YOMEDIA

Bộ 120 Câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Hidrocacbon môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 120 Câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Hidrocacbon môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Tài liệu bao gồm các hỏi trắc nghiệm và dạng bài tập có đáp án, hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ 120 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ HDROCACBON MÔN HÓA HỌC 12

 

Câu 1: Khi cho brom hóa hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm một ankin và một anken cần vừa đủ 0,4 mol Br2. Thành phần phần trăm về số mol của ankin trong hỗn hợp là:

A. 75%                 B. 25%             C. 33,33%                  D. 66,67%

Câu 2: Cho 5,6 lit C2H4 tác dụng với 7,84 lit H2 ,xt Ni,t0 thu được hỗn hợp A. Cho A lội qua bình đựng dung dịch Brom vừa đủ thấy có m gam Brom tham gia phản ứng.Tính m biết hiệu suất phản ứng Hiđro hóa anken là 80%.

Câu 3: Cho 5,1g hỗn hợp X gồm CH4 và 2 anken đồng đẳng liên tiếp qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 3,5g, đồng thời thể tích hỗn hợp X giảm một nửA.  Hai anken có công thức phân tử

 A.  C3H6 và C4H8                     

B.  C­2H4 và C3H6   

C.  C4H8 và C5H10                   

D.  C5H10 và C6H12

Câu 4: Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc.  Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40g nước Br2.

a.  CTPT của 2 anken là:

A.  C2H4, C3H6              

B.  C2H4, C4H8              

C.  C3H6, C4H8              

D.  C4H8, C5H10

b.  Xác định % thể tích mỗi anken tương ứng là

 A.  60% và 40%           

B.  50% và 50%        

C.  40% và 60%            

D.   65% và 35% 

Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa  brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5g kết tủA.  Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:

A.  CH4, C2H4                          B.  CH4, C3H6    

C.  CH4, C4H8                          D.  C2H6, C3H6 

Câu 6: Cho 10g hỗn hợp khí X gồm etilen và etan qua dung dịch Br2 25% có 160g dd Br2 phản ứng. % khối lượng của etilen  trong hỗn hợp là:

A.  70%                         B.  30%                C.  35,5%                  D.  64,5% 

Câu 7: Một hỗn hợp gồm một ankan X và một anken Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và số mol. m gam . Hỗn hợp này làm mất màu vừa đủ 80g dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2.  X và Y có công thức phân tử là:

A.  C2H4, C2H6                             B. C3H6, C3H8              

C.  C5H10, C5H12                          D. C4H8, C4H10  

Câu 8: Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C2H2 lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 2,7 gam. Vậy trong 2,24 lít hỗn hợp X có

A. 0,56 lít C2H4.                                         B. C2H2 chiếm 50% khối lượng.    

C. C2H4 chiếm 50% thể tích.                      D. 1,12 gam C2H2.

Câu 9: Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propin qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam khi phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. Vậy % Etilen theo thể tích trong hỗn hợp X lúc đầu là

A. 33,3%.                 B. 20,8%.                  C. 25,0%.                  D. 30,0%.

Câu 10: Dẫn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen, axetilen, isobutilen và xiclopropan qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 trong bình giảm đi 19,2 gam. Tính lượng CaC2 cần thiết để điều chế được lượng axetilen có trong hỗn hợp X?

A. 6,40 gam.             B. 1,28 gam.             C. 2,56 gam.               D. 3,20 gam.

Câu 11: Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm ankan A và anken B (MA xấp xỉ MB) khi qua nước brom dư thì thấy khối lượng bình brom tăng lên 4,2 gam và thể tích khí còn lại bằng 1/3 thể tích ban đầu (đktc). Xác định %A, %B (theo thể tích) và công thức phân tử của A, B?

A. 50% C3H8, 50% C3H6.                                                             B. 25% C2H6, 50% C2H4.

C. 50% C2H6, 50% C2H4.                                                             D. 33,33% C3H8, 66,67% C3H6.    

Câu 12: Cho hỗn hợp khí X gồm một ankan A và một anken B đi qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thấy có khí thoát ra có thể tích bằng một nửa của X và có khối lượng chỉ bằng 15/29 khối lượng của X. Vậy A là

A. C4H10.                  B. C3H8.                    C. C2H6.                      D. CH4.                

Câu 13: Cho 0,15 mol hỗn hợp khí X gồm một ankan A và một anken B vào trong dung dịch Br2 (dư) thấy có 8 gam Br2 phản ứng. Biết khối lượng của 6,72 lít (đktc) của hỗn hợp khí X này là 13 gam. Vậy A và B lần lượt là

A. CH4 và C7H14.      B. C3H8 và C2H4.      C. C2H6 và C5H10.      D. C3H8 và C3H6..

Câu 14: Cho 10,2 gam hỗn hợp X gồm CH4 và 2 anken đồng đẳng kế tiếp qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 7 gam, đồng thời thể tích hỗn hợp (X) bị giảm đi một nửa. Vậy công thức phân tử của anken có phân tử khối lớn hơn là

A. C6H12.                  B. C3H6.                    C. C4H8.                    D. C5H10.

Câu 15: Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm một ankan A và một anken B (đều ở thể khí) đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khí thoát ra 4,48 lít (đktc) đồng thời khối lượng bình Br2 tăng 2,8 gam.Vậy giá trị lớn nhất  là

A. 29,33.                  B. 38,66.                   C. 48,00.                    D. 57,33.

Câu 16: Cho 4,48 lít (đktc) một hidrocacbon mạch hở A phản ứng vừa đủ tối đa với 4 lít dung dịch Br2 0,1M thu được một sản phẩm hữu cơ B có chứa 85,562% Br (theo khối lượng). Vậy tổng số đồng phân cấu tạo có thể có của A là

A. 3.                         B. 4.                          C. 5.                           D. 6.

Câu 17: Cho 0,25 mol một hidrocacbon mạch hở A phản ứng với Br2 dư thu được 86,5 gam sản phẩm cộng. A là

A. C2H2.                    B. C15H6.                   C. C14H18.                  D. C4H8.

Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch Brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 16,0

B. 8,0         

C. 3,2         

D. 32,0

Câu 19: Cho 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 qua bột niken nung nóng thu được hỗn hợp Y chỉ chứa 3 hiđrocacbon. Y có tỉ khối so với H2 là 14,25. Cho Y tác dụng với dung dịch nước brom dư. Số mol brom phản ứng là

A. 0,075

B. 0,0225

C. 0,75

D. 0,225

Câu 20: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:

A. 16.                             B. 0.                                       C. 24.                                       D. 8.

Câu 21: Hỗn hợp X gồm 0,5 mol H2 ; 0,1 mol etilen và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 12,85. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:

A. 8,03 gam.            B. 16,06 gam.                 C. 24,09 gam.               D. 32,12 gam.

Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm 0,45 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là:

A. 29.                   B. 14,5                     C. 17,4.                         D. 8,7.

Câu 23: Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 16,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 32 gam. X là ?

A. axetilen .                   B. propilen.                  C. propin.                 D. but – 1 – in.               

Câu 24: Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol buta – 1,3 - đien. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 8 gam.                       B. 16 gam.                      C. 32 gam.                    D. 24 gam.

Câu  25: Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là

A. 29,33.                         B. 14,67.                        C. 13,54.                          C. 6,77.

Câu  26: Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,1 mol điaxetilen. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 8 gam.                       B. 32 gam.                      C. 16 gam.                    D. 24 gam.

Câu  27: Hỗn hợp khí X gồm  H2, axetilen, etilen và propilen có tỉ lệ thể tích theo thứ tự là 6 : 2 : 1 : 1. Nung 22,4 lít X (đktc) một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là?

A. 8 gam.                       B. 24 gam.                      C. 32 gam.                    D. 16 gam.

Câu 28: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và a mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 28,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 24 gam. Giá trị của a là

A. 0,25.                         B. 0,15.                           C. 0,45                         D. 0,75.

Câu 29: Hỗn hợp khí A gồm x mol H2 và 0,3 mol vinylaxetilen. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 17. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 64 gam. Giá trị của x là

A. 0,4.                           B. 0,9.                              C. 0,7.                         D. 0,3.

Câu 30: Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 12. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Công thức phân tử của X là

A. C3H4 .                       B. C2H4.                            C. C4H6.                      D. C2H2.

Câu 31: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng của Brvới anken đối xứng.          B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.              

C. Phản ứng trùng hợp của anken.                             D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 32: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.        

B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .      

C. CH3-CH2-CHBr-CH3.           

D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 33: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2.              

C. CH2BrCH2CH=CH2.

B. CH3CH=CHCH2Br.               

D. CH3CH=CBrCH3.         

Câu 34: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

A. 2                                B. 1                              C. 3                            D. 4

Câu 35: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?

A. 3                                B. 4                                C. 5                         D. 6

Câu 36: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C 4H8 tác dụng với H2O (H+,to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

A. 2                                B. 4                                 C. 6                         D. 5

Câu 37: Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây (CH CH2)3C-OH  là

A. 3-etylpent-2-en.                   B. 3-etylpent-3-en.       

C. 3-etylpent-1-en.                   D. 3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 38: Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

A. 6                                 B. 3                                C. 5                          D. 4

Câu 39: Hai chất X, Y có CTPT C3H6 và C4H8 và đều tác dụng được với nước brom. X, Y là

A. Hai anken hoặc xicloankan vòng 3 cạnh

B. Hai anken hoặc xicloankan  vòng 4 cạnh.

C. Hai anken hoặc hai ankan.                 

D. Hai anken đồng đẳng của nhau.

Câu 40: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.                       

B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất

C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.

D. A, B, C đều đúng.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 100: Điều chế benzen bằng cách trùng hợp hoàn toàn 5,6 lit axetilen (đktc) thì lượng benzen thu được là:

A. 26g                          B. 13g                                C. 6,5 g                          D. 52 g

Câu 101: Thể tích không khí  (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol benzen là:

A. 84 lít                       B. 74 lít                         C. 82 lít                                   D. 83 lít

Câu 102: Đốt X thu được mCO : mH O = 22 : 9. Biết X không làm mất màu dung dịch brom. X là chất nào sau đây?           

A. CH3 / CH3              B. CH2 = CH2                C. CH º CH                                 D. C6H6

Câu 103: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6g C6H6 tác dụng hết với Cl  (xúc tác bột Fe) hiệu suất phản ứng đạt 80% là:

A. 14g                          B. 16g                         C. 18g                                     D. 20g

Câu 104. Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,2 mol axetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 28,5. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 32.                         B. 64.                              C. 48.                                    D. 16.

Câu 105. Cho các phát biểu sau:

(a) Khi đốt cháy một hiđrocacbon X, nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là ankin hoặc ankađien.

(b) Hợp chất phenylaxetilen có chứa 13 liên kết σ.

(c) Brom tan trong nước tốt hơn trong hexan.

(d) Những hợp chất hữu cơ có cùng công thức cấu tạo nhưng khác nhau về sự phân bố không gian của các nguyên tử trong phân tử là đồng phân của nhau.

(e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh, không hoàn toàn và không theo một hướng nhất định.

(g) Hợp chất C9H12BrCl có vòng benzen trong phân tử.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                           B. 4.                                      C. 3.                                      D. 5.

Câu 106. Cho dãy các chất: o-xilen, stiren, isopren, vinylaxetilen, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là

A. 2.                                           B. 3.                                      C. 5.                                      D. 4.

Câu 107. Cho dãy chuyển hoá sau: Benzen → X → Y → Z

Biết X, Y, Z là sản phẩm chính. Tên gọi của Y, Z lần lượt là

A. benzyl bromua và toluen.                                                    B. 1-brom-2-phenyletan và stiren.

C. 1-brom-1-phenyletan và stiren.                                           D. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren.

Câu 108. Cho 3,36 lít C2H2 (điều kiện tiêu chuẩn) đi qua dung dịch HgSO4 ở 80OC thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ A (hiệu suất 60%). Cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3 dư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 33,84                                     B. 48,24                                C. 14,4                                 D. 19,44

Câu 109. V lít khí A gồm H2 và 2 olefin đồng đẳng liên tiếp, trong đó H2 chiếm 60% về thể tích .Dẫn hỗn hợp A đi qua Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B được 19,8 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Công thức của 2 olefin là

A. C2H4 và C3H6                        B. C3H6 và C4H8                  C. C4H8 và C5H10                  D. C5H10 và C6H12.

Câu 110. Nitro hoá benzen được 14,1 gam hỗn hợp 2 chất nitro có phân tử khối hơn kém nhau là 45 (u). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol N2. 2 chất nitro đó là

A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2                           B. C6H4(NO2)2; C6H3(NO2)3

C. C6H3(NO2)3; C6H2(NO2)4                           D. C6H2(NO2)4 ; C6H(NO2)5

Câu 111. X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là:

A. 23,95                                    B. 25,75                               C. 24,52                                 D. 22,89

Câu 112. Xác định chất C biết A, B, C, D… là các chất vô cơ hoặc hữu cơ thỏa mãn:

A  → B + C                 

B + H2O →  D                        

E  +  F    → A

2D →  E + F + 2H2O                   

nE  → Cao su Buna.

A. C2H5OH                                 B. CH3CHO                     C. C2H6                           D. C6H6

Câu 113. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở có số mol bằng nhau thu được 0,75 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Số cặp chất thỏa mãn X là?

A. 3                                      B. 5                                  C. 6                                  D. 4

Câu 114. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư (xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm isopentan?

A. 3.                                     B. 1.                                 C. 2.                                 D. 4.

Câu 115. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khi thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

A. 224,0                               B. 448,0                           C. 286,7                       D. 358,4 

Câu 116. Cho V lit (âu 17đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H­2 đi qua ống chứa xúc tác Ni,đun nóng thu được hỗn hợp gồm 3 hidrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 13,5.Phần trăm thể tích khí C2H2 trong X là:

A.33,33 %                            B.60 %                             C.66,67 %                       D.40 %

Câu 117. Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C3H6, C2H6, C2H4 và CH4. Đun nóng X với một lượng H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,56 gam H2O. Biết hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch Br2 0,1M. Tỉ khối của X so với H2

A. 30.                                      B. 15.                                C. 24.                                D. 12.

Câu 118. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm C2H2 và hiđrocacbon Y. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 15 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 5,7 gam. Công thức phân tử của Y là

A. C4H10.                                 B. C4H8.                            C. C5H12.                           D. C5H10.

Câu 119.  Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm stiren và p-xilen thu được CO2 và nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng 500 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch Y. Khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y là

A. 19,7 gam.                            B. 59,1 gam.                     C. 39,4 gam.                     D. 157,6 gam

Câu 120. Phản ứng nào dưới đây làm thay đổi cấu tạo của nhân thơm ?

A. stiren + Br2 (trong CCl4)                                      B. benzen + Cl2 (as)

C. cumen + Cl2 (as)                                                  D. toluen + KMnO4 + H2SO4 (t0)

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 120 Câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Hidrocacbon môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON