YOMEDIA

Bộ 162 câu trắc nghiệm ôn thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 162 câu trắc nghiệm ôn thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2020. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 162 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020

 

Câu 1. Thành phần chính của bông là

  A. xenlulozơ              B. tinh bột                   C. saccarozơ                D. α–amino axit.

Câu 2. Trong số các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) len; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon–6,6; (7) tơ axetat, những loại polime nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?

  A. 2, 5, 7                    B. 5, 6, 7                     C. 1, 2, 6                     D. 2, 3, 6

Câu 3. Một polime có cấu tạo một đoạn mạch như sau: –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–. Công thức của một mắt xích là

  A. –CH2–                                                      B. –CH2–CH2–CH2

  C. –CH2–CH2–                                             D. –CH2–CH2–CH2–CH2

Câu 4. Thủy tinh hữu cơ được điều chế từ phản ứng

  A. trùng hợp butađien và stiren

  B. trùng ngưng etylen glicol và axit terephtalic

  C. trùng ngưng axit ω–amino enantoic.

  D. trùng hợp metyl metacrylat.

Câu 5. Polime có công thức (–CO–[CH2]4–CO–NH–[CH2]6–NH–)n thuộc loại

  A. chất dẻo                B. cao su                     C. tơ nilon                   D. tơ capron

Câu 6. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

  A. poli(vinyl clorua)  B. tinh bột                   C. protein                    D. nilon–6,6

Câu 7. Cho dãy các chất: CH2=CH–Cl, CH2=CH2, CH2=CH–CH=CH2, H2N–CH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

  A. 3.                           B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

Câu 8. Tơ thuộc loại tơ thiên nhiên là

  A. tơ nitron.               B. tơ tằm.                    C. tơ visco.                  D. tơ nilon–6,6.

Câu 9. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo)?

  A. Tơ tằm.                 B. Tơ nilon–6,6.          C. Tơ visco.                 D. Bông.

Câu 10. Clo hóa PVC thu được tơ clorin có chứa 66,78% Cl. Số mắt xích trung bình tác dụng với mỗi phân tử clo là

  A. 1                            B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 11. Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây: Glucozơ → rượu etylic → buta–1,3–đien → cao su buna. Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là

  A. 81 kg.                    B. 108 kg.                   C. 144 kg.                   D. 96 kg.

Câu 12. Poli (metyl metacrylat) và nilon–6 được tạo thành từ các monome lần lượt là

  A. CH3–COO–CH=CH2 và H2N–[CH2]5–COOH.

  B. CH2=C(CH3)COOCH3 và H2N–[CH2]6–COOH.

  C. CH2=C(CH3)COOCH3 và H2N–[CH2]5–COOH.

  D. CH2=CH–COOCH3 và H2N–[CH2]6–COOH.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol–fomanđehit).

  B. Trùng ngưng buta–1,3–đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna–N.

  C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

  D. Tơ visco là tơ tổng hợp

Câu 14. Chất không thể tham gia phản ứng trùng hợp là

  A. stiren                     B. isopren                    C. propen                    D. toluen

Câu 15. Tơ thiên nhiên là

  A. tơ tằm                   B. tơ capron                C. tơ nilon–6,6                        D. tơ visco

Câu 16. Tơ visco không phải là

  A. tơ hóa học             B. tơ tổng hợp             C. tơ bán tổng hợp      D. tơ nhân tạo

Câu 17. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

  A. amilozơ                 B. nhựa bakelit            C. nhựa PE                  D. amilopectin

Câu 18. Tơ nilon–6 được tổng hợp từ phản ứng

  A. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen điamin

  C. trùng hợp caprolactam

  B. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin

  D. trùng ngưng caprolactam

Câu 19. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

  A. CuSO4 và ZnCl2.  B. CuSO4 và HCl.       C. ZnCl2 và FeCl3.      D. HCl và AlCl3.

Câu 20. Trong số các kim loại Zn, Al, Fe, Cu, Ni, Cr, dãy kim loại bị thụ động hóa với dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội là

  A. Zn, Al và Cu         B. Fe, Cu và Ni           C. Zn, Cu, Ni và Cr     D. Al, Fe và Cr

Câu 21. Cho dãy các chất sau: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3, CrCl3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

  A. 2.                           B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 22. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

  A. Không màu sang màu vàng.                     B. Màu da cam sang màu vàng.

  C. Không màu sang màu da cam.                  D. Màu vàng sang màu da cam.

Câu 23. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

  A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.                             B. Na2CrO4, NaClO3, H2O.

  C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O.                   D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 24. Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO2 + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) là

  A. 5.                           B. 6.                            C. 4.                            D. 7.

Câu 25. Cho phương trình hóa học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là

  A. 25.                         B. 24.                          C. 27.                          D. 26.

Câu 26. Nhận định nào sau đây là sai?

  A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.      B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.

  C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.        D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.

Câu 27. Trong các phản ứng sau:

Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3.     (a)

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O.      (b)

Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O (c)

2Cr2O3 + 8NaOH + 3O2 → 4Na2CrO4 + 4H2O         (d)

Các phản ứng thể hiện tính oxi hóa của Cr2O3

  A. a                            B. b                             C. c                              D. d

Câu 28. Cho các hiđroxit: Mg(OH)2; Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Cr(OH)3; Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với dung dịch NaOH. Tổng số phản ứng xảy ra là

  A. 6                            B. 7                             C. 8                             D. 9

Câu 29. Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với HCl dư thể tích khí H2 sinh ra là 2,24 lít (đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là

  A. 6,4 g                      B. 3,2 g                       C. 5,6 g                       D. 2,8 g

Câu 30. Hòa tan hoàn toàn m gam FeO trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là

  A. 4,32 g.                   B. 7,20 g.                    C. 1,44 g.                    D. 1,12 g.

Câu 31. Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là

  A. 5,6 g                      B. 6,72 g                     C. 16,0 g                     D. 8,0 g

Câu 32. Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,3 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là

  A. 29,4 gam               B. 14,7 gam.                C. 24,9 gam.                D. 29,6 gam

Câu 33. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là

   A. 9,3 gam.                B. 9,4 gam.                  C. 9,5 gam.                  D. 9,6 gam.

Câu 34. Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí (ở đktc). Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được m gam một chất rắn. Giá trị của m là

  A. 1,4 gam.                B. 4,2 gam.                  C. 2,3 gam.                  D. 3,2 gam.

Câu 35. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là

  A. 0,56 g                    B. 1,12 g                     C. 11,2 g                     D. 5,6 g

Câu 36. Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là

   A. 15 gam                  B. 20 gam.                   C. 25 gam.                   D. 30 gam.

Câu 37. Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

  A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân

  B. Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ

  C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

  D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó tan.

Câu 38. Cho 27,5 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít khí NO (đktc) và dung dịch A . Cô cạn A thì thu được khối lượng muối là

  A. 101 g.                    B. 109,1 g                   C. 101,9 g                   D. 102 g.

Câu 39. Để 10,08 gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan A hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thấy giải phóng 2,24 lít khí X (đktc). Khí X là

  A. NO2.                     B. NO                         C. N2O.                       D. N2.

Câu 40. Cho 4,56 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3,81 gam muối FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

  A. 8,75.                      B. 9,75.                       C. 4,875.                     D. 7,825.

Câu 41. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

  A. 24,2 g.                   B. 18,0 g.                    C. 42,2 g.                    D. 21,1 g.

Câu 42. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe (II) người ta thường

  A. Ngâm vào một đinh sắt.                           B. Cho vào đó vài giọt dung dịch HCl.

  C. Mở nắp bình đựng dung dịch.                  D. Cho vào đó vài giọt dung dịch AgNO3.

Câu 43. Hòa tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

  A. Fe(NO3)2.                                                 B. Fe(NO3)3.

  C. Fe(NO3)2 và AgNO3.                                D. Fe(NO3)3 và AgNO3.

Câu 44. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 38,72 gam muối khan. Giá trị của V là

  A. 2,24.                      B. 3,36.                       C. 1,344.                     D. 4,48.

Câu 45. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là

  A. 1,12 lít                  B. 3,36 lít                    C. 2,24 lít                    D. 4,48 lít

Câu 46. Hòa tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

  A. 4,48                                   B. 6,72                        C. 3,36                        D. 2,24

Câu 47. Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

  A. 6,72                                   B. 4,48                        C. 2,24                        D. 3,36

Câu 48. Hòa tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít khí (đktc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Phần trăm của hợp kim là

  A. 40%Fe, 28%Al, 32%Cu                           B. 41%Fe, 29%Al, 30%Cu

  C. 42%Fe, 27%Al, 31%Cu                           D. 43%Fe, 26%Al, 31%Cu

Câu 49. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là

  A. 0,56 gam               B. 1,12 gam                 C. 11,2 gam                 D. 5,6 gam

Câu 50. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là

  A. 69%                      B. 96%                        C. 44%                        D. 56%

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 162 câu trắc nghiệm ôn thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF