhưng Em tin tưởng tình yêu to lớn, mãnh liệt và chân thành của mình sẽ chiến thắng. Ý thơ con sóng sẽ tới bờ được viết trước, cảm nhận trước ý thơ: dù muôn vời cách trở, cho thấy người viết không phải tin vào tình yêu bằng niềm tin mù quáng, không phải là một tâm hồn còn mộng mơ, chưa trải nhiều sóng gió, nhìn đời chỉ bằng con mắt màu hồng. Nhân vật trữ tình luôn biết để tình yêu đến được bến bờ, sẽ phải qua, và đã trải qua những sóng gió. Nhưng điều quan trọng là niềm tin về tình yêu, về hạnh phúc đích thực chẳng bao giờ mất đi, không bao giờ dập vùi dù sóng gió đã nhiều lần nhấn chìm, vỗ đập. Viết Sóng, Xuân Quỳnh cũng vừa trải qua những đau đớn, đổ vỡ, nhưng trái tim yêu ấy vẫn thổn thức không thôi, vẫn tin bất diệt vào tình yêu và đích đến. Điều đấy mới đáng quý và đáng trân trọng xiết bao!

Bài thơ viết theo thể 4 câu 5 chữ rất dễ để thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ. Trong tình yêu sao không có phút trăn trở, giận hờn, thương nhớ. Nhưng xưa nay, trong thơ tình, nhất là thơ của các nữ sĩ người ta thường chỉ bắt gặp sự nhẹ nhàng, yếu đuối, thầm kín chứ ít ai thấy sự mạnh mẽ, mãnh liệt, niềm tin sắt đá, cùng với quyết tâm đi đến cùng trong hành trình tình yêu, phải chăng chính vì điều này mà phong cách thơ Xuân Quỳnh đã nói rõ và khẳng định thêm sức mạnh của “phái yếu”.

Sóng ra đời cách đây gần 30 năm nhưng độ nồng nàn, đắm say của nó vẫn không phai giảm trong lòng người. Đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người nhà thơ. Trong cuộc sống thi sĩ cũng tận tuy với con cái, yêu thương chúng rất mực, hết lòng vì chúng, với chồng cũng vậy, một người vợ thuỷ chung và đảm đang, về thơ Xuân Quỳnh và con người Xuân Quỳnh, Võ Văn Trực nói: “Điều đáng quý ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ với bạn bè, với xã hội và trong cả tình yêu. Chị không quanh co, không giấu giếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm và suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ, ta có thế biết được khá kĩ đời tư của chị. “Thành thật, đây ỉà cốt lõi của thơ Xuân Quỳnh”.

Trong biến lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết bao con sóng tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi để mọi nguời đi tìm lời giải đáp. Hãy sống thành thực, sống là đuợc yêu, yêu là sống hết mình với cuộc đời vốn rất nhiều yêu thuơng này. Đọc Sóng, ta càng thêm tin tuởng vào những điều tốt đẹp đó!

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Có bao giờ chủng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chủng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh lỉnh bé nhỏ làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này.

Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống.

Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này.

(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương)

Câu 1. Đặt tên nhan đề cho đoạn trích, đồng thời chỉ ra những phép liên kết được sử dụng?

Câu 2. Tác giả đã định nghĩa như thế nào về khái niệm công dân toàn cầu?

Câu 3. Anh/cị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh?”

Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn 200 chữ với nhan đề: Giá trị của tình yêu thương.

Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo bức tranh tứ bình Việt Bắc:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1.

- Đặt nhan đề cho văn bản, cần chú ý nêu được đề tài hoặc chủ đề của văn bản đó một cách ngắn gọn bằng một từ hoặc cụm từ.

Thông thường, nếu là văn bản nghệ thuật, có thể chọn đề tài, nhân vật truyện hoặc cảm hứng thơ làm nhan đề. Nếu là văn bản chính luận/báo chí, có thể lấy vấn đề, chủ đề hoặc luận điểm để làm nhan đề.

Gợi ý nhan đề cho văn bản:

+ Làm sao để yêu thương cả thế gian?

+ Tình yêu thương trong cuộc sống.

+ Tình yêu thương không có biên giới lãnh thổ.

+ Cứu thế gian này bằng những yêu thương.

+ Để có một thế giới đầy lòng yêu thương.

+ …

- Các phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn trích nhằm đảm bảo tính lôgic và mạch lạc cho văn bản:

+ Phép nối: quan hệ từ “Và…”, “Nhưng…”

+ Phép lặp: lặp lại một số từ ngữ: “công dân toàn cầu”, “chúng ta”, “yêu thương”, “thế gian”

+ Phép thế: dùng đại từ để thay thế cho từ ngữ: “đó”, “đấy”

+ Phép liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thế giới và lòng yêu thương: công dân, nhân loại, trái đất, tình yêu thương,…

Câu 2.

Theo tác giả, bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian, và yêu thương cả thế gian này có thể được biểu hiện qua tình yêu thương đối với mảnh đất bạn đang đứng, một cái cây bạn đang ngắm nhìn hay một người đang bên cạnh bạn.

Câu 3.

Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày quan điểm cá nhân và bàn luận ngắn gọn về quan điểm đó.

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

Gợi ý:

Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh là một quan điểm đúng đắn. Bởi lẽ, với bản chất của một con người giàu lòng yêu thương, bạn sẽ tự nhiên thấy gắn bó với những người quanh mình. Và nếu giữa bạn và họ có những khúc mắc, bản chất yêu thương sẽ cho bạn lòng vị tha và khoan dung. Bất kỳ một trái tim lớn nào cũng cần được nuôi dưỡng từ những mạch máu bé nhỏ của tình yêu thương.

Câu 4.

Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày được bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn về thông điệp đó.

Bài học/Thông điệp: tình yêu thương sẽ hàn gắn thế giới; hãy biết mở lòng và yêu thương; hãy mở lòng và yêu thương những con người xung quanh mình; yêu thương nhân loại không phải là một ước mơ hão huyền;…

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

Giải thích                                                                                                                                            

- Tình yêu thương là tình cảm tự nhiên của con người, được hình thành và bồi đắp qua những cảm xúc, lời nói, suy nghĩ và hành động quan tâm, chăm sóc, muốn sẻ chia đối với vật hay người.

Phân tích                                                                                                                                            

- Tình yêu thương có giá trị gì trong cuộc sống?

+ Tình yêu thương nuôi dưỡng những điều tốt đẹp trong cuộc sống (dẫn chứng).

+ Tình yêu thương là sự cho đi, nó mang lại hạnh phúc cho người khác.

+ Tình yêu thương cũng là sự nhận lại, bạn trao yêu thương, bạn nhận lại yêu thương và cũng nhận lại những giá trị cao quý cho mình: cảm giác hạnh phúc, bình an; lòng vị tha,…

+ Tình yêu thương biểu hiện từ những điều nhỏ bé (yêu bản thân, yêu gia đình, yêu một ngôi nhà, một dòng sông,…) đến những tình yêu vĩ đại (yêu dân tộc, yêu nhân loại,…)

- Vì sao cần bối đắp lòng yêu thương?

+ Vì lòng yêu thương là bản chất của con người, nhưng cần được nuôi dưỡng, bồi đắp thương xuyên như mạch máu nuôi dưỡng trái tim.

+ Vì xã hội này còn đầy rẫy những ghẻ lạnh, ganh ghét,... mang lại những trạng thái và trải nghiệm tồi tệ. Tình yêu thương sẽ chữa lành những điều đó, mang lại một thế giới tốt lành hơn.

Phản biện                                                                                                                                           

- Tình yêu thương có thể khiến bạn yếu đuối?

+ Nếu bạn có một trái tim giàu yêu thương, tức là bạn có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Bạn có thể có những cảm xúc buồn khổ khi nhận thấy những điều chưa tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Yêu thương là cảm xúc, cuộc sống còn cần cả lý trí.

→ Yêu thương và lý trí vốn không mâu thuẫn mà nó hỗ trợ nhau, chỉ cho bạn con đường giúp thế gian này tốt đẹp hơn.

Liên hệ                                                                                                                                                

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Bồi đắp lòng yêu thương ngay từ những suy nghĩ và hành động nhỏ: yêu thương nơi mình sống, yêu thương gia đình và những người bạn,...

Câu 2.

Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thế hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:                                                                                                                  

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Mỗi bông cỏ may như mũi kim nhỏ dệt đan tấm vải ký ức, nhắc một việc nhân hậu trong quá khứ, nhắc một cái quàng vai ấm áp, nhắc một lời động viên đúng lúc đúng người... Nên người cho dẫu đi xa nhưng vẫn như sống cùng ngày mới, cùng vui buồn đang tới, cùng những mạnh mẽ vụng dại của người đang sống.

Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương.

Khi không gian thông tin càng mở rộng, con người có xu hướng cảm thấy ngạt thở trước dòng thác cuồn cuộn rác rến, tin tức tiêu cực. Những điều đó cộng hưởng thành chất xúc tác góp vào quá trình xây đắp những định kiến, những nghi kỵ, những mất lòng tin. Tất thảy cuối cùng làm xói mòn tất cả. (1) Khiến người lầm lũi đi qua nhau. Khiến bố lẩm lũi tránh khi giữa đường gặp chuyện bất bằng. Khiến mẹ tự biết “bé cái mồm” khi khựng lại trước những gì chướng tai gai mắt. Khiến em nghĩ và tin rằng không còn ai tin vào nước mắt. Khiến anh biết sai quấy mà vẫn cho qua. Khiến chị vô cảm đi về mỗi ngày, chừng nào những đau đớn chưa chạm đến người thân ruột thịt cận kề.

Không còn tin có điều tốt trên đời là trạng thái còn đáng sợ hơn cái chết. Không còn tin có người tốt trên đời là cảm xúc của trước ngày tận thế. Trạng thái thiếu vắng niềm tin sẽ xói mòn, sẽ ăn mòn tâm hồn con người mỗi ngày còn hơn cả những bệnh tật thế chất, còn hơn cả những axit mạnh nhất. Nhất là đến một ngày không còn ai nghĩ đến gieo hạt nữa, bởi trong tâm đã thiếu vắng niềm tin về mùa màng đơm hoa kết trái.

(Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Nêu ngắn gọn chủ đề của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì ăn mòn tâm hồn con người. Hậu quả của điều đó?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của phép liên kết hình thức sử dụng trong đoạn văn bản (1) được in nghiêng.

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Không còn tin có điều tốt trên đời là trạng thái còn đáng sợ hơn cái chết”.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Bàn luận về ý kiến: Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương.

Câu 2. Cảm nhận về nhân vật Phùng khi người nghệ sĩ đối diện với những phát hiện đầy những bất ngờ trên bãi biển buổi sớm mai, trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

Chủ đề của văn bản trên là: Hãy luôn vững tin và ươm gieo những hạt mầm tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 2.

Theo tác giả, điều ăn mòn tâm hồn con người chính là trạng thái thiếu vắng niềm tin, không còn tin tưởng vào điều tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó dẫn đến hậu quả là không còn ai muốn gieo hạt mầm, tức là không ai làm những việc tốt đẹp nữa, người ta sẽ trở nên thờ ơ, lãnh đạm.

Câu 3.

Đoạn văn dùng phép lặp từ ngữ và lặp cấu trúc ngữ pháp.

Tác dụng:

+ Giúp lời văn có sự liên kết, lôgic và mạch lạc.

+ Làm nổi bật ỷ tác giả muốn nhấn mạnh: hậu quả của sự nghi kỵ, mất lòng tin chính là những hành động vô cảm, dè chừng của mọi người với nhau.

Câu 4.

Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày quan điểm cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn.

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8-10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

Gợi ý:

Niềm tin là vàng. Không còn tin có điều tốt trên đời quả thực là trạng thái còn đáng sợ hơn cả cái chết. Thật vậy, chết là tất cả đều sẽ đến hồi kết thúc, còn mất lòng tin là tâm hồn chết trong một cơ thể vẫn đang còn sống, khiến người ta không còn thấy ý nghĩa của cuộc sống. Cùng là căn bệnh ung thư, người có niềm tin vui sống và chiến đấu với bệnh tật; người mất niềm tin quay lưng với mọi người, chờ đợi cái chết trong đau đớn. Hãy mở lòng và đón nhận mọi âm vang của cuộc đời đi thôi!

II. LÀM VĂN

Câu1.

Yêu cầu chung:

-Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

• Yêu cầu cụ thể:

Giải thích                                                                                                                                                   - Gieo hạt mầm: sự cho đi, trao gửi/ khơi ý nghĩ đẹp, nói lời hay hoặc làm việc tốt.

- Tỏa hương: cuộc sống trở nên tươi đẹp, hạnh phúc.

=> Chủ động tạo ra điều tốt đẹp sẽ khiến cuộc sống chính chúng ta ý nghĩa hơn.

Phân tích                                                                                                                                                   

Phản biện

Câu 2.

Yêu cầu chung:

Yêu cầu cụ thể:

- Giới thiệu tác giả - tác phẩm                                                                                                                 

- Cảm nhận về nghệ sĩ Phùng qua hai phát hiện tại bãi biển

Bàn luận                                                                                                                                                  

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF