YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lý Thái Tổ

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lý Thái Tổ dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không  biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

Câu 3: Vì sao hạt mầm thứ hai lại nằm im và chờ đợi?

Câu 4: Bài học được rút ra cho chúng ta qua câu chuyện trên?

II. LÀM VĂN

Câu 1: Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy  nghĩ của anh/chị về bản lĩnh của con người trong cuộc sống.

Câu 2: Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong những đoạn thơ sau:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88-89)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Câu 1.

I     Câu 1 (NB)

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu  tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2 (TH)

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về câu hỏi tu từ.

Cách giải:

-     Biện pháp điệp - điệp từ và điệp cấu trúc câu, ẩn dụ, nhân hóa.

-     Tác dụng: nhấn mạnh diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất, gợi lối sống mạnh mẽ, đam mê hành động, cống hiến và tận hưởng; khiến câu văn gợi hình ảnh, biểu cảm và giàu nhịp điệu.

Câu 3 (TH)

Phương pháp: Đọc kỹ, tìm ý.

Cách giải:

Hạt mầm nằm im và chờ đợi vì: hạt mầm sợ nơi tối tăm, sợ đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay, sợ bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch nên nằm im cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Câu 4 (TH)

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Bài học rút ra:

+ Cuộc sống luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận thử thách.

+ Dám thực hiện ước mơ vì cuộc sống đích thực có ý nghĩa với chính mình và cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Phương pháp:

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Bản lĩnh của con người trong cuộc sống.

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu:

-     Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

-     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

a.   Nêu vấn đề:

b.   Bàn luận:

-     Bản lĩnh là khả năng, đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm.

-     Cuộc sống con người cần có bản lĩnh vì đó là quá trình quyết tâm kiên cường không ngại  khó khăn gian khổ.

-     Người bản lĩnh luôn có sự can đảm, tự tin, ý chí nghị lực mạnh mẽ…những phẩm chất cần thiết để dám nghĩ, dám làm, dám thành công, dám là chính mình… là chỗ dựa đáng tin cho những người xung quanh.

-     Phân biệt bản lĩnh với liều lĩnh, phê phán lối sống hèn nhát, adua…

c. Đánh giá, mở rộng:

Câu 2

Phương pháp:

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong đoạn thơ.

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

I. Mở bài

-     Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.

-     Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

-     Khái quát nội dung của đoạn trích: tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

II. Thân bài

* Cảm nhận về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ

-     Tinh thần bi tráng (mang hai yếu tố bi và tráng) là những mất mát đau thương nhưng vẫn mang màu sắc hào hùng, là đặc điểm của hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng tái hiện trong hai đoạn thơ khi nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực gian khó, thiếu thốn nhưng không phải để bi lụy mà nhằm ngợi ca tinh thần chiến đấu, xả thân của anh bộ đội cụ Hồ.

-     Tinh thần bi tráng được thể hiện qua sự khẳng định những hiện thực trên chặng đường hành quân, nơi khốc liệt chiến trường nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ vững lí tưởng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp bi tráng hào hùng.

+ Hai câu thơ ở đoạn 1 bài thơ: Bi thương bởi hiện thực nghiệt ngã về giây phút nghỉ chân hiếm hoi, nỗi nhọc mệt, sự hi sinh giữa cuộc hành quân: dãi dầu không bước nữa…gục lên súng mũ Hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách bỏ quên đời, hiến dâng đời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước.

* Đánh giá

III. Kết bài:

-     Vẻ đẹp hình tượng người lái đò.

-     Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho  người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2. Thông hiểu

Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?

Câu 3. Thông hiểu

Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 4. Vận dụng

Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau. Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục tr.89)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Câu 1.

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

-     Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

-     Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, động lòng trước những cảnh ngộ khó khăn, éo le, bất hạnh.

- Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…

Câu 3.

Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải.

Cách giải:

Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật  nguyền, sự vất vả và cái chết.

Bởi vì:

-     Tuổi già (mỗi khi con gặp một cụ già): lớp người đi trước, tuổi cao mà sức yếu, cần được nâng đỡ, nhường bước cung kính.

-     Tình mẹ con (một người đàn bà đang bế con): tình cảm thiêng liêng, vĩ đại. Nếu không biết kính trọng, ta chỉ là kẻ vô nhân, không xứng đáng được gọi tiếng mẹ.

-     Kẻ tật nguyền (một người què chống nạng): những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng.

-     Nỗi khổ (một kẻ khó) và Sự vất vả (một người đang còng lưng gánh nặng): nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương, cần được quan tâm, nâng đỡ. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

-     Cái chết (một gia đình đang tang tóc): sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người.

=> Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính, Biết kính trọng những điều đó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn,…

Câu 4.

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần:

-     Biết yêu thương, quan tâm, nâng đỡ những cảnh đời bất hạnh, không vô cảm trước con người

-     Không làm ra những chuyện hung bạo, những hành xử thiếu văn hóa và tình người, những hành động vô nhân tính,…

II. LÀM VĂN

Câu 1

Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Sự tử tế trong cuộc sống. Phân tích, lí giải, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giải thích.

- Tử tế: Tử là chuyện nhỏ bé, tế là chuyện bình thường

      -> Tử tế là tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường.

- Người tử tế với việc làm tử tế là con người lương thiện, có việc làm đúng đắn, tốt đẹp ngay từ việc nhỏ bé, đời thường.

=> Tử tế là giá trị đẹp đẽ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng.

2. Bàn luận.

- Ý nghĩa của sự tử tế:

- Biểu hiện của sự tử tế:

+ Biết yêu thương, giúp đỡ, cho đi mà không cần đền đáp.

+ Không gian dối, vụ lợi, sống đúng lương tâm.

3. Bàn luận mở rộng.

-     Tử tế phải xuất phát từ lòng tốt chân thành, không phải hình thức bề ngoài.

-     Tử tế phù hợp hoàn cảnh, không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi.

-     Phê phán người sống thiếu tử tế, ích kỉ, giả dối.

4. Bài học nhận thức và hành động.

-     Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự tử tế. Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, từ ý thức cá nhân.

-     Sống tử tế mỗi ngày, trong mỗi lời nói, hành động, ứng xử.

      Câu 2:

Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến”. Nhận xét bút pháp hiện thực, lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

I. Mở bài

-     Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.

-     Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

-     Khái quát nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượng đoàn binh Tây Tiến. Đoạn thơ vừa đậm chất hiện thực, vừa điển hình cho bút pháp lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

II.  Thân bài

1.   Khái quát chung

-     Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ - nỗi nhớ, khắc họa vẻ đẹp người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng, hào hùng với sức mạnh và lí tưởng và sự hi sinh cao cả mà cội nguồn là lòng yêu nước.

-     Hình tượng người lính Tây Tiến tiêu biểu cho vẻ đẹp người lính chống Pháp.

2.   Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

a. Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn.

- Người lính xuất hiện trực tiếp trên cái nền hoang vu hiểm trở và thơ mộng của Tây Bắc với một vẻ đẹp độc đáo, kì lạ. Lính Tây Tiến hiện ra oai phong và dữ dội khác thường. Nhưng ẩn sau cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, một tâm hồn đầy mộng mơ: mộng lập công, mơ về Hà Nội với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

b. Vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp

-     Thực tế gian khổ thiếu thốn làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi tóc (vệ trọc). Quang Dũng không hề che giấu sự thực tàn khốc đó. Song, họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, lẫm liệt, hùng tráng. Sau vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng dữ oai hùm.

3. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

- Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi nói  về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không né tránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang chờ đợi người lính: Rải rác biên cương mồ viễn xứ

III. Kết bài:.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

[1]  Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và  chịu đựng của  bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và  hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể  đã dày công nuôi dưỡng.

[2]  Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biến mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và  chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào  chiếc ghế của sự thành công.

[3]  Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng  ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi...

(Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45,7.8.2021)

Câu 1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Nhận biết

Theo tác giả, căn bệnh than vãn sẽ để lại hậu quả gì cho bản thân mỗi người?

Câu 3. Thông hiểu

Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn thứ [3]?

Câu 4. Thông hiểu

Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi...” không? Vì sao?

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống.

Câu 2.

“Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu  cầu  hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, cậu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, H.2019)

Cảm nhận đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh được thể hiện trong đoạn trích?

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

-     Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Phương pháp: đọc, tìm ý

Cách giải:

-     Hậu quả của căn bệnh than vãn là: cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống.

Câu 3.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học, phân tích

Cách giải:

-     Biện pháp so sánh: so sánh “bi kịch” với “rác thải”.

-     Tác dụng:

+ Giúp diễn đạt thêm sinh động, người đọc dễ hình dung.

+ Khi so sánh bi kịch là rác thải tác giả nhấn mạnh những bi kịch trong cuộc đời là những đồ thừa thãi trong cuộc sống, bởi vậy cần phải loại bỏ nó để cuộc sống thêm phần tươi đẹp, hạnh phúc.

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

-     Đồng tình với quan điểm: “Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi...”.

-     Vì:

+ Khi bạn chỉ biết than vãn, chỉ biết nhìn vào những điều tiêu cực thì toàn bộ năng lượng sống của bản thân đã bị triệt tiêu, bạn sẽ không có thời gian để cảm nhận, hưởng thụ  những điều tốt đẹp xung quanh cuộc sống.

+ Ngừng than vãn, nhìn đời bằng con mắt tích cực, tất yếu bạn sẽ thấy cuộc đời này thật đáng yếu. Và năng lượng tích cực được sinh ra sẽ khiến bạn dễ dàng đi đến thành công hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

1.   Giới thiệu vấn đề: nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống.

2.   Giải thích:

-     Than vãn có thể hiểu là kể lể dài dòng, than thở về một vấn đề nào đó mà bản thân cảm thấy không vừa ý, không hài lòng.

=> Than vãn những vấn đề trong cuộc sống đã trở thành một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở hầu hết các tầng lớp trong xã hội.

3.   Bình luận:

-     Nguyên nhân đẫn đến căn bệnh than vãn:

+ Trước hết, nguyên nhân của căn bệnh than vãn là có cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc sống  của mỗi cá nhân.

+ Không chỉ vậy, những người hay than vãn còn mong muốn nhận được sự đồng cảm, sẻ chỉa, sự cảm thương từ những người xung quanh về cuộc đời “bất hạnh” của mình.

4.   Tổng kết vấn đề

Câu 2:

Phương pháp: biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp

Cách giải:

I.    Mở bài

-     Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và sáng tác.

-     Nêu khái quát chung về bản “Tuyên ngôn độc lập”: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực).

-     Giới thiệu đoạn mở đầu của bản tuyên ngôn

II.  Thân bài

1.   Cảm nhận đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

-     Nội dung: Đoạn trích đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao cả của con người không ai  có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân. tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do...

+ Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mĩ.

2.   Nhận xét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận

-     Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo vừa kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.

+ Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp...

+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được

* Liên hệ phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh

-     Phần đầu Bình Ngô đại cáo: Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Khác nhau: Tuyên ngôn độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo và văn sử bất phân còn tác phẩm của Hồ  Chí Minh là văn  bản chính luận luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực

III. Kết bài

-     Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

-     Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch  sử dân tộc ta, là  bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thái Tổ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF